Cách nào chữa nhiệt miệng hiệu quả?
Nhiệt miệng là tình trạng viêm niêm mạc trong khoang miệng, đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó khiến người mắc khó chịu khi ăn uống.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Hiện tượng viêm này có thể là do một số nguyên nhân ở chính trong miệng gây ra như vệ sinh răng miệng kém, thiếu hụt protein trong chế độ ăn, răng giả không vừa hoặc bỏng miệng do ăn phải đồ ăn, thức uống nóng hay do những nguyên nhân ảnh hưởng tới cả cơ thể như thuốc, phản ứng viêm, xạ trị hoặc viêm nhiễm.
Dưới đây là một số cách tự nhiên giúp chữa khỏi nhiệt miệng.
1. Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệt miệng.
2. Ăn sữa chua: Sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và trong cơ thể. Ăn sữa chua sẽ giúp nhanh liền vết loét miệng và phòng tránh vết nhiệt miệng mới.
3. Súc miệng bằng nước thảo mộc tự nhiên: Súc miệng bằng nước của một trong những thảo mộc tự nhiên như nước lô hội, nước chiết xuất từ hạt nho, nước mận hoặc dầu trà giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.
4. Tỏi và đu đủ: Đắp trực tiếp những vị thuốc tự nhiên này lên chỗ viêm giúp đẩy nhanh quá trình lành vết loét
5. Bổ sung các vitamin: Bổ sung thêm vitamin B, C, sắt và acid folic có thể giúp phòng loét miệng và làm lành vết thương.
6. Lấy lá bù ngót (rau ngót) đem rửa sạch, nhớ là chỉ lấy lá thôi nhé, sau đó giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong.
7. Giã củ cải sống rồi vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng.
8. Giã nát 2 - 3 quả khế, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
9. Phương pháp túi chè: pha túi chè đen vắt ráo, thấm trực tiếp vào chỗ loét 3-4 lần/ngày, axitamin sẽ làm lành vết thương nhanh chóng.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến cách ăn uống trong lúc bị viêm loét miệng để tránh đau xót miệng như:
- Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa axit có vị chát hay tẩm nhiều gia vị (ví dụ như chanh, ớt, hạt tiêu cà chua, bưởi… sẽ làm xót vết thương gây đau đớn hơn)
- Uống nhiều nước và cẩn thận khi đánh răng. Tránh để bàn chải hoặc thức ăn đồ cứng, sắc nhọn cọ xước nhiều lần vào vết thương sẽ làm vết thương lâu lành.
- Để giảm đau bạn có thể dùng ống hút khi uống nước.
Nếu sau một vài tuần không thấy dấu hiệu khả quan bạn nên tới bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tìm ra căn nguyên của bệnh. Có thể bệnh loét miệng là triệu chứng của những bệnh khác ẩn dấu bên trong cơ thể bạn chứ không đơn thuần chỉ là nhiệt miệng.
Hiện tượng viêm này có thể là do một số nguyên nhân ở chính trong miệng gây ra như vệ sinh răng miệng kém, thiếu hụt protein trong chế độ ăn, răng giả không vừa hoặc bỏng miệng do ăn phải đồ ăn, thức uống nóng hay do những nguyên nhân ảnh hưởng tới cả cơ thể như thuốc, phản ứng viêm, xạ trị hoặc viêm nhiễm.
Dưới đây là một số cách tự nhiên giúp chữa khỏi nhiệt miệng.
1. Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệt miệng.
2. Ăn sữa chua: Sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và trong cơ thể. Ăn sữa chua sẽ giúp nhanh liền vết loét miệng và phòng tránh vết nhiệt miệng mới.
3. Súc miệng bằng nước thảo mộc tự nhiên: Súc miệng bằng nước của một trong những thảo mộc tự nhiên như nước lô hội, nước chiết xuất từ hạt nho, nước mận hoặc dầu trà giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.
4. Tỏi và đu đủ: Đắp trực tiếp những vị thuốc tự nhiên này lên chỗ viêm giúp đẩy nhanh quá trình lành vết loét
5. Bổ sung các vitamin: Bổ sung thêm vitamin B, C, sắt và acid folic có thể giúp phòng loét miệng và làm lành vết thương.
6. Lấy lá bù ngót (rau ngót) đem rửa sạch, nhớ là chỉ lấy lá thôi nhé, sau đó giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong.
7. Giã củ cải sống rồi vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng.
8. Giã nát 2 - 3 quả khế, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
9. Phương pháp túi chè: pha túi chè đen vắt ráo, thấm trực tiếp vào chỗ loét 3-4 lần/ngày, axitamin sẽ làm lành vết thương nhanh chóng.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến cách ăn uống trong lúc bị viêm loét miệng để tránh đau xót miệng như:
- Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa axit có vị chát hay tẩm nhiều gia vị (ví dụ như chanh, ớt, hạt tiêu cà chua, bưởi… sẽ làm xót vết thương gây đau đớn hơn)
- Uống nhiều nước và cẩn thận khi đánh răng. Tránh để bàn chải hoặc thức ăn đồ cứng, sắc nhọn cọ xước nhiều lần vào vết thương sẽ làm vết thương lâu lành.
- Để giảm đau bạn có thể dùng ống hút khi uống nước.
Nếu sau một vài tuần không thấy dấu hiệu khả quan bạn nên tới bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tìm ra căn nguyên của bệnh. Có thể bệnh loét miệng là triệu chứng của những bệnh khác ẩn dấu bên trong cơ thể bạn chứ không đơn thuần chỉ là nhiệt miệng.
AloBacsi.vn
Theo Dinh Dưỡng/VTC
Theo Dinh Dưỡng/VTC
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình