5 triệu chứng đau nữ giới không nên xem nhẹ
Những dấu hiệu khá phổ biến sau đây sẽ giúp chúng ta phán đoán những cơn đau trên cơ thể liệu có tồn tại các vấn đề nguy hại đến sức khỏe hay không.
Bạn cảm thấy chướng bụng, đầy bụng
Có thể bạn đã mắc bệnh: viêm đường ruột dị ứng (IBS)
IBS là một căn bệnh rất phiền phức khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn bực, đặc biệt là cảm giác không thoải mái: chướng bụng, đầy bụng, táo bón hoặc đau bụng đi ngoài. Mỗi lần phát tác thì kéo dài liên tục mấy tuần thậm chí mấy tháng.
Bệnh này rất phổ biến, thông thường trong 5 người thì có 1 người bị bệnh, đa phần là phụ nữ. Chuyên gia cho rằng người bị bệnh IBS có thể là do tế bào thành đường ruột quá nhạy cảm.
Biện pháp: Bác sỹ sẽ kê cho bạn thuốc cầm đi ngoài và bổ sung thêm chất xơ để giúp bạn điều tiết dạ dày đường ruột, phục hồi lại chức năng. Ngoài ra, bác sỹ cũng sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để giảm nhẹ cơn đau. Nếu do áp lực làm cho bệnh tình càng thêm nặng, chuyên gia kiến nghị luyện tập Yoga để giảm nhẹ áp lực tinh thần.
Thường xuyên đau bụng khi “đèn đỏ”
Có thể bạn đã mắc bệnh lạc nội mạc tử cung
Theo nghiên cứu, đây là một bệnh mãn tính gây phiền phức và nguy hiểm, không thể thông qua thuốc hoặc thuốc tránh thai để giảm bớt đau đớn. Nguyên nhân gây ra sự di chuyển này hiện vẫn là một “câu đố”. Tuy nhiên chuyên gia tin rằng kiểu dịch chuyển này là do sự lưu thông của kinh nguyệt gây ra. Những màng mọc này bám lại ở buồng trứng, ống dẫn trứng và các bộ phận khác trong bụng gây ra xuất huyết và chứng viêm. Những điều này đều dẫn đến đau bụng kinh, trục trặc trong “chuyện ấy”, thậm chí gây vô sinh.
Biện pháp: Để giảm bớt đau đớn, nên tiếp tục uống thuốc tránh thai để giảm bớt lượng máu kinh đồng thời dùng thuốc giảm đau. Nếu những liệu pháp này đều không có hiệu quả thì phải làm phẫu thuật ngoại khoa để cắt đi phần nội mạc tử cung ở vị trí khác thường đó.
Bỗng dưng đau hàm
Có thể bạn mắc bệnh: viêm khớp hàm thái dương (gọi tắt là TMJ)
Loại bệnh này thường bị hiểu nhầm là đau răng, hoặc đau đầu. TMJ là cơn đau mãnh liệt xuất phát từ hàm, căn cứ vào nghiên cứu của hiệp hội TMJ, cơn đau này thông thường là do bị thương hoặc viêm khớp làm cho răng cắn chặt hoặc cọ xát vào nhau gây ra. (Nếu áp lực quá lớn, trong giấc mơ hoặc trong khi ngủ thường hay nghiến răng, hiện tượng này cứ liên tục kéo dài thì có thể sẽ gây ra TMJ). Ngoài ra, khi chúng ta nhai thức ăn cảm giác không thoải mái, hàm có cảm giác như trật khớp hoặc không thể há miệng to hết cỡ và ngậm miệng lại. 90% người bị TMJ là phụ nữ.
Biện pháp: Thật may mắn, chứng bệnh này thông thường tự động biến mất sau mấy tuần hoặc vài tháng. Đồng thời chúng ta cũng có nhiều biện pháp để giảm bớt đau nhức khi bệnh phát tác, ví dụ dung đá lạnh chườm vào chỗ đau, túi nóng chườm vào chỗ đau, đồng thời chú ý để cho hàm được nghỉ ngơi, tránh không cho hàm vận động nhiều, không nên nhai kẹo cao su hoặc há miệng to để ngáp.
Cảm giác mệt mỏi giữa hai bữa ăn
Có thể bạn mắc chứng đường huyết thấp
Khi đường huyết của bạn giảm xuống dưới mức bình thường thì sẽ làm cho bạn bị hoa mắt, chóng mặt, toàn thân run lên. Đương nhiên nếu khi bạn tức giận máu lên não thì cũng sẽ có triệu chứng như thế này, nhưng nếu trong vòng 1 tháng xuất hiện nhiều lần như thế hoặc gây ra thần chí bất an hoặc hôn mê, ngất xỉu, có thể đó là chứng đường huyết thấp, lúc này bạn nên lập tức đi khám bác sỹ. Dự tính cứ khoảng 1000 người thì sẽ có 1 người có triệu chứng này - vận động quá độ, uống rượu, ăn uống không đúng giờ… đều là những nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
Biện pháp: Ăn ít và chia ra làm nhiều bữa (3 tiếng ăn một bữa), duy trì ổn định đường huyết, dung nạp protein. Cần khống chế lượng cồn dung nạp vào cơ thể vì cồn sẽ làm rối loạn đường máu. Ngoài ra, không nên dựa vào thực phẩm ngọt quá nhiều vì sẽ gây tăng giảm đường huyết đột ngột.
Khi đói đau bụng
Bạn có thể mắc bệnh loét dạ dày
Cơn đau này sẽ liên tục phát sinh trong mấy ngày thậm chí là mấy tuần. Triệu chứng báo hiệu là bạn có thể bị cơn đau giữa đêm hành hạ làm cho tỉnh nhưng sau khi ăn vào rồi thì cơn đau sẽ biến mất. Vì vậy, thông thường bệnh bị cho là do tiêu hóa không tốt hoặc do đói gây ra. Loại bệnh này đều do số lượng vi khuẩn có hại trong dạ dày tăng lên nhiều làm cho acid vị toạn bài tiết ra quá nhiều gây nên.
Biện pháp: Bác sỹ sẽ kiểm tra hô hấp của bạn để đo số lượng vi khuẩn trong dạ dày và dùng thuốc. Thông qua thuốc để khống chế giảm bớt axít vị toan bài tiết ra, giảm bớt đau nhức, bảo vệ thành dạ dày. Nếu bạn có thể giữ được tâm trạng vui vẻ, không lo lắng buồn bực thì bệnh loét dạ dày sẽ “không chữa mà khỏi”.
AloBacsi.vn (Theo Dương Hằng - Dân Trí/ health.sohu)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình