Hotline 24/7
08983-08983

Không điều trị táo bón cho trẻ gây hậu quả gì?

Thực tế, trực tràng không phải là “cái kho” chứa phân, nên khi trẻ đi ngoài xong vẫn còn thấy nhiều phân trong đó, thì tình trạng táo bón đã trở nên rất nặng.

Nói đến táo bón, kể cả người lớn cũng phải rùng mình lo sợ, không riêng con trẻ. Có một trường hợp bệnh nhân nhi bị táo bón tôi rất ấn tượng và nhớ mãi. Đó là trường hợp cháu bé 4 tuổi bị đau bụng dai dẳng suốt một năm, kéo theo việc 4- 5 ngày mới đi đại tiện một lần.

Tuy vậy, bố mẹ vẫn không điều trị cho con. Khi đến viện, tôi và các đồng nghiệp lập tức tiến hành siêu âm, kết quả cho thấy một lượng lớn phân nằm trong trực tràng của bé. Cháu bé được chẩn đoán bị táo bón nặng. Thế nhưng bố mẹ lại chủ quan, để tình trạng bệnh kéo dài cả năm.

Đây là nỗi ám ảnh của nhiều trẻ vì táo bón dễ khiến trẻ bị đau do nứt hậu môn, thậm chí chảy máu khi đi ngoài. Trẻ càng nín nhịn, phân càng ở lâu trong cơ thể, trở nên lớn và khô cứng hơn, khiến bé phải gắng sức hơn trong những lần sau lại dễ làm rách hậu môn gây đau và chảy máu. Điều đó càng làm bé sợ đi ngoài và nhịn đi ngoài nhiều hơn.

Nếu vòng luẩn quẩn này cứ tiếp tục tiếp diễn, các khối phân đóng cứng trong trực tràng sẽ lớn dần lên, bé không thể giữ được nữa nên làm són phân ra quần (ị đùn).

Thực tế, trực tràng không phải là “cái kho” chứa phân, nên khi trẻ đi ngoài xong vẫn còn thấy nhiều phân trong đó, thì tình trạng táo bón đã trở nên rất nặng.

Nhiều trẻ bị táo bón rất lâu ngày mới được đưa đến bệnh viện thăm khám. Ảnh: Greenmomscollective


Tác hại khôn lường của táo bón lâu ngày, cha mẹ cần biết:

- Nếu phân bị ứ đọng lâu ngày ở trực tràng có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe như gây cản trở quá trình lưu thông máu, gây bệnh trĩ và các bệnh về trực tràng như sa trực tràng, phình đại tràng, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng.

- Phân khô cứng và tích tụ lâu sẽ chứa nhiều độc tố và tác nhân gây ung thư như dexycholic acid và NOCs. Ủ phân lâu trong trực tràng khiến chúng dễ dàng làm các thành mạch niêm mạc bị nhiễm độc.

- Táo bón kéo dài còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ, gây đầy bụng, chướng bụng khiến trẻ hay khó chịu, cáu gắt, tâm tính thất thường.

- Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, trẻ giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon, bỏ bữa hoặc ăn ít đi. Tình trạng này nếu kéo dài quá lâu sẽ khiến sức khỏe và thể trạng của bé bị sa sút, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…

Nếu con đang gặp vấn đề về táo bón, tôi khuyên cha mẹ nên cho con điều trị kịp thời, tránh để dông dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ.

Theo BS Nguyễn Minh Đức - Zing.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X