Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Lo sợ, buồn chán, không hứng thú... cháu nên làm gì thưa bác sĩ?
Câu hỏi
Cháu chào bác sĩ, Hiện cháu đang là sinh viên ạ, 2 năm trước cháu gặp phải nhiều chuyện buồn và từ đó trở đi cháu hay bị mắc chứng lo sợ, buồn chán, mất kiểm soát, không còn hứng thú gì với mọi thứ. Cháu chán nản tất cả dẫn đến đau lưng, tức ngực và dạ dày, đầu óc thì căng thẳng. Cháu vẫn hoạt động thể thao và giao lưu với bạn bè nhưng không được vui. Cháu rất muốn mình được vui trở lại để yêu đời hơn. Cháu điều trị bác sĩ nhưng thấy không có hiệu quả. Cháu là sinh viên nên không có điều kiện thăm khám. Vậy xin bác sĩ tư vấn cho cháu nên làm thế nào ạ? Cháu xin cảm ơn.
Trả lời
Tôi không rõ em đã điều trị ở bác sĩ chuyên khoa nào, nhưng vấn đề gốc rễ của em chính là tâm bệnh. Khởi điểm của em là "chứng lo sợ, buồn chán mất kiểm soát" và vì kéo dài không được điều trị nên sinh ra các rối loạn về thể chất, như đau lưng, tức ngực và dạ dày, đầu óc căng thẳng, mất ngủ, giảm tập trung, giảm trí nhớ... Những triệu chứng lo sợ, buồn chán của em là dấu hiệu của bệnh trầm cảm, thuộc về mảng rối loạn tâm lý - tâm thần. Chính vì có bệnh trầm cảm nên em không thể kiểm soát suy nghĩ của mình theo hướng tích cực được.
Vì thế, bệnh của em nên khám và điều trị ở chuyên khoa Tâm thần là tốt nhất. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần. Theo phân ngành y khoa, bác sĩ Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ...
Chỉ có thuốc điều trị kèm tâm lý trị liệu mới giúp em sớm hồi phục và lấy lại cân bằng trong cuộc sống nữa, chứ một mình em không thể gỡ rối được đâu, càng để lâu bệnh càng nặng và càng khó điều trị. Chi phí điều trị không cao, một số bệnh viện có giải quyết BHYT cho bệnh này như Bệnh viện 175, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương...
Thân mến.
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử. Trong các dạng trầm cảm, trầm cảm sau sinh là tình trạng rất phổ biến. Người
bệnh khi có dấu hiệu trầm cảm cần đến bệnh viện để được bác sĩ Nội thần
kinh thăm khám, chẩn đoán mức độ trầm cảm và xây dựng phác đồ điều trị
phù hợp. Các thuốc được dùng là thuốc chống trầm cảm có thể có các tác dụng phụ như: + Đau đầu, buồn nôn; + Khó ngủ và căng thẳng; + Kích động hoặc bồn chồn; + Gây ra các vấn đề về tình dục. Bạn phải hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm vì thuốc có thể khiến người dùng có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tử trước khi thuốc thực sự có tác dụng. Một số thuốc giúp làm tăng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn có thể được kê toa cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng liên quan, nhưng thường phải mất khoảng 2-3 tuần trước khi các thuốc này có tác dụng. - Tâm lý trị liệu Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ dạy cho bạn những cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến bạn bị trầm cảm. Liệu pháp này còn giúp bạn thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh bớt trầm trọng hơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình