Hotline 24/7
08983-08983

Các bài tập nào giúp cân bằng huyết áp?

Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách nhanh, lành mạnh nhất để giảm huyết áp. Tuy nhiên, người bệnh không nên tập tạ nặng khi huyết áp không kiểm soát tốt, dễ dẫn đến biến chứng

Bơi lội: Bài tập góp phần tăng cường sức mạnh cho tim, giảm căng thẳng, duy trì huyết áp và nhịp tim ổn định, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn máu tốt hơn. Các chuyển động khi bơi giúp chân không chịu nhiều áp lực như các môn thể thao trên cạn.

Đạp xe: Trong thời gian đạp xe, hầu hết cơ bắp ở vai, cánh tay, bắp chân được kích hoạt, làm săn chắc vùng thắt lưng và bụng. Tim đập nhanh hơn, tăng cường khả năng bơm máu khi đạp xe giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngăn huyết áp cao.

Squat: Bài tập có tác dụng đến nhiều cơ một lúc, bao gồm đùi, mông, bắp chân, hông. Để thực hiện, bạn đứng hai chân rộng bằng vai, hơi xoay các ngón chân ra ngoài. Người tập để hai tay ở phía trước cơ thể, bắt chéo trước ngực hoặc để xuống hai bên. Sau đó, gập đầu gối, hạ thấp cơ thể đến khi đùi song song với mặt đất.

Yoga: Kỹ thuật kiểm soát hơi thở, thiền định có thể giảm căng thẳng hiệu quả. Yoga cũng góp phần làm giảm huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp. Các mạch máu trong cơ thể hoạt động linh hoạt hơn, máu lưu thông dễ dàng hơn khi tập yoga.

Đi bộ nhanh: Bài tập tốt cho huyết áp, nâng cao nhịp thở, thúc đẩy sức khỏe tim mạch, bảo vệ khớp và bàn chân. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị mỗi người nên duy trì 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải hàng tuần. Khi tập thể dục vừa phải, hơi thở mạnh hơn so với khi không hoạt động nhưng vẫn có thể nói chuyện được.

Leo cầu thang: Hình thức tập luyện góp phần đốt cháy calo và tăng cường sức khỏe tim mạch. Đây là bài tập đơn giản, có thể duy trì thường xuyên để kiểm soát huyết áp.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X