Ho kéo dài, khi nào nên đến cơ sở y tế?
Ho là triệu chứng rất phổ biến và cũng là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy khi nào người bệnh cần để cơ sở y tế để kiểm tra? Tình trạng ô nhiễm, bụi mịn hiện nay có thể gây ra vấn đề sức khỏe nào? Tất cả sẽ được giải đáp bởi ThS.BS Trần Thị Thuý Tường sau đây.
1. Bệnh hô hấp, tim mạch, đột quỵ gia tăng khi thời tiết thay đổi và bụi mịn
Thời tiết thay đổi thất thường, không khí ô nhiễm, nhiều bụi mịn khiến cho các bệnh đường hô hấp ngày càng phổ biến. Xin hỏi BS, cụ thể các bệnh hô hấp mà chúng ta có nguy cơ mắc phải hoặc tái phát là gì ạ?
ThS.BS Trần Thị Thuý Tường - Khoa Hô hấp, Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh trả lời: Hiện tại thời tiết đang rất thất thường, tình trạng không khí lạnh làm gia tăng bụi mịn, đặc biệt là khu vực thành phố lớn.
Hiện tại bệnh hô hấp đang gia tăng đáng kể tại các bệnh viện, đặc biệt là chuyên ngành về hô hấp, nhi và người lớn.
Thời tiết thay đổi, bụi mịn nhiều dễ gây ra các bệnh lý hô hấp như: các bệnh liên quan đến đường dẫn khí (bệnh lý đường hầu họng và mũi xoang); các bệnh lý về phế quản, phổi. Dịch cúm đang gia tăng nhanh chóng và làm cho các bệnh lý có sẵn như hen, bệnh phổi tăng nghẽn mạn tính (COPD) gia tăng đáng kể.
Ngoài ra, tình trạng bụi mịn cũng góp phần khiến bệnh nhân tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh lý mạch vành. Bụi mịn có kích thước nhỏ hơn 2.5 micromet có khả năng xâm nhập vào đường máu, gia tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến, bệnh mạch vành mà không phải chỉ có bệnh lý đường hô hấp.
Những người đã có bệnh nền như hen phế quản, tim mạch, suy tim, khi thời tiết thay đổi và bụi mịn sẽ làm gia tăng nguy cơ tái phát đợt cấp.
2. Những dấu hiệu của cơn ho cần đi khám bệnh
Mặc dù ho là một trong những phản xạ tự nhiên của cơ thể con người khi đường thở bị các tác nhân xâm nhập như dị vật, virus, vi khuẩn,.. Tuy nhiên ho kéo dài bao lâu, ho như thế nào thì sẽ nguy hiểm?
ThS.BS Trần Thị Thuý Tường trả lời: Ho là bệnh lý phổ biến nhất khiến bệnh nhân và nhiều người đến các trung tâm về y tế.
Hiện tại Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ lao rất cao, báo động đến người dân nếu tình trạng ho kéo dài trên 2 tuần, người bệnh nên đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm liên quan đến tìm nguyên nhân.
Nếu ho trong thời gian ngắn nhưng khiến bệnh nhân đau ngực, khó thở, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thức giấc về đêm, đặc biệt là kèm theo các triệu chứng của tim mạch, hô hấp, bệnh nhân nên đến các trung tâm y tế.
Ngoài ra, khi ho thấy trong đàm có máu, đàm thay đổi màu sắc như đục, vàng, các yếu tố rất quan trọng khiến người bệnh cần đến nơi chăm sóc y tế.
3. Nhóm người nguy cơ cao cần đến cơ sở y tế khi ho kéo dài
Rất nhiều trường hợp ho kéo dài, ho tái đi tái lại nhưng người bệnh tự mua các loại thuốc ho, thấy đỡ thì không đi BS nữa. Cách xử trí như vậy có thể dẫn tới những rủi ro gì, thưa BS?
ThS.BS Trần Thị Thuý Tường trả lời: Trên thế gới hiện nay, ho, sổ mũi là các triệu chứng phổ biến do virus gây ra. 80% các trường hợp nhiễm trùng do virus sẽ tự thoái lui, dù uống thuốc hay không uống thuốc.
Việc uống thuốc giúp bệnh nhân tăng sức đề kháng, cải thiện triệu chứng. Trong các trường hợp có dấu hiệu ho, sổ mũi do virus thông thường, người bệnh có thể tự mua thuốc và uống bên ngoài giúp không chế triệu chứng.
Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt như người lớn tuổi, những người có bệnh nền thì nguy tình trạng nhẹ rất khó. Vì vậy, những người có bệnh nền như huyết áp, tiểu đường, suy tim nên đến khám tại các cơ sở y tế.
Những nhóm người nhạy cảm như phụ nữ đang mang thai, trẻ em, trẻ nhi nên đến khám tại cơ sở y tế để được kê toa phù hợp, không nên tự mua thuốc bên ngoài.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình