Hotline 24/7
08983-08983

TOP nhóm người nguy cơ cao cần tầm soát bệnh lý hô hấp

Người làm nghề dệt may, thợ hồ tiếp xúc với bụi mịn; người từng mắc COVID-19 có các dấu hiệu bất thường; người hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động; tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư phổi… là nhóm người cần tầm soát bệnh lý hô hấp, ung thư phổi định kỳ. Nội dung này được ThS.BS Trần Thị Thuý Tường chia sẻ sau đây.

1. Những nhóm người nguy cơ cao cần tầm soát định kỳ bệnh lý hô hấp

Những nhóm nghề nghiệp nào nên tầm soát bệnh lý hô hấp? Nếu chưa không có triệu chứng có nên tầm soát không và từ độ tuổi nào là hợp lý?

ThS.BS Trần Thị Thuý Tường - Khoa Hô hấp, Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh trả lời: Một số ngành nghề như làm công nhân trong các cơ sở dệt, may phải thường xuyên hít thở không khí rất nhiều bụi mịn.

Những người thường xuyên ở nhà kho, ngành nghề xây dựng, đặc biệt là thợ hồ hoặc người thường xuyên tiếp xúc với bụi, xi măng.

Người làm các công việc liên quan đến khói bếp, nướng thịt, tiếp xúc với khói củi, than… Đó là những ngành nghề cần đi tầm soát bệnh lý hô hấp định kỳ hàng năm.

Những bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào đều nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh lý ác tính về hô hấp, khuyến cáo nên đi tầm soát định kỳ bệnh lý hô hấp định kỳ hàng năm.

Ngoài ra, những nhóm người khác như nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân có nguy cơ cao cũng nằm trong nhóm tầm soát định kỳ.

2. Người đã từng mắc COVID-19 nên tầm soát bệnh hô hấp khi có dấu hiệu bất thường

Thưa BS, người đã từng mắc COVID-19 có nên khám phổi, tầm soát bệnh hô hấp?

ThS.BS Trần Thị Thuý Tường trả lời: Đại dịch COVID-19 đi qua để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân. Đầu tiên là COVID kéo dài hoặc hậu COVID sẽ hết trong khoảng thời gian trung bình là 3 - 6 tháng. Tuy nhiên có một số bệnh nhân có tình trạng COVID kéo dài sẽ gặp những tình trạng như khó thở, đau ngực, hụt hơi. Bệnh nhân thường than là ngắt quãng khi nói chuyện… đó là những bệnh nhân nằm trong nhóm nguy cơ nên đi tầm soát lại và kiểm tra lại những vấn đề về hô hấp.

Ngoài ra COVID hay một số virus khác có thể làm ảnh hưởng đến các thụ thể ho, một số bệnh nhân sau khi nhiễm COVID bắt đầu bùng phát các bệnh lý trước đây chưa từng có như hen. Nếu bệnh nhân thấy triệu chứng khó thở, đau ngực hoặc hụt hơi kéo dài thì nên đi khám lại về hô hấp.

3. Nhóm người hút thuốc lá nên tầm soát bệnh hô hấp, ung thư phổi

Người có thói quen hút thuốc lá nên tầm soát bệnh lý hô hấp định kỳ với tần suất ra sao ạ?

ThS.BS Trần Thị Thuý Tường trả lời: Những người hút thuốc lá được chia thành nhóm nguy cơ cao, nhóm nguy cơ trung bình và nhóm nguy cơ thấp để tầm soát ung thư phổi.

Nhóm được khuyên tầm soát các bệnh liên quan đến thuốc lá như bệnh nhân ung thư, trên 50 tuổi có hút thuốc lá số lượng >20 gói năm hoặc 30 gói năm (nghĩa là một người hút trung bình 1 gói/ngày kéo dài 20/ 30 năm) còn người hút 2 gói/ngày trong 20 năm được gọi là 40 gói năm, đây là nhóm có nguy cơ rất cao.

Để tầm soát ung thư phổi, bệnh nhân được khuyên chụp CT phổi liều thấp để phát hiện sớm bệnh lý. Còn với X-quang thường phát hiện trễ hơn CT, và khi u phổi nhìn thấy trên X-quang thường đã ở giai đoạn muộn.

Tiếp theo là những nhóm hút thuốc lá < 20 gói năm, có người thân hoặc trong gia đình mắc ung thư phổi, là những người có khả năng đột biến gen cao, đây là nhóm được khuyến cáo tầm soát ung thư phổi sớm hơn độ tuổi quy định (50 tuổi).

4. Người hút thuốc lá thụ động có cần tầm soát bệnh hô hấp?

Người nhà của người hút thuốc lá, tuy rằng không trực tiếp hút nhưng hít phải khói thuốc hằng ngày thì có cần tầm soát bệnh hô hấp không, thưa BS? Lịch tầm soát có giống người trực tiếp hút thuốc lá không ạ?

ThS.BS Trần Thị Thuý Tường trả lời: Những người có nguy cơ cao được khuyến cáo chụp CT phổi liều thấp định kỳ hàng năm, nếu không có CT, có thể làm X-quang phổi. Đối với bệnh nhân hút thuốc lá, nên tầm soát chức năng hô hấp để phát hiện sớm bệnh lý tắc nghẽn đường dẫn khí.

Cơ thể có 2 lá phổi, nếu tổn thương xuất phát từ đường phế quản thì chúng ta có thể có những triệu chứng như ho, khó thở, những triệu chứng khởi phát sớm, bệnh nhân có dấu hiệu báo động để họ đi kiểm tra về những vấn đề hô hấp.

Còn những tổn thương u xuất huyết ở vùng phế nang, ngoại vi không có thụ thể ho thì hầu hết những bệnh nhân đó có triệu chứng rất muộn màng, do đó các bác sĩ luôn khuyến cáo tầm soát phổi mỗi năm.

5. Các kỹ thuật tầm soát bệnh lý hô hấp tại PKĐK Ngọc Minh

Cụ thể tầm soát bệnh lý hô hấp tại PKĐK Ngọc Minh thì người bệnh sẽ được kiểm tra những gì? (BS có thể cho biết công dụng, ý nghĩa của mỗi xét nghiệm)

ThS.BS Trần Thị Thuý Tường trả lời: Tại Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh đã triển khai rất nhiều gói tầm soát, trong đó có ung thư phổi. Với các thiết bị máy móc tối tân, có chụp CT cắt lớp liều thấp, đây là phương pháp rất hiệu quả trong tầm soát ung thư phổi với liều tia X tối ưu, bệnh nhân không bị ăn tia nhiều nhưng đem lại hiệu quả trong tầm soát ung thư phổi từ những khối u rất nhỏ.

Ngoài ra, phòng khám còn có các xét nghiệm máu để tầm soát các chỉ số ung thư và các chụp phim phổi cơ bản, các phương pháp về đo phế thân ký, đo hô hấp ký để tầm soát các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính liên quan đến thuốc lá…

Tầm soát bệnh hô hấp ở Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh

6. Tạo môi trường sống tránh ô nhiễm trước khi tầm soát bệnh hô hấp

Để nâng cao hiệu quả khám bệnh, người bệnh khi đi tầm soát bệnh lý hô hấp cần lưu ý gì thưa BS?

ThS.BS Trần Thị Thuý Tường trả lời: Trước khi tầm soát các vấn đề về hô hấp, người bệnh cần cố gắng tạo cho môi trường sống tránh ô nhiễm nhiều nhất.

Nếu sống trong thành phố, rất khó phòng tránh ô nhiễm, đặc biệt là những giờ cao điểm, vì vậy có thể trang bị khẩu trang, quét dọn nhà cửa sạch sẽ, trang bị các thiết bị lọc không khí để giúp giảm ô nhiễm không khí, điều này giúp giảm các vấn đề bệnh lý hô hấp, cũng như các vấn đề về viêm mũi dị ứng, hen…

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X