Hotline 24/7
08983-08983

2024 nắng nóng khắc nghiệt, số ca đột quỵ dự báo tăng cao

Nắng nóng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Trong khi đó, năm 2024 có thể là đỉnh điểm của nắng nóng khi toàn cầu chịu tác động “kép” từ cuộc khủng hoảng khí hậu và hiện tượng El Nino. Lên phương án dự phòng đột quỵ ngay hôm nay để căn bệnh này đừng cướp đi mạng sống và sự tự do của chúng ta vì tàn phế.

1. Đột quỵ ẩn nấp trong nắng nóng

Những đợt nắng nóng gay gắt đã thể hiện rõ nét tại Việt Nam. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, riêng tháng 4, toàn quốc đã xác lập 110 kỷ lục nhiệt độ, cao hơn cả năm 2023 và gấp 10 lần so với cùng kỳ tháng 4/2023. Trong tháng 5, những cơn mưa kéo đến, song thực tế nhiệt độ cả nước phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm 1,5 - 2,5 độ C.

Cả nước trải các đợt nắng nóng gay gắt, phá vỡ nhiều con số kỷ lục ghi nhận trước đó, dẫn đến sự gia tăng bệnh đột quỵ (Ảnh minh họa)

Nắng nóng với nền nhiệt cao là mối họa của nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có đột quỵ não. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ nhiệt độ ngoài trời liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ và mức độ nặng của đột quỵ.

Theo đó, nhiệt độ môi trường tăng lên 1 độ C thì gia tăng khoảng 10% nguy cơ mắc đột quỵ. Một phân tích khác cũng cho thấy, khi tiếp xúc với thời tiết nắng nóng làm tăng gấp đôi nguy cơ bị đột quỵ. Đặc biệt khi nắng nóng kéo dài từ 2 ngày, nguy cơ đột quỵ tăng lên 18%. Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài 4 ngày, nguy cơ đột quỵ tăng lên đến 78%.

TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện Đột quỵ SIS lý giải, nắng nóng làm mất nước dễ cô đặc máu, thay đổi huyết áp nên người có sẵn bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, người lớn tuổi dễ bị đột quỵ hơn. Ngoài ra, nắng nóng đưa đến hình thành một số thói quen không tốt cho sức khỏe như tắm nước khi khi vừa về nhà, vào phòng lạnh ngay khi vừa đi trời nắng về… Tất cả đều có khả năng đưa đến bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ.

2. Phòng ngừa đột quỵ, đừng để nắng nóng mới bắt đầu

Theo TS.BS Trần Chí Cường, bệnh đột quỵ hiện nay có xu thế gia tăng và trẻ hóa. Nắng nóng là yếu tố làm gia tăng mức độ trầm trọng của căn bệnh này. Do đó, việc phòng ngừa phải thực hiện thường xuyên, không phải chỉ mỗi mùa nắng nóng, nhất là những người có nguy cơ cao như bệnh nhân tăng huyết áp, rung nhĩ, đái tháo đường, tim mạch, rối loạn lipid máu, béo phì…

Đầu tiên là xây dựng chế độ dinh dưỡng hạn chế các chất mỡ xấu như nội tạng, da, thịt mỡ… cùng lối sống khoa học bằng cách tránh thức khuya, tránh rượu bia quá độ, thuốc lá. Giữ cân nặng hợp lý không để thừa cân, béo phì, tập thể dục vừa phải, đều đặn. Song song đó, cần khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, từ đó bác sĩ có hướng dẫn cụ thể các phương pháp điều trị nếu có và kế hoạch theo dõi.

Thức khuya, căng thẳng, stress… cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy nguy cơ bị đột quỵ (Ảnh minh họa)

Chuyên gia nhấn mạnh, riêng trong mùa nắng nóng, để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, cần uống đủ nước, hạn chế ra ngoài khi trời nắng gắt, điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh phù hợp. Người làm việc hay tập luyện ngoài trời cần nghỉ giải lao hợp lý, trang phục mỏng nhẹ, sáng màu để tránh nhiệt tích tụ. Quan trọng là tránh thay đổi môi trường đột ngột, không nên tắm quá khuya.

Đồng thời có thể kết hợp thêm việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ từ đơn vị uy tín, có nghiên cứu chứng minh trong thời gian dài, điển hình như nattokinase, tốt hơn nữa là kết hợp với thành phần DHA, EPA thường có trong Omega-3, khi sử dụng tuân thủ hướng dẫn từ nhà sản xuất để đạt hiệu quả và an toàn.

Phòng ngừa đột quỵ với nattokinase kết hợp cùng EPA, DHA là một trong những lựa chọn được các chuyên gia khuyến nghị và người tiêu dùng ưa chuộng (Ảnh minh họa)

3. Khám sức khỏe định kỳ - đúng nhưng chưa đủ để phòng ngừa đột quỵ

Thực tế, nhiều người thường chủ quan sau khi khám định kỳ có kết quả bình thường, dẫn đến việc không coi trọng các biện pháp phòng ngừa, “tiêu xài” sức khỏe quá mức và kết cục vẫn là đột quỵ. Chia sẻ về điều này, chuyên gia nhấn mạnh, tầm soát - khám sức khỏe định kỳ là “tấm khiên” nhưng không phải “giấy thông hành” để mạnh khỏe suốt đời.

“Sức khỏe của chúng ta sẽ thay đổi theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào lối sống và nhiều yếu tố khác. Đó là lý do các Hiệp hội uy tín đều khuyến nghị nên khám định kỳ 6 - 12 tháng/ lần. Việc thăm khám này nhằm phát hiện sớm các bất thường nếu có và xử lý kịp thời. Bệnh đột quỵ cũng tương tự như vậy. Chúng ta có rất nhiều nguy cơ dẫn đến căn bệnh này. Vì vậy, càng không thể lơ là việc phòng ngừa dù ở bất kỳ độ tuổi nào” - TS.BS Trần Chí Cường nhấn mạnh.

Với các bệnh nhân có cục máu đông, mỡ máu cao, bệnh nhân đái tháo đường… có thể tham vấn ý kiến BS để lựa chọn các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có chức năng phòng ngừa đột quỵ, tăng tuần hoàn máu não, ổn định huyết áp…

Một số trường hợp lo ngại hiện trên thị trường có nhiều sản phẩm kém chất lượng, BS đưa ra lời khuyên, với thành phần nattokinase riêng lẻ hay kết hợp DHA, EPA nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm được chứng nhận bởi Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản, thể hiện qua dấu mộc JNKA. Đây là tổ chức phi lợi nhuận và lớn nhất thế giới chuyên nghiên cứu về nattokinase phòng ngừa đột quỵ.

Cuối cùng, BS nhắn nhủ, dù có sử dụng sản phẩm phòng ngừa đột quỵ cũng đừng quên xây dựng cho bản thân lối sống khoa học, thói quen tốt cho sức khỏe ngay từ khi còn trẻ.

NattoEnzym DHA EPA - “chiến binh” mới chính thức gia nhập đại gia đình NattoEnzym, đạt chuẩn JNKA của Nhật Bản. Cho đến thời điểm này, DHG Pharma vẫn là đơn vị duy nhất tại Việt Nam sở hữu dấu mộc uy tín này bảo chứng cho chất lượng nattokinase.

Theo IQVA Việt Nam, NattoEnzym hiện là nhãn hiệu có doanh thu số 1 tại Việt Nam trong các nhãn hiệu phòng ngừa đột quỵ chứa nattokinase.

NattoEnzym DHA EPA giúp gia tăng công dụng phòng ngừa đột quỵ, tăng tuần hoàn máu não, ổn định huyết áp và bổ não, tốt cho cả hệ tim mạch lẫn thần kinh.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X