Bị cúm lúc nhỏ, lớn lên ít bị hen suyễn
Đó là kết quả một nghiên cứu mà các nhà khoa học thuộc ĐH Y khoa Harvard (Mỹ) vừa công bố.
Các nhà khoa học thuộc trường ĐH Y khoa Harvard đã thí nghiệm bằng cách tiêm một loại virus cúm A vào những con chuột sơ sinh.
Kết quả cho thấy những con chuột này khi trưởng thành ít bị mắc cúm hay hen suyễn hơn so với chuột trưởng thành không bị cúm khi nhỏ.
Phân tích gen của những con chuột thí nghiệm, nhóm nghiên cứu thấy rằng những con chuột trưởng thành được tiêm virus cúm A khi nhỏ có lượng tế bào NKT cao hơn so với những chuột không bị cúm khi nhỏ. Một số tế bào NKT có chức năng điều khiển hệ miễn dịch của cơ thể chống lại những phản ứng quá mức có thể gây ra bệnh dị ứng hay hen suyễn.
Kết quả cho thấy những con chuột này khi trưởng thành ít bị mắc cúm hay hen suyễn hơn so với chuột trưởng thành không bị cúm khi nhỏ.
Phân tích gen của những con chuột thí nghiệm, nhóm nghiên cứu thấy rằng những con chuột trưởng thành được tiêm virus cúm A khi nhỏ có lượng tế bào NKT cao hơn so với những chuột không bị cúm khi nhỏ. Một số tế bào NKT có chức năng điều khiển hệ miễn dịch của cơ thể chống lại những phản ứng quá mức có thể gây ra bệnh dị ứng hay hen suyễn.
Tiến sĩ Dale Umetsu, người đứng đầu nhóm cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng nếu trẻ em được tiêm một lượng nhỏ virus cúm, chúng có thể giảm được nguy cơ bị dị ứng và bệnh hen suyễn khi lớn lên”.
Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu của họ sẽ có cơ sở để phát triển một phương pháp điều trị bệnh hen suyễn mới bằng cách tạo ra những loại dược phẩm bổ sung các tế bào NKT cho những người bị bệnh hen suyễn.
Theo Khoa học & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình