Tim mạch

Bệnh lý rối loạn nhịp tim dạng nhịp chậm, nguy hiểm ra sao, điều trị thế nào?

Theo dõi trên |
ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ đưa ra các dấu hiệu nhận biết, cách thăm khám bệnh lý rối loạn nhịp tim dạng chậm giúp mọi người phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh nhân đo điện tâm đồ tại Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ

Biểu hiện của những người rối loạn nhịp tim dạng nhịp chậm là chóng mặt, choáng váng, khi thay đổi tư thế đột ngột khi đứng lên ngồi xuống, cảm giác như muốn ngất xỉu. Một số trường hợp có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não, dân gian gọi là thiếu máu não cũng gây choáng váng, chóng mặt tương tự.

Để xác định các bệnh nhân rối loạn nhịp chậm, đa phần chúng ta sẽ sử dụng phương pháp cận lâm sàng. Đầu tiên, ta có thể đi đo điện tim đồ để xem bệnh nhân có bị rối loạn nhịp tim hay không. Sau đó, một số trường hợp nếu chỉ chóng mặt, rối loạn nhịp chậm chỉ thoáng qua mà điện tim đồ không phát hiện được, bệnh nhân có thể đặt máy theo dõi nhịp tim liên tục từ 24 đến 48 tiếng (holter ECG) theo dõi sự biến đổi nhịp tim trong ngày như thế nào, nhanh quá hay chậm quá để bác sĩ có thể đưa ra chỉ định phù hợp.

Về việc điều trị rối loạn nhịp tim dạng chậm, đa phần có thể dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có chỉ định can thiệp như đặt máy tạo nhịp tim vào trong cơ thể. Máy này sẽ có tác dụng theo dõi nhịp tim và phát hiện khi nhịp tim chậm, máy sẽ tự động kích nhịp tim đập bình thường trở lại.

Đối với máy tạo nhịp này, phương pháp can thiệp khá nhẹ nhàng. Bệnh nhân sẽ được rạch da từ phía tay trái hay phía tay phải. Vết rạch da sẽ dài khoảng 3 cm, bác sĩ sẽ tạo một ổ máy khoảng 2x3 cm ở bên dưới.

Sau đó, bác sĩ sẽ luồn 1-2 sợi dây vào trong tim (một số trường hợp bác sĩ phải luồn 3 sợi dây vào trong tim, đó là điều trị bệnh lý suy tim). Sau khi luồn sợi dây vào trong tim, máy sẽ được cấy ở dưới da, máy sẽ được khâu lại và sẽ nằm trong cơ thể bệnh nhân vĩnh viễn. Máy sẽ theo dõi và hỗ trợ nhịp tim bệnh nhân những lúc cần thiết để đảm bảo nhịp tim ổn định khoảng từ 60 lần trở lên.

Như vậy, nó sẽ giúp bệnh nhân tránh bị ngất, choáng váng, chóng mặt, các trường hợp đột quỵ hay đột tử do rối loạn nhịp chậm gây nên.

Trọng Dy


Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com
Rất hữu ích
Hữu ích
Bình thường

Tin liên quan

Mới cập nhật

  • cac trieu chung dien hinh canh bao ban dang bi roi loan nhip tim

    Các triệu chứng điển hình cảnh báo bạn đang bị rối loạn nhịp tim

    Rối loạn nhịp tim đang là nguyên nhân của rất nhiều trường hợp đột tử hiện nay. Tình trạng rối loạn nhịp có thể xảy ra từng lúc thoáng qua chỉ vài phút hoặc ngắn hơn, xuất hiện thành từng đợt mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trước đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, rối loạn nhịp tim lại kéo dài nhiều giờ, thậm chí liên tục trong nhiều năm.
    02/12/2022 09:13 Tim mạch
  • 16 trieu nguoi viet bi suy tim dau la dau hieu canh bao ban can luu y

    1,6 triệu người Việt bị suy tim, đâu là dấu hiệu cảnh báo bạn cần lưu ý?

    Vấn đề mấu chốt để thay đổi tiên lượng cho các bệnh nhân suy tim đó là phát hiện và điều trị được nguyên nhân của bệnh. Bài viết dưới đây của TS.BS Ngô Tuấn Anh, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện TWQĐ108 sẽ giúp bạn đọc hiểu biết thêm về bệnh, từ nguyên nhân, dấu hiệu đến các phương pháp điều trị, thay đổi lối sống.
    15/11/2022 14:39 Tim mạch
  • kham tang huyet ap la kham nhung gi

    Khám tăng huyết áp là khám những gì?

    Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp ngăn chặn kịp thời các biến chứng, giúp người bệnh sống vui, sống khỏe.
    07/10/2022 09:57 Tim mạch