Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch (CVD) là do các rối loạn của tim và mạch máu. Bệnh tim mạch bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), tăng huyết áp tăng (cao huyết áp), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh và suy tim.

1. Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch là những tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim, và sự hoạt động của những mạch máu gây ra suy yếu khả năng làm việc của tim.

Bệnh bao gồm những bệnh mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi, tăng huyết áp, thấp tim, bệnh cơ tim, bệnh van tim, loạn nhịp tim... là các nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tử vong.

Theo như thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 17,9 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch, trong đó có 85% trong số đó do bệnh nhồi máu cơ tim và bị đột quỵ.

Tại Việt Nam, bệnh tim cướp đi mạng sống của gần 200.000 người mỗi năm cao hơn số những người tử vong vì bị ung thư, đáng lưu ý là bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa.

Nếu như trước đây, những bệnh lý tim mạch như bệnh động mạch não, hay bệnh động mạch vành và bệnh động mạch ngoại biên... thường gặp ở những người lớn tuổi, thì ngày nay, bệnh có thể xuất hiện sớm ở những người trẻ.

Trong khi đó, những người trẻ thường sẽ chủ quan cho rằng mình không có nguy cơ mắc bệnh, nên sẽ không có biện pháp phòng ngừa nào hợp lý và thái độ tầm soát sớm, điều đó sẽ dẫn tới những biến chứng đáng tiếc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài sản lao động của xã hội.

Bên cạnh đó, trường hợp người bệnh tim bẩm sinh không được chẩn đoán sớm, và điều trị kịp thời trong các năm đầu sau sinh cũng chiếm tỉ lệ đáng kể về bệnh lý tim mạch ở những người trẻ.

2. Nguyên nhân gây bệnh tim mạch

Các nguyên nhân chính của bệnh tim mạch chủ yếu liên quan đến các thói quen sinh hoạt hằng ngày và hầu hết các bệnh tim mạch có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi các yếu tố nguy cơ, hành vi này. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý tim mạch như:

- Thuốc lá: Trong thuốc lá có chất Nicotine và Carbon monoxide, chính là nguyên nhân gây co thắt các mạch máu, xơ vữa động mạch. Các chất này gây tăng nhịp tim, bóp nghẹt các động mạch lớn và làm cho nhịp tim bất thường, có thể dẫn đến loạn nhịp tim... khiến hoạt động của tim kém hiệu quả và trở nên khó khăn hơn.

- Người ít vận động, hoạt động thể dục thể thao: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người thường xuyên tập thể dục. Căng thẳng kéo dài có thể làm hỏng các động mạch và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.

- Thừa cân, béo phì: Góp phần gia tăng tổng mức cholesterol trong máu, đồng thời mang đến nguy cơ huyết áp cao và bệnh mạch vành. Có thể nói béo phì là một yếu tố nguy cơ mang đến nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể gây ra bệnh tim mạch.

- Tăng cholesterol máu: Gây hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Các chất béo bão hòa này làm gia tăng lượng cholesterol “xấu” (LDL), tạo ra những mảng bám trên thành động mạch và bắt đầu quá trình xơ vữa động mạch. Khi các mảng bám tích tụ trong các động mạch vành cung cấp máu cho tim, nguy cơ đau tim sẽ tăng cao.

- Tăng huyết áp: Có thể dẫn đến xơ cứng và dày thành các động mạch, thu hẹp các mạch máu. Chứng cao huyết áp sẽ dẫn đến nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nếu kết hợp thêm cả béo phì, nghiện thuốc lá và cholesterol cao thì nguy cơ bệnh tim hay đột quỵ sẽ tăng lên đáng kể.

- Đái tháo đường: Làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Một phần của nguyên nhân này là do bệnh đái tháo đường làm ảnh hưởng đến cholesterol và triglyceride, ngoài ra người bị đái tháo đường cũng có thể bị huyết áp cao và béo phì kèm theo, do vậy nguy cơ cũng cao hơn.

- Tuổi tác: Người lớn tuổi càng tăng nguy cơ hẹp động mạch, suy yếu mạch máu, động mạch xơ cứng làm giảm độ đàn hồi thành mạch gây tăng huyết áp hoặc phì đại động mạch.

3. Triệu chứng nhận biết bệnh tim mạch sớm

- Khó thở: Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi không hoặc phải gắng sức. Tình trạng khó thở này xảy ra ngay khi bạn nằm hoặc đi ngủ, thường tăng lên về đêm.

- Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực: Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh tim, tuy nhiên cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác như hô hấp, thần kinh.

- Phù: Triệu chứng này do suy tim hay xuất hiện về chiều, khi người bệnh đứng lâu và sẽ giảm bớt khi nằm xuống nghỉ ngơi hoặc vào lúc sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy. Khi suy tim nặng hơn, phù sẽ rõ ràng hơn, phù nhiều hơn, đôi khi phù toàn thân và xuất hiện suốt cả ngày, không giảm nếu không được điều trị.

- Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức: Người bệnh tim thường mệt mỏi mọi lúc và gặp khó khăn với hầu hết các hoạt động hàng ngày. Nguyên nhân do tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể.

- Ho dai dẳng, khò khè: Tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè.

- Chán ăn, buồn nôn: Những bệnh nhân suy tim hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu hơn hoặc máu tích tụ ở gan, khiến người bệnh chán ăn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và buồn nôn

- Chóng mặt, ngất xỉu: Khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, máu đến não bị gián đoạn hoặc khi thay đổi huyết áp bất thường khi gắng sức có thể gây nên triệu chứng ngất, chóng mặt, sa sút trí tuệ.

- Tiểu đêm: Người bệnh suy tim sẽ đi tiểu thường xuyên vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.

- Nhịp tim nhanh, mạch không đều: Đây là một trong triệu chứng thường gặp do trái tim đập nhanh hơn để bù trừ khả năng suy yếu cung lượng tim.

Xem thêm: 11 lưu ý người bệnh tim mạch không nên làm

4. Ai có nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

Những yếu tố nguy cơ phát triển đến bệnh tim bao gồm:

- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì càng làm tăng các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

- Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Nguy cơ đối với phụ nữ tăng lên sau thời kỳ mãn kinh.

- Tiền sử về bệnh gia đình: Tiền sử gia đình mắc bệnh tim làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành của bạn.

- Hút thuốc lá: Nicotine sẽ thắt chặt mạch máu và carbon monoxide có thể làm hỏng lớp lót bên trong của chúng, khiến chúng dễ bị xơ vữa động mạch hơn. Các cơn đau tim phổ biến hơn ở những người hay hút thuốc lá thường gặp hơn ở những người không hút thuốc.

- Ăn uống kém lành mạnh: Một chế độ ăn uống có quá nhiều chất béo, muối, đường và cholesterol có thể góp phần vào việc gây nên bệnh tim mạch.

- Huyết áp cao: Huyết áp cao không được kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng xơ cứng và dày lên động mạch của bạn, thu hẹp những mạch mà máu chảy qua.

- Mức cholesterol trong máu cao: Mức cholesterol trong máu của bạn cao có thể làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám và gây xơ vữa động mạch.

- Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

- Béo phì: Cân nặng quá mức bình thường sẽ làm trầm trọng thêm những yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.

- Không hoạt động thể chất: Thiếu tập thể dục cũng liên quan đến nhiều dạng bệnh tim và một vài yếu tố nguy cơ khác.

- Căng thẳng: Căng thẳng không được giải tỏa có thể khiến động mạch của bạn bị hỏng và làm trầm trọng thêm những yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.

- Sức khỏe răng miệng kém: Nếu như răng và nướu của bạn không khỏe mạnh, vi trùng có thể xâm nhập vào máu và di chuyển đến tim, gây viêm nội tâm mạc.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X