Hotline 24/7
08983-08983

Cây cỏ mực (nhọ nồi) chữa được bệnh gì và cách sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực hay còn có tên là hàn liên thảo, kim lăng thảo, cây nhọ nồi; tên tiếng anh là Eclipta alba Hassk, tên khoa học Eclipta prostrata.

 

Trong Đông y, cây cỏ mực được xem là vị thuốc nam lành tính, an toàn và giúp chữa bệnh rất hiệu quả. Vậy cây cỏ mực là cây gì, đặc điểm như thế nào và tác dụng chữa bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

I. Tổng quan về cây cỏ mực

Cây cỏ mực hay còn có tên là hàn liên thảo, kim lăng thảo, cây nhọ nồi; tên tiếng anh là Eclipta alba Hassk, tên khoa học Eclipta prostrata.

Đây là một loại cỏ dại, thuộc họ cúc (Asteraceae) chi aster. Câu mọc hoang khắp nơi, nhiều nhất ở vùng Nam Á như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc. Cây vô cùng quen thuộc với người dân nước ta với tên gọi cây nhọ nồi.

Cây cỏ mực hay còn có tên là hàn liên thảo, kim lăng thảo, cây nhọ nồi

Đặc điểm của cây khi vò nát sẽ ra nước màu đen nên mới có tên gọi “cỏ mực”. Tại Việt Nam cây được sử dụng làm thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa, bàng quan, thận,…, còn ở các nước trên thế giới khai thác công dụng cây cỏ mực theo cách khác. Cụ thể:

Ở Ấn Độ: dùng để trị chứng khó tiêu và bệnh lý về gan; chữa một số loại độc tố tự nhiên như vết cắn của bọ cạp; chế tạo thuốc nhuộm tóc, thuốc bổ…

Trung Quốc: làm thuốc kích thích tóc mọc, trị các chứng bệnh về gan, đường máu, giảm sưng đau và phòng tránh một số loại độc tố xâm nhập vào cơ thể.

Ở Pakistan: giúp chữa trị các chứng bệnh về da, nhức đầu kinh niên và bệnh lý về phổi.

Lưu ý: Cây cỏ mực khác cây mực (cây phèn đen), nhiều người rất hay nhầm lẫn giữa hai vị thuốc này.

1. Đặc điểm cây cỏ mực

Dưới đây là những đặc điểm để nhận biết cây cỏ mực:

Cây cỏ mực mọc kiểu thẳng đứng hoặc mọc bò. Chiều cao khoảng từ 0.2m - 0.4m, một số cây có thể cao tới 0.8m.

Thân cây màu xanh lục, hoặc hơi ngả nâu pha với đỏ tía; có lông thưa. Lá cây mọc theo dạng phiến hẹp, dài khoảng 2.5cm x 1.2cm, có lông thưa và phát triển đồng đều về hai phía.

Hoa có màu trắng, mọc giữa ngọn thân hoặc kẽ lá. Một cụm hoa thường gồm hoa lưỡng tính ở giữa và hoa cái nằm ở ngoài. Quả cây màu đen dài khoảng 3mm x 1.5cm, có hình dạng bẹt đầu, 3 cạnh.

Hoa cây nhọ nồi có màu trắng, mọc giữa ngọn thân hoặc kẽ lá

Cây có tuổi thọ khá dài, khoảng hơn 1 năm hoặc lâu hơn nếu môi trường sống thuận lợi

2. Phân loại cây cỏ mực

Cỏ mực được phân loại tươi và khô.

a. Cây cỏ mực tươi

Cỏ mực tươi có đặc điểm lá màu xanh lục, hình ngọn giáo; thân cây ngả nâu, hoa trắng, có vị ngọt chua không gắt. Cây tươi thường được dân gian sử dụng nhiều nhất trong việc cầm máu. Chỉ cần lấy một ít lá vò nát hoặc giã nhuyễn và đắp lên vết thương sẽ giúp cầm máu hiệu quả. Ngoài ra, với những người bị ngứa, nổi mề đay, sử dụng cỏ mực điều trị cũng rất tốt. Do cây không có độc nên sử dụng cho nhiều đối tượng.

b. Cây cỏ mực khô

Thay vì sử dụng cây cỏ mực trực tiếp, người ta có thể thu hái về và đem chế biến thành dạng khô để tiện sử dụng và bảo quản. Đặc điểm của cây sau khi phơi khô sẽ có màu xanh đậm hơn lúc còn tươi.

Cây khô thường được đem đi sắc nước uống hàng ngày với liều lượng vừa phải.

Cỏ mực khô nấu nước uống có công dụng trị ho, viêm họng, sốt cao, ...

3. Thành phần hóa học cây cỏ mực

Cây cỏ mực chứa nhiều thành phần dưỡng chất đa dạng như chất đắng, chất ancaloit, tannin, caroten, wedelolacton, flavonozit và một lượng nhỏ tinh dầu; có khả năng chống lại discoumarin. Khả năng này tương tự như vai trò của vitamin K trong các loại thực phẩm

II. Tác dụng của cây cỏ mực

Cây cỏ mực là loài thảo dược thần kỳ, với nhiều công dụng như:

1. Cây cỏ mực tốt cho gan

Cây cỏ mực là một phương thuốc chữa bệnh gan hiệu quả như vàng da, viêm gan,…

Trong lĩnh vực y học cổ truyền tại Ấn Độ, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy cỏ cỏ mực còn có ích trong việc cải thiện chức năng gan, đồng thời là một phương thuốc bồi bổ cho gan cực kì hiệu quả.

Cây cỏ mực là một phương thuốc chữa bệnh gan hiệu quả như vàng da, viêm gan,…

2. Chữa bệnh suy thận

Theo y học cổ truyền, cây cỏ mực có vị chua, tính hàn giúp thanh nhiệt, bồi thận âm và ổn định chức năng của thận. Do đó, nó được sử dụng như một phương thuốc dân gian dùng để chữa chứng suy thận hiệu quả.

Với những người bị suy giảm chức năng thận, việc uống nước đậu đen kết hợp với cây cỏ mực sẽ giúp cải thiện chức năng thận hiệu quả. Ở người sỏi thận, sỏi mật có thể kết hợp cây cỏ mực với kim tiền thảo cũng giúp tan sỏi, và phục hồi chức năng thận, mật.

3. Kháng vi sinh vật

Chống nhiễm trùng, giúp kháng khuẩn là những công dụng phổ biến tiếp theo của cây cỏ mực. Cụ thể, cây có khả năng chống lại tới 9 loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn vàng.

Chính vì thế, cỏ mực là cái tên không thể thiếu trong danh sách các loài thực vật giúp chống nhiễm trùng.

4. Giảm đau

Do có phần hóa học có chứa tinh chất ethanol và ancaloit - chất giảm cơn đau đột ngột, nên cây cỏ mực thường được dân gian sử dụng để giúp giảm các cơn đau nhanh chóng và nhức răng.

Nhiều thí nghiệm còn cho thấy tác dụng giảm đau của loại cây này tương tự như các loại thuốc codein và aspirin, giúp giảm đau hiệu quả. Do đó, với những trường hợp bệnh nhân không thể dùng thuốc vì lý do nào đó, thì đây được xem là một giải pháp khác thay thế an toàn.

5. Chữa bệnh trĩ

Cây cỏ mực được xem là phương thuốc dân gian giúp điều trị bệnh trĩ rất hiệu nghiệm. Nó làm giảm sưng, tiêu viêm, diệt vi khuẩn ở hậu môn trực tràng; giảm tình trạng xuất huyết ở búi trĩ.

Ngoài ra, giúp cải thiện phần hậu môn - trực tràng và giảm bớt các tổn thương gây nên từ căn bệnh trĩ.

6. Chữa đau dạ dày

Công dụng chữa đau dạ dày của cây nhọ nồi, bạn đã biết chưa?

Loại thảo dược này còn có công dụng hiệu nghiệm trong việc điều trị các bệnh về dạ dày, viêm loét dạ dày, giúp hạn chế được tình trạng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và ngăn chảy máu dạ dày. Do chứa nhiều chất có vai trò quan trọng trong việc chữa trị các bệnh về dạ dày như tanin, flavonozit, carotene,…

7. Chữa các bệnh về đường hô hấp

Trong thân và lá cây cỏ mực có chứa chất làm tan đờm, vì vậy nó được sử dụng để hỗ trợ điều trị các cơ ho dai dẳng do cảm lạnh, cúm bệnh hoặc ho xung huyết, nhiễm trùng ngực.

8. Phòng ngừa ung thư

Các nhà thực vật học đã nghiên cứu ra rằng, chiết xuất cồn trong thành phần từ lá cây cỏ mực có thể giúp ngăn ngừa hiệu quả các căn bệnh ung thư, bằng cách tác động làm vỡ các phân tử ADN để kiềm hãm sự tăng trưởng tế bào ung thư và loại bỏ các tác động của chúng trên cơ thể.

9. Giảm nhiễm trùng bàng quang

Với số lượng chất chống vi khuẩn lớn có trong thành phần cây cỏ mực, nên nó được xem là một phương thuốc thần kỳ đối với người bị nhiễm trùng bàng quang. Tại Ấn độ, đây là bài thuốc cổ truyền sử dụng từ lâu trong việc cải thiện chức năng của bàng quang.

10. Tốt cho mắt

Cỏ mực là loại thực vật giàu carotene - chất cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt, nâng cao thị lực. Ngoài ra, nó còn giúp phòng chống các bệnh lý về mắt, như bệnh thoái hóa mắt và bệnh đục thủy tinh thể.

11. Tốt cho tim mạch

Cây cỏ mực thường được bệnh nhân tim mạch sử dụng để pha nước uống, do nó có tác dụng giúp giảm huyết áp và chỉ số cholesterol của cơ thể, tốt cho người đang mắc bệnh tim mạch. Với những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý tim mạch, cũng có thể sử dụng để phòng ngừa an toàn.

Cây cỏ mực có thể giúp ổn định huyết áp và làm giảm chỉ số cholesterol xấu của cơ thể

12. Làm đen tóc

Ngoài công dụng chữa bệnh, thì cây cỏ mực còn có khả năng thúc đẩy tóc mọc nhanh, làm đen tóc và giữ cho tóc luôn chắc khỏe một cách tự nhiên và an toàn. Do có chứa chất methanol - đây là một chất quan trọng giúp tóc phát triển tốt.

III. Cách sử dụng cây cỏ mực trị bệnh

Cây cỏ mực tươi hoặc khô có thể sử dụng trực tiếp hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh, cũng như dễ uống hơn.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo mọi người chỉ nên dùng khoảng từ 15 - 20g cỏ mực khô 1 lần trong 1 ngày, để không quá liều gây xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.

IV. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ mực

1. Bài thuốc chữa nổi mề đay

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Một nắm lá cỏ mực, lá khế, rau diếp cá, dưa chuột, lá nhài, lá huyết dụ.

Cách làm: đem tất cả nguyên liệu ngâm với nước muối loãng rồi rửa lại với nước sạch. Sau đó giã nhuyễn lấy nước uống trực tiếp. Phần bã thì đắp lên vùng da bị nổi mề đay, mẩn ngứa. Thực hiện hàng ngày.

Lưu ý: nếu như không kiếm được 2 loại lá nhài và huyết dụ thì có thể giảm bớt cũng không sao và không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, vì thực tế không phải nơi nào cũng kiếm được 2 loại lá này.

Cây cỏ mực làm dịu các triệu chứng mề đay hiệu quả

2. Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Nguyên liệu: cỏ mực và một chén rượu nóng.

Thựa hiện: rửa sạch lá cỏ mực rồi giã nhuyễn và hòa vào chén rượu nóng. Sau đó lọc lấy nước uống. Phần bã dùng đắp lên hậu môn.

Lưu ý: sau khi thực hiện nên vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, có thể kết hợp với cây xấu hổ (mắc cỡ) để tăng hiệu quả.

3. Bài thuốc làm đen tóc

Để giúp cải thiện da và tóc trở nên chắc khỏe, bạn chỉ cần pha cỏ mực với nước sôi thay cho trà rồi uống hàng ngày.

4. Bài thuốc chữa cầm máu, chảy máu

Nếu có vết thương nhỏ chảy máu, bạn sử dụng vài lá cây cỏ mực vò nát rồi đắp trực tiếp lên vết thương sẽ cầm máu nhanh chóng. Nhưng với vết thương lớn thì nên đến cơ sở y tế để được xử lý cẩn thận, sát trùng đúng cách.

Với ai chảy máu cam thì chỉ cần chuẩn bị lá cỏ mực, hoa hòe và lá cam thảo, rồi cho vào ấm sắc lấy nước uống hàng ngày, sẽ giúp cải thiện tình trạng.

5. Bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể

Nhưng người có thể trạng suy nhược, chán ăn, mệt mỏi, muốn cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe thì có thể chuẩn bị lá cỏ mực, cỏ mần trầu, gừng khô và một ít nước dừa chia đều trong 3 chén đựng. Cho tất cả nguyên liệu hòa vào với nhau trong chén đựng rồi chia làm hai đợt uống mỗi ngày.

6. Bài thuốc chữa viêm họng, ho

Cây cỏ mực, bồ công anh, kết hợp cam thảo đất, kim ngân hoa, phơi khô, lấy mỗi vị 20g sau đó đem đun với 1 lít nước và uống khi còn ấm.

Dùng cỏ mực trị ho là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi trong dân gian

7. Bài thuốc trị sốt

Dùng 20g cỏ mực sắc nước uống, sốt cao kết hợp thêm 20g cây thần thông, nấu 1 lít nước, uống cho vã mồ hôi rồi nằm nghỉ. Cách này chỉ dùng để chữa sốt nhẹ, nếu sốt nặng kèm co giật cần liên hệ cơ sở y tế gấp.

8. Bài thuốc chữa viêm xoang

Lấy một nắm lá cỏ mực tươi, rửa sạch, giã lấy nước cốt uống. Hoặc lấy nước cốt đó cho vào chai, xịt nhẹ vào cánh mũi, sau đó hỷ nhẹ để đẩy dịch nhầy và vi khuẩn ra ngoài.

9. Bài thuốc chữa rong kinh, bế kinh, rối loạn kinh nguyệt

Cỏ mực, cây huyết rồng, nghệ vàng, tô mộc, mỗi thứ 15g, sắc nước uống. Duy trì đều đặn trong 7 ngày.

10. Bài thuốc chữa di mộng tinh

Cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30g.

Cỏ mực được dùng để chữa mộng tinh khi ngủ ở nam giới hiệu quả

V. Cách bảo quản cây cỏ mực làm thuốc chữa bệnh

Cây cỏ mực thường được thu hái nhiều vào tháng 2 đến tháng 8. Sau khi thu hái sẽ được bảo quản nơi râm mát hoặc phơi khô để giữ được lâu.

Người dùng không cần thiết phải bào chế cầu kỳ, vì dù bảo quản ở dạng cây tươi hay khô thì đều không ảnh hưởng tới công dụng của thảo dược.

VI. Lưu ý khi sử dụng cỏ mực

Mặc dù, cây cỏ mực có thể chữa trị được rất nhiều bệnh, sử dụng cũng hết sức an toàn và hiệu quả, tuy nhiên, không phải đối tượng cũng có thể áp dụng và chữa thành công. Do đó, khi dùng nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào như khó chịu, nôn ói, chóng mặt,… thì nên dừng và liên hệ cơ sở y tế ngay.

Với những người có bệnh nền hoặc đang sử dụng thuốc Tây y, mà muốn sử dụng cây cỏ mực để hỗ trợ điều trị bệnh thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Vì có thể gây tương tác thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị.

Ở trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên việc áp dụng cây cỏ mực chỉ dừng lại ở việc đắp vết thương, mề đay,… chứ không nên giã nấu hoặc giã lấy nước uống.

Cuối cùng, khi kết hợp hay pha trộn nhiều loại thảo dược cùng với cây cỏ mực cần lưu ý hết sức cẩn thận để tránh ngộ độc hoặc dị ứng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc, tuyệt đối không tự ý sử dụng.

1. Đối tượng sử dụng cỏ mực

  • Người bị chảy máu trong và máu ngoài, máu khó đông

  • Phụ nữ bị rong kinh, băng huyết

  • Người bị viêm họng, ho hen, viêm xoang và sốt xuất huyết

  • Người bị suy nhược cơ thể, ăn không ngon và khó ngủ, mấy ngủ

  • Người bị sỏi thận, bị gan nhiễm mỡ,...

Tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc từ cây cỏ mực cho phụ nữ có thai để tránh gây tình trạng băng huyết dễ gây ra xảy thai

2. Đối tượng không nên sử dụng cỏ mực

  • Người bị hư hàn tiêu chảy, âm hư không có nhiệt thì không nên sử dụng vì có thể gây tiêu chảy và ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng.

  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ không được sử dụng cỏ mực vì có thể gây co bóp tử cung, dẫn tới sảy thai, băng huyết,...

Một số vị thuốc tự nhiên có lợi cho sức khỏe tuyệt vời khác, bạn nên biết:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X