Bệnh tim nào thường gặp? Khi nào cần tầm soát bệnh tim mạch?
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch. Số người mắc bệnh tim mạch ngày càng nhiều và có dấu hiệu trẻ hóa. Vậy ta cần đi khám bệnh như thế nào cho hiệu quả?
1. Bệnh tim mạch phổ biến ở Việt Nam thường gặp?
Đầu tiên xin được hỏi BS, các bệnh tim mạch thường gặp ở Việt Nam là những bệnh nào?
ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường:
Ở Việt Nam, bệnh về van tim rất nổi trội. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây có những cơ chế phát triển hoặc chế độ ăn uống và sinh hoạt, nó có sự thay đổi nhiều. Bệnh lý về tim có liên quan đến bệnh lý của bệnh mạch vành hoặc liên quan đến các bệnh xơ vữa mạch máu, xơ vữa động mạch vành.
Nhóm thứ hai, đó là bệnh lý về van tim. Ví dụ như hẹp van hai lá, hở van hai lá hoặc các bệnh lý về động mạch chủ.
Thứ ba, đó là bệnh lý về cơ tim chẳng hạn như viêm cơ tim, bệnh cơ tim giãn nở do rượu bia.
2. Dấu hiệu cảnh báo tim mạch cần đi khám bệnh?
Những dấu hiệu nào cảnh báo tim của chúng ta đang có vấn đề cần đi khám?
ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường:
Các dấu hiệu cảnh báo chúng ta cần đi khám bệnh như đau ngực: đau tức ngực bên trái, đau ngực khi gắng sức, đau lan ra tay, đau lan lên cằm. Thứ hai, bệnh nhân cảm thấy mình khó thở, hít thở không thông hoặc đi lại một chút rồi mình cảm thấy mệt rồi khó thở. Các trường hợp như vậy cần đi khám và tầm soát.
Trường hợp thứ ba chính là rối loạn về nhịp tim. Ví dụ như bệnh nhân có thể xuất hiện cơn hồi hộp, đánh trống ngực hoặc cảm giác hú thẩn thôi. Có một số trường hợp như ngất hay choáng váng. Các dấu hiệu đó cũng chính là bệnh lý của tim mạch. Như vậy, ta cần đi tái khám sớm và tầm soát để phát hiện kịp thời.
3. Lợi ích của việc tầm soát bệnh tim mạch?
Theo BS, việc tầm soát bệnh tim mạch liệu có cần thiết, nó mang lại lợi ích gì?
ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường:
Việc tầm soát rất quan trọng, ta sẽ sớm phát hiện ra bệnh một cách dễ dàng để có phương pháp điều trị kịp thời. Ngày xưa, ta không có trang thiết bị và máy móc để theo dõi. Tuy nhiên, ta có các thiết bị như siêu âm, CT hoặc máy theo dõi nhịp tim. Bệnh có thể được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu. Khi phát hiện sớm như vậy, ta có thể thay đổi lối sống hoặc thay đổi thuốc men cho phù hợp.
Thứ ba, khi phát hiện bệnh trong tình trạng nguy cơ, ta cần sử dụng các phương pháp can thiệp nhằm điều trị sớm. Như vậy, ta mới có thể phòng ngừa nguy cơ diễn biến trầm trọng của bệnh. Đó là ưu điểm của việc đi tầm soát.
4. Độ tuổi nào cần tầm soát bệnh tim mạch?
Những ai và độ tuổi nào cần tầm soát bệnh tim mạch thưa BS?
ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường:
Trước tiên, ta cần biết người có biểu hiện bị đau ngực hoặc khó thở. Những người có yếu tố nguy cơ cần phải đi tầm soát sớm ví dụ như hút thuốc lá. Thứ hai, những bệnh lý về tăng huyết áp. Thứ ba, đó là bệnh lý về đái tháo đường hoặc tình trạng rối loạn khi đi hiến máu. Ta cần tầm soát sớm những nhóm người đó.
Bên cạnh đó, những người có tiền căn gia đình về các bệnh lý về tim, bệnh mạch vành. Những người có lối sống tính tại quá như ít vận động, thừa cân béo phì hoặc uống rượu bia nhiều quá thì họ buộc phải đi tầm soát sớm.
Người từ 40 đến 50 tuổi trở lên cần đi tầm soát sớm (giống như ta kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm biết được tình trạng như thế nào trong giai đoạn đó. Tuổi từ 40 đến 50, cơ thể sẽ thay đổi và quá trình chuyển hóa không còn tốt. Nó sẽ có các bệnh tiềm ẩn mà ta không thể phát hiện sớm. Vì nó không có dấu hiệu, nên ta cần phải đi tầm soát nhằm phát hiện kịp thời.
5. Bao lâu bệnh nhân cần tầm soát tim một lần?
Những xét nghiệm nào cần làm khi tầm soát bệnh tim mạch? Bao lâu nên làm một lần (đối với người có sức khỏe bình thường và người có yếu tố nguy cơ)?
ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường:
Đối với người có yếu tố nguy cơ, họ cần tầm soát khoảng từ 3-6 tháng nên đi kiểm tra một lần.
Đối với nhóm người có nguy cơ thấp, họ chỉ cần đi tầm soát một lần 1-2 năm. Tuy nhiên, phải lắng nghe cơ thể của mình để xem có triệu chứng gì lạ hay không. Ví dụ như bệnh nhân bị đau ngực hay khó thở mới xuất hiện, họ cần đi kiểm tra sớm.
Các xét nghiệm cần làm cơ bản là đo điện tim, siêu âm tim và chụp Xquang ngực. Xét nghiệm máu chẳng hạn như xét nghiệm chức năng gan, thận, kiểm tra mỡ máu và xem mình có bị tiểu đường hay không.
Một số trường hợp ta có thể dùng đến kỹ thuật cao hơn như là điện tâm đồ gắng sức, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chạy trên máy theo dõi nhịp tim có biến đổi thế nào trong quá trình tăng gắng sức. Bằng cách này có thể sớm phát hiện bệnh lý mạch vành.
Trong một số trường hợp, không thực hiện được kỹ thuật đó, bác sĩ sẽ chụp CT động mạch vành (chụp CT mạch máu tim). CT mạch máu tim sẽ thấy tình trạng của mạch máu, nó có thể đánh giá mức độ hẹp: hẹp một nhánh hay hai nhánh nhằm giúp bác sĩ điều trị kịp thời.
6. Cần chuẩn bị những gì trước khi tầm soát bệnh tim? Chi phí khám bệnh tim mạch?
Tim mạch là một trong những thế mạnh của Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ - nơi BS đang công tác. Tại bệnh viện có triển khai gói khám tầm soát bệnh tim mạch? Gói khám gồm những gì, chi phí bao nhiêu?
ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường:
Trước khi tầm soát, bệnh nhân cần nhịn ăn sáng nhằm xét nghiệm mỡ máu, kiểm tra đường huyết ra sao. Ngoài ra, bệnh nhân không cần làm các việc khác.
Bệnh viện S.I.S chúng tôi cũng đẩy mạnh công tác khám bệnh tim mạch nhằm phát hiện sớm để điều trị. Có hai gói tầm soát tim mạch: gói tầm soát cơ bản bao gồm xét nghiệm máu, chức năng gan, thận, tiểu đường, bộ mỡ. Các xét nghiệm lâm sàng như chụp CT, chụp phim phổi là tầm soát sơ bộ về tim mạch. Giá khoảng từ 1 - 1.2 triệu đồng.
Tầm soát tim mạch nâng cao sẽ tiến hành chụp CT động mạch vành hoặc điện tim đồ gắng sức sẽ có chi phí cao hơn. Giá dao động sẽ từ 3 - 4 triệu đồng.
Đối với người có nguy cơ bệnh tim cần đi tầm soát sớm các bệnh lý tim mạch. Chỉ khoảng một vài triệu nhưng phát hiện sớm bệnh tim mạch, chúng ta sẽ điều trị được và ngăn ngừa các nguy cơ đó. Cách làm đó sẽ giảm thiểu khả năng xảy ra tình huống nguy hiểm đến tính mạng.
Trọng Dy
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình