10 dấu hiệu đứa con tuổi teen bị trầm cảm
Bước vào tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn nhiều thử thách. Không ít bạn trẻ chọn cách nổi loạn để đối phó với áp lực từ bạn bè, việc học ở trường, kỳ vọng của cha mẹ...
Thanh thiếu niên lại có phản ứng khác so với người lớn khi bị trầm cảm, do vậy cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Theo Mag For Women, dưới đây là những dấu hiệu nhận biết thanh thiếu niên bị trầm cảm.
1. Cảm thấy tức giận hầu hết thời gian
Thanh thiếu niên chỉ học tập để vật lộn với một loạt cảm xúc của con người. Vì vậy, khi cảm thấy chán nản, chúng thường có xu hướng trở nên nóng tính và thể hiện sự tức giận bằng cách la hét, đập cửa hay những điều tương tự.
Thanh thiếu niên bị trầm cảm thường cảm thấy cuộc sống vô vị hay cảm thấy mình vô dụng. Ảnh: drnohle |
2. Cảm thấy vô dụng hay vô giá trị
Khi ở tuổi này mà trẻ bắt đầu xem cuộc sống của mình vô vị, chẳng có giá trị nào, thường nói mình cảm thấy mình vô dụng thì phụ huynh hãy cẩn thận. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang hướng tới thế giới đen tối của trầm cảm.
3. Cảm thấy buồn mà không có lý do
Phụ huynh có thấy con mình ảm đạm, trầm lắng mà không có lý do chính đáng. Tần suất xảy ra ngày một thường xuyên hơn. Đây là lúc cần dành nhiều thời gian tìm hiểu và giúp đỡ con vượt qua.
4. Thay đổi thói quen ngủ
Một dấu hiệu quan trọng của bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên là sự thay đổi mạnh mẽ trong kiểu ngủ và thói quen ngủ. Trẻ thường ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít. Bố mẹ cần phải thận trọng và theo dõi con một cách cẩn thận.
5. Trở nên thèm ăn
Một số thanh thiếu niên đối phó với trầm cảm và căng thẳng bằng cách ăn uống quá mức. Mặc dù, một số chỉ dừng lại ở việc ăn nhưng cũng cần thận trọng.
6. Mất hứng thú trong công việc, sở thích
Khi thấy trẻ chỉ ngồi yên mà không có biểu hiện quan tâm đến bất kỳ hoạt động chúng từng thích thú trước đó, mất hứng thú và rút khỏi các hoạt động yêu thích chứng tỏ đang có một cái gì đó gây phiền toái chúng.
7. Luôn cảm thấy mệt mỏi
Hãy quan sát bạn bè của chúng xem có biểu hiện mệt mỏi ở mọi lúc như con mình không? Đây có thể là một tiếng chuông cảnh báo!
8. Có thái độ thù địch đối với cha mẹ và xã hội
Thù địch quá mức hay nổi loạn có thể là một chiến lược đối phó với sự chán nản của chúng. Vì vậy, thay vì trừng phạt, phụ huynh nên cố gắng quan tâm con hơn và tìm hiểu những lý do thực sự đằng sau những hành vi như vậy.
9. Thích ở một mình
Mỗi đứa trẻ nói chung đều rất thích được tôn trọng sự riêng tư. Nhưng nếu trẻ tự tách mình ra khỏi bạn bè và gia đình thì đó là một dấu hiệu cho thấy chúng đang cần giúp đỡ.
10. Bị ám ảnh bởi việc tự tử hay cái chết
Nếu cuộc trò chuyện của trẻ xoay quanh cảm xúc của cái chết hoặc tự sát, thì đừng xem nhẹ việc này và hành động nhanh chóng.
Quan tâm và hỗ trợ con trong độ tuổi mới lớn là rất cần thiết. Nếu cần thiết hãy dẫn con mình đến các bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ tâm lý để giúp con thoát khỏi gian đoạn khó khăn này.
Theo Hằng Nguyễn - VnExpress
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình