Hotline 24/7
08983-08983

Suy nghĩ tiêu cực và không muốn bản thân tồn tại, em phải làm sao?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Hiện tại do áp lực công việc nên em suy nghĩ tiêu cực, nhưng lại ngại thay đổi môi trường làm việc, có lúc không muốn bản thân tồn tại vì cảm thấy bản thân mình thật tệ với ánh mắt nhìn của mọi người xung quanh. Bây giờ tâm lý em không được ổn định, em phải làm sao ạ? Nơi gần nhất để có thể điều trị là ở đâu ạ (em ở Cần Thơ)?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Suy nghĩ tiêu cực. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Suy nghĩ tiêu cực. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trong cuộc sống vẫn thường có những giai đoạn chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, để vượt qua được cần có rất nhiều nghị lực của bản thân và sự giúp sức của gia đình. Những áp lực trong cuộc sống trong thời gian đầu có thể là động cơ thúc đẩy “vượt khó” nhưng ngược lại, chúng cũng có thể gây ra các hệ lụy lên sức khỏe thể chất và ảnh hưởng lên tâm tính, cảm xúc, sức khỏe tinh thần; thời gian đầu thì chưa phải là bệnh tâm thần (trầm cảm là 1 trong những bệnh lý về tâm thần), tuy nhiên, nếu kéo dài mà dứt ra không được, có thể sẽ thành bệnh tâm thần thật hoặc thể chất sẽ suy sụp, sinh ra bệnh, như bệnh đau nửa đầu, mất ngủ...

Người cứu em chính là em. Em nên cởi lòng mình ra, tâm sự với người thân để giải tỏa tâm lý và tìm hướng đi phù hợp, có thể gặp chuyên viên tâm lý để điều trị ngắn hạn, nên tập thể dục hay nghỉ ngơi đi du lịch 1 thời gian cho khuây khỏa, tập yoga hay thiền để bình tâm trí, kiêng rượu bia cafe thuốc lá, hạn chế thức khuya.

Nếu vẫn không vượt qua được thì cuối cùng em có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để bác sĩ kê thuốc điều trị hỗ trợ ngắn hạn (điều trị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu...) và tư vấn tâm lý cho em, sẽ giúp em vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh tâm thần liên quan đến một loạt các vấn đề về sức khỏe tâm thần, rối loạn có ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm trạng và hành vi của người đó. Các bệnh tâm thần bao gồm: bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện.

Bệnh tâm thần có thể làm cho người bệnh đau khổ và gây ra những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, như tại nơi làm việc hoặc trong các mối quan hệ. Trong hầu hết trường hợp, triệu chứng của bệnh tâm thần có thể được khắc phục với sự kết hợp của thuốc và tư vấn tâm lý.

Bệnh tâm thần có thể gây ra nhiều những hậu quả xấu cho người bệnh như:

- Người bệnh thay đổi thói quen ngủ và ăn uống khiến cho sức khỏe không được đảm bảo, tâm trí không minh mẫn, ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống thường ngày.

- Người bệnh trở nên dễ kích động, tâm lý không ổn định khiến cho khó khăn trong giao tiếp và dễ bị rạn nứt các mối quan hệ xã hội.

- Khi bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, người bệnh có thể gây ra những hành vi không kiểm soát hoặc tự sát.

Cũng giống như các bệnh khác, nếu có kiến thức về bệnh bệnh tâm thần thì có thể phòng ngừa được.

Phòng chống các nguyên nhân gây tổn thương tổ chức não như: phòng chống các bệnh nhiễm trùng thần kinh, đặc biệt các bệnh viêm não, màng não, các bệnh nhiễm độc thần kinh chẳng hạn nhiễm độc rượu, ma túy, nhiễm độc. Bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông đề phòng ngừa chấn thương sọ não.

Hạn chế và loại trừ các sang chấn tâm lý, tạo ra môi trường trong sạch.

Đối với người bị bệnh tâm thần chưa rõ nguyên nhân thì cần phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời đề phòng biến chứng và tiến triển mạn tính. Đối với bệnh tâm thần mạn tính cần tích cực điều trị thuốc men và phục hồi chức năng, hạn chế tái phát và tiến triển xấu.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X