Hotline 24/7
08983-08983

Cẩn thận nguy cơ suy giãn tĩnh mạch thời COVID-19

Đã bao lâu rồi bạn work from home; Đã bao lâu rồi bạn không để cho đôi chân mình tập thể dục. Vậy hãy để ý đến sức khoẻ của nó bởi chỉ một chút lơ là, đôi chân sẽ vướng phải căn bệnh đang rất phổ biến – suy giãn tĩnh mạch chân. Cùng Tiến sĩ Bác sĩ Trần Minh Bảo Luân, Khoa phẫu thuật Lồng ngực mạch máu - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM giải đáp các vấn đề liên quan đến sức khoẻ đôi chân qua những câu hỏi của bạn đọc gửi về alobacsi.

1. Những đối tượng nào dễ mắc suy giãn tĩnh mạch thưa bác sỹ?

Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy giảm chức năng của hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Hệ thống này đảm nhận vai trò dẫn máu từ hai chân về tim nhờ vào các lá van 1 chiều trong lòng tĩnh mạch, sự vận động của các nhóm cơ vùng cẳng chân và sức ép của bàn chân lên hệ tĩnh mạch mỗi khi vận động. Khi một trong các yếu tố này suy yếu dẫn đến tình trạng ứ trệ máu trong hệ tĩnh mạch chi dưới.

Suy giãn tĩnh mạch chân chủ yếu xảy ra trên người có nghề nghiệp đòi hỏi đứng lâu, ngồi liên tục trong thời gian dài như: nhân viên văn phòng, giáo viên, thu ngân… hoặc người có lối sống ít vận động đôi chân. Ngoài ra, bệnh cũng thường gặp ở phụ nữ, dùng thuốc ngừa thai, béo phì, hút thuốc lá hoặc ăn ít chất xơ, táo bón thường xuyên cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.

2. Những dấu hiêu của bệnh là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh có thể tiến triển với các triệu chứng tăng dần theo thời gian nhưng không quá dồn dập, nên dễ khiến người bệnh chủ quan bỏ qua các dấu hiệu. Do vậy khi thường xuyên gặp những vấn đề dưới đây thì bạn cần nghĩ ngay đến dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch và cần tới bác sỹ để được tư vấn kịp thời

- Cảm giác nặng chân, mỏi chân.

- Cảm giác đau nhức chân, nóng rát, tăng nhiều vào cuối ngày

- Chuột rút thường xuất hiện cuối ngày hoặc về đêm.

- Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân

- Tĩnh mạch nông nổi lên dưới da có dạng xoắn hoặc màu xanh

- Da khô, ngứa hoặc mỏng da, thay đổi màu sắc da trở nên sạm đen ở vùng tĩnh mạch bị suy giãn thường là 1/3 dưới cẳng chân.

Tưởng như đơn giản nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng, suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

- LOÉT DINH DƯỠNG: Những vết loét hình thành trên da gần các tĩnh mạch bị giãn, đặc biệt là gần khu vực mắt cá chân. Loét dinh dưỡng xảy ra khi các tĩnh mạch giãn lớn, dẫn đến ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng ở vùng da chân gây viêm loét sâu rất khó lành dù chăm sóc vết thương tích cực.

- HUYẾT KHỐI: Các tĩnh mạch sâu trong chân có thể bị căng giãn khiến chân sưng đau. Tình trạng này nếu kéo dài có thể hình thành cục máu đông, dẫn đến huyết khối tĩnh mạch chi dưới và cần được hỗ trợ y tế.

- CHẢY MÁU (XUẤT HUYẾT): Các tĩnh mạch suy giãn ở gần bề mặt da có thể vỡ ra và gây xuất huyết. Đây là lúc người bệnh cần đến gặp bác sỹ ngay lập tức

Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính là một nguyên nhân gây tử vong mà ít người biết đến. Khi máu ứ trong lòng tĩnh mạch lâu ngày có nguy cơ dẫn đến biến chứng nặng: hình thành các cục máu đông và trôi về tim, sau đó được tim bơm lên phổi gây thuyên tắc động mạch phổi có thể gây tử vong.

3. Phương pháp điều trị hữu hiệu nhất đối với suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị được bằng cách kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Dựa vào triệu chứng và tình trạng cụ thể, bác sỹ thăm khám có thể chỉ định phương pháp điều trị thích hợp gồm một hoặc nhiều biện pháp.

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch có thể bao gồm điều trị nội khoa, can thiệp nội tĩnh mạch hoặc phẫu thuật.

- Điều trị nội khoa: bao gồm kết hợp việc dùng thuốc trợ tĩnh mạch, vớ y khoa (vớ áp lực) và việc thay đổi lối sống.

Cũng như tiểu đường hay tăng huyết áp, suy giãn tĩnh mạch cũng là căn bệnh mạn tính. Chính vì vậy, dùng thuốc vừa là biện pháp điều trị vừa giúp người bệnh kiểm soát bệnh về lâu dài. Các thuốc trợ tĩnh mạch thường được sử dụng trong các trường hợp này. Cơ chế hoạt động chính của các thuốc là giúp tăng trương lực và tăng tính thẩm thấu của tĩnh mạch, giúp cải thiện tình trạng ứ trệ máu của hệ tĩnh mạch chi dưới.

Một số các thuốc trợ tĩnh mạch có thể bao gồm các flavonoid, diosmin + hesperidin, rutoside,...Trong đó phân đoạn flavonoid vi hạt tinh chế (diosmin+hesperidin) là một trong những lựa chọn có mức độ khuyến cáo cao từ các tổ chức y tế sử dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch.

- Can thiệp nội tĩnh mạch hoặc phẫu thuật: tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ có thêm sự can thiệp vào lòng tĩnh mạch với các phương pháp như tiêm xơ, đốt laser nội mạch hoặc sóng cao tần. Nếu các phương pháp như điều trị can thiệp nội tĩnh mạch hoặc tiêm xơ không phù hợp với bạn, bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ tĩnh mạch bị giãn.

Tuy các phương pháp can thiệp nội mạch/phẫu thuật có thể giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch về triệu chứng và thẩm mỹ nhưng việc duy trì thay đổi lối sống, tập luyện vẫn góp phần quan trọng trong điều trị căn bệnh này. Đối với việc tập luyện sau can thiệp/phẫu thuật, người bệnh phải luôn tuân theo sự hướng dẫn của bác sỹ.

4. Hút thuốc có làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch?

- Thuốc là một trong những nguy cơ gây ra suy giãn tĩnh mạch. Theo nghiên cứu tại Pháp trên gần 2000 bệnh nhân cho thấy, người hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh từ 1,7 – 2,4 lần so với người không hút.

- Trong số hơn 7000 hoá chất có chứa trong thuốc lá thì nhiều chất gây viêm mạch máu, tăng nguy cơ tạo huyết khối và làm co hẹp thành mạch máu.

- Hoá chất được biết đến nhiều nhất trong thuốc lá là nicotine. Đây là chất vô cùng độc hại đặc biệt là đối với sức khoẻ, cũng như hệ thống mạch máu trong đó bao gồm cả động mạch lẫn tĩnh mạch. Hoá chất độc hại này làm giảm sự vận chuyển oxy đến mô, từ đó làm tổn thương nội mạc mạch máu, viêm thành mạch, dễ hình thành cục máu đông, ảnh hưởng không chỉ đến tĩnh mạch mà còn toàn bộ cơ thể.

- Càng hút thuốc nhiều và trong thời gian dài thì hệ thống mạch máu càng trở nên suy yếu trong đó có cả hệ tĩnh mạch và tình trạng suy giãn tĩnh mạch càng trở nên trầm trọng hơn.

5. Bác sĩ cho biết các cách đơn giản để chăm sóc sức khỏe đôi chân ngay tại nhà, đặc biệt trong mùa Covid-19 các phòng tập, thể dục ngoài trời đóng cửa ?

Trong mùa Covid-19, chúng ta không thể đến các phòng tập hay thể dục ngoài trời, bên cạnh đó tăng tương tác online nên hầu như chúng ta ít vận động, hay ngồi hoặc đi lại trong nhà ít. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe đôi chân, chúng ta cần thường xuyên gác chân lên cao và vận động bàn chân, cẳng chân trong những lúc ngồi làm việc tại nhà. Khi có thời gian rảnh, nên đi bộ nhanh, hoặc chạy trên máy tập hay quanh khuôn viên nhà hay tập các bài tập yoga online khoảng 30-45 phút mỗi ngày.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo và tập theo video clip các bài tập trên fanpage Yêu đôi chân mình. Đây là kênh thông tin chuyên về bệnh Suy tĩnh mạch rất hữu hiệu.

Trong trường hợp phát hiện sớm Suy tĩnh mạch, có thể dùng thuốc điều trị để giảm đau và ngăn bệnh tiến triển xấu hơn, phổ biến như Daflon®500mg - thuốc trợ tĩnh mạch có hiệu quả và được giới chuyên môn tin dùng.

Để kiểm tra tình trạng chân, bạn có thể đến các bệnh viện lớn, hoặc hệ thống các nhà thuốc. Bên cạnh đó, có thể tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này và cách phòng ngừa tại website https://daflon.com.vn/

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X