Hotline 24/7
08983-08983

Đau tức chấn thuỷ, buồn nôn, triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Cháu thường xuyên bị tức chấn thuỷ, thành bụng và buồn nôn. Khi thì bụng có cái gì đó khó chịu, cuốn họng bị nghẹn. Nếu nôn ra thì giảm đi, nếu không nôn được cứ thình thình và buồn nôn rất khó chịu. Cháu đi khám thì bảo là bị khó tiêu dạ dày. Cháu thường xuyên bị nên rất khó chịu và ít ăn uống được. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu ạ. Cháu xin cảm ơn!

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Hiện tượng đau tức chấn thuỷ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hiện tượng đau tức chấn thuỷ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Khó tiêu, nuốt nghẹn là những triệu chứng của bệnh lý đường tiêu hoá. Cụ thể là bệnh thường đi kèm với viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản với biểu hiện thường gặp là đau ở vùng thượng vị (chấn thuỷ), ợ hơi, ợ chua, trớ, buồn nôn, tăng tiết nước bọt...

Thông thường bác sĩ sẽ kê toa cho bạn một số thuốc kháng tiết acid và chờ cho sang thương ở niêm mạc dạ dày lành lại, thường khoảng 2-3 tháng. Nếu tình trạng này ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ và kém đáp ứng với điều trị nội khoa, bạn nên khám lại chuyên khoa Tiêu hoá để được nội soi dạ dày tìm nguyên nhân khác bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.

Những người bị viêm dạ dày thường không có triệu chứng nào cho đến khi chẩn đoán. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày là:

- Ăn mất ngon;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Đau vùng bụng trên;
- Đầy hơi sau khi ăn.

Nếu niêm mạc dạ dày bị chảy máu, bạn có thể sẽ có những triệu chứng như đi tiêu phân đen, ói ra máu hoặc dịch ói có màu nâu lợn cợn.

Nguyên nhân thường gặp của viêm dạ dày là:

- Dùng một số loại thuốc như aspirin hay các thuốc kháng viêm không chứa steroid khác (NSAID);
- Lạm dụng bia rượu;
- Nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori.

Các nguyên nhân khác như rối loạn tự miễn dịch (như thiếu máu ác tính), trào ngược dạ dày, lạm dụng cocaine và căng thẳng.

Thuốc kháng sinh và các thuốc kháng axit có thể được sử dụng để điều trị viêm dạ dày mạn tính gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, bạn nên tránh uống nhiều bia rượu và tránh sử dụng các loại thuốc như ibuprofen, naproxen và aspirin trong quá trình điều trị.

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm dạ dày:

- Ăn nhiều bữa trong một ngày. Mỗi lần chỉ nên ăn một lượng nhỏ thức ăn;
- Ăn thức ăn nấu chín;
- Rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng;
- Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà không có đơn của bác sĩ;
- Ngưng hút thuốc lá;
- Tái khám định kì để kiểm các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Với sự tiến bộ của y học hiện tại, vi khuẩn Helicobacter pylori hoàn toàn có thể tiệt trừ bằng các phác đồ kháng sinh và thuốc kháng tiết dịch vị. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ chủng vi khuẩn kháng thuốc khá cao nên bạn nên tuân thủ điều trị đúng thuốc và đúng phác đồ của bác sĩ. Điều lưu ý là bệnh có khả năng tái phát do tái nhiễm Helicobacter pylori khi sử dụng chung chén đũa với người mang vi khuẩn, do đó nếu được nên khuyến khích người thân trong gia đình cùng tham gia điều trị nếu chẳng may họ cũng đồng mắc bệnh viêm dạ dày. Đây cũng là cách hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X