Viêm gân cơ, dùng thuốc gì điều trị?
Viêm gân cơ là một bệnh khá phổ biến. Bệnh thường gặp ở người lao động nặng, vận động viên thể thao mà còn gặp ở những người ngồi văn phòng và dùng máy tính nhiều.
Trước tiên dùng các biện pháp không dùng thuốc như: nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ vùng gân cơ bị đau, chườm lạnh (giúp giảm quá trình viêm cấp tính). Trong một số trường hợp đau nhiều thì cần phải cố định vùng khớp đau bằng nẹp chỉnh hình, băng chun. Đối với viêm gân mạn tính kéo dài thì lại cần chườm ấm, giúp tăng dòng máu đến và gia tăng chuyển hoá tế bào để phục hồi vùng gân cơ bị tổn thương...
Viêm gân Achilles.
|
Nếu các biện pháp điều trị tại chỗ có kết quả hạn chế thì có thể dùng thêm thuốc chống viêm không steroid đường uống, có tác dụng chống viêm giảm đau. Tuy nhiên, cần chú ý rằng chỉ nên dùng các thuốc này trong thời gian ngắn để kiểm soát các triệu chứng viêm đau chứ không nên dùng lâu dài vì có thể có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, tim mạch.
Một biện pháp nữa cũng hay được sử dụng là tiêm tại chỗ corticoid. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ được áp dụng bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp vì nếu tiêm không đúng thì có thể gây nguy cơ nhiễm trùng hay đứt gân. Khi các triệu chứng viêm đã ổn định thì có thể dùng thêm các glycosaminoglycan polysulfat để ức chế viêm, phục hồi tổn thương, vừa có tác dụng điều trị vừa có thể dự phòng tái phát bệnh về lâu dài.
Hiện nay, người ta bắt đầu phát triển các liệu pháp điều trị thúc đẩy quá trình sửa chữa gân, rút ngắn thời gian hồi phục gân, dựa trên cơ sở tăng cường sự tập trung và hoạt hóa các tế bào gân và đẩy mạnh sản xuất chất nền cơ bản của gân. Đó là việc sử dụng thuốc chứa collagen, vitamin C, kết hợp với chondroitin sulfat. Với các thành phần này, gân sẽ được nuôi dưỡng vì được cung cấp các thành phần cần thiết để duy trì các đặc tính cơ sinh học của nó. Vấn đề quan trọng nhất là sau khi đỡ viêm gân cơ thì bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để dự phòng viêm gân cơ tái phát.
Điều trị viêm gân cơ cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, dùng thuốc. Việc phối hợp các biện pháp này ở mức độ khác nhau trên một bệnh nhân cụ thể tuỳ vào thể bệnh cấp tính hay mạn tính, mức độ tổn thương, vị trí tổn thương cũng như các tổn thương kèm theo. Và, việc điều trị cần phải được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp.
AloBacsi.vn
Theo BS. Hồng Hạnh - Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình