Cần làm gì để phát hiện suy sinh dục ở nam giới?
Suy sinh dục nam còn được gọi là thiếu hụt testosterone, là khi tinh hoàn hạn chế sản xuất hormone sinh dục nam là testosterone hoặc giảm số lượng tinh trùng hoặc cả hai. Tình trạng này ảnh hưởng đến nhiều chức năng của các hệ cơ quan và cũng có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống nam giới.
1. Suy sinh dục là gì?
Suy sinh dục ở nam giới là hội chứng liên quan đến tinh hoàn (cơ quan sinh dục nam). Tinh hoàn là cơ quan vừa ngoại tiết, vừa nội tiết. Chức năng nội tiết là tiết ra Testosteron. Testosteron là nội tiết tố (hormon) sinh dục nam quyết định đến hoạt động tình dục, sự ham muốn, sự thăng hoa, tình yêu lứa đôi và sự phát triển của cơ quan sinh dục. Đồng thời nó cũng quyết định đến hoạt động tim mạch, huyết áp, sự phát triển hệ thống cơ xương bắp, đường huyết, chuyển hóa, giấc ngủ…Chức năng ngoại tiết là sự sản xuất tinh trùng, giúp duy trì nòi giống của mỗi người đàn ông, mỗi gia đình.
2. Nguyên nhân gây suy sinh dục
Suy sinh dục nam được phân chia thành 2 loại cơ bản, đó là suy sinh dục tiên phát và suy sinh dục thứ phát.
a. Suy sinh dục tiên phát
Tình trạng này liên quan đến sự kém đáp ứng của tinh hoàn với hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone kích thích hoàng thể (LH). Suy sinh dục tiên phát ảnh hưởng đến sản xuất testosterone và nồng độ testosterone thấp không đủ để ức chế sản xuất FSH và LH. Do đó, nồng độ FSH và LH tăng lên. Các nguyên nhân di truyền phổ biến nhất của suy sinh dục tiên phát là hội chứng Klinefelter. Hội chứng này bao gồm rối loạn phát triển ống sinh tinh, suy giảm quá trình sinh tinh trùng…
Các bệnh lý khác như tinh hoàn ẩn, viêm tinh hoàn do quai bị, bệnh huyết sắc tố… cũng là những nguyên nhân gây suy sinh dục tiên phát.
b. Suy sinh dục thứ phát
Là tình trạng vùng dưới đồi suy giảm sản xuất hormone giải phóng gonadotropin (GnRH) (ví dụ như suy sinh dục do suy vùng dưới đồi vô căn) hoặc suy tuyến yên nên không sản sinh đủ FSH và LH. Trong suy sinh dục thứ phát, nồng độ testosterone ở mức thấp và nồng độ FSH và LH ở mức thấp hoặc mức bình thường hoặc thấp.
Bất kỳ bệnh lý cấp tính nào cũng có thể gây ra suy sinh dục tạm thời. Một số hội chứng suy sinh dục có cả nguyên nhân tiên phát và thứ phát (suy sinh dục hỗn hợp). Một số hội chứng của suy sinh dục (ví dụ như tinh hoàn ẩn, một số bệnh hệ thống) ảnh hưởng đến sinh tinh nhiều hơn nồng độ testosterone.
Để giúp xác định nguyên nhân của suy sinh dục thứ phát, nên xét nghiệm nồng độ prolactin huyết thanh (để sàng lọc u tuyến yên) và độ bão hòa transferrin (để sàng lọc bệnh quá tải sắt). Chẩn đoán hình ảnh tuyến yên với MRI hoặc CT được thực hiện để loại trừ u tuyến yên kích thước lớn hoặc các khối u khác ở nam giới nếu có các đặc điểm sau:
- Tuổi <60 tuổi mà không tìm được nguyên nhân khác gây suy sinh dục.
- Nồng độ testosterone toàn phần rất thấp (< 200 ng / dL)
- Nồng độ prolactin tăng cao
- Triệu chứng phù hợp với khối u tuyến yên (ví dụ, đau đầu, triệu chứng về thị giác).
Xem thêm: Làm thế nào để khắc phục tình trạng suy tuyến sinh dục?
3. Những dấu hiệu của suy sinh dục nam
Suy tuyến sinh dục có thể bắt đầu trong quá trình phát triển của bào thai, trước tuổi dậy thì hoặc khi trưởng thành. Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào thời điểm tình trạng phát triển.
a. Sự phát triển bào thai
Nếu cơ thể không sản xuất đủ testosterone trong quá trình phát triển của thai nhi sẽ có thể làm suy giảm sự phát triển của các cơ quan sinh dục bên ngoài. Tùy thuộc vào thời điểm suy sinh dục phát triển và lượng testosterone hiện diện, một đứa trẻ là nam giới về mặt di truyền có thể được sinh ra với:
- Bộ phận sinh dục nữ.
- Bộ phận sinh dục không rõ ràng là nam hoặc không rõ ràng là nữ (bộ phận sinh dục không rõ ràng).
- Bộ phận sinh dục nam kém phát triển.
b. Tuổi dậy thì
Suy sinh dục nam có thể làm chậm quá trình dậy thì hoặc gây ra sự phát triển không hoàn chỉnh hoặc thiếu bình thường. Nó có thể cản trở:
- Phát triển khối lượng cơ
- Làm thay đổi giọng nói
- Sự phát triển của cơ thể và lông mặt
- Sự phát triển của dương vật và tinh hoàn
Ngoài ra, suy sinh dục ở tuổi dậy thì có thể gây ra sự phát triển quá mức của cánh tay và chân so với phần thân của cơ thể hoặc phát triển mô vú (nữ hóa tuyến vú).
c. Tuổi trưởng thành
Ở nam giới trưởng thành, suy sinh dục có thể làm thay đổi một số đặc điểm thể chất nam tính và làm suy giảm chức năng sinh sản bình thường. Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu có thể bao gồm:
- Giảm ham muốn tình dục
- Giảm năng lượng
- Trầm cảm
Theo thời gian, nam giới bị suy sinh dục có thể phát triển:
- Rối loạn cương dương
- Khô khan
- Giảm sự phát triển của lông trên mặt và cơ thể
- Giảm khối lượng cơ
- Phát triển mô vú (nữ hóa tuyến vú)
- Mất khối lượng xương (loãng xương)
Suy sinh dục nặng cũng có thể gây ra những thay đổi về tinh thần và cảm xúc. Khi testosterone giảm, một số nam giới có các triệu chứng tương tự như ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Chúng có thể bao gồm tình trạng khó tập trung khi làm việc gì đó, người luôn nóng ran...
4. Điều trị và trị liệu
Cải thiện mức testosterone có thể cải thiện các mối quan tâm về tình dục, sức khỏe, cơ và thiếu máu (tế bào hồng cầu thấp trong máu). Suy sinh dục có thể được điều chỉnh bằng cách sử dụng biện pháp thay thế testosterone do bác sĩ chỉ định. Đây là phương pháp an toàn và có thể có hiệu quả đối với những nam giới được chẩn đoán thường xuyên sản xuất testosterone thấp.
Một số biện pháp thường được sử dụng để duy trì lượng testosterone là dùng gel bôi, miếng dán thẩm thấu qua da hoặc tiêm. Dạng uống của testosterone không được sử dụng do có nhiều phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như khó chịu ở dạ dày.
Liệu pháp thay thế testosterone có thể điều trị triệt để những dấu hiệu của suy sinh dục và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
- Tăng ham muốn tình dục
- Cải thiện tâm trạng
- Tăng khung phân giải mật độ
- Cải thiện chất lượng cuộc sống
Tuy nhiên, có một vài rủi ro đi kèm như có thể tăng tốc độ ung thư tuyến tiền liệt từ trước và làm trầm trọng thêm tình trạng ngưng thở khi ngủ… Chính vì vậy, nam giới trước khi điều trị liệu pháp thay thế testosterone cần được đánh giá y tế liên tục để xác định sự phù hợp đáp ứng với điều trị.
Xem thêm: Danh sách những bệnh viện tốt nhất khám nam khoa uy tín tại Hà Nội
5. Thay đổi lối sống để phòng bệnh
Một số thay đổi để có một lối sống lành mạnh có thể giúp tăng mức testosterone. Bao gồm:
- Giảm cân.
- Tập thể dục điều độ, đúng cách.
- Giữ cho tinh thần thoải mái, quản lý căng thẳng.
- Ngủ đủ giấc.
- Hạn chế và tiến tới không sử dụng thuốc lá và rượu bia.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình