Hotline 24/7
08983-08983

Uống thuốc trị GERD bị nóng người trên nền bệnh viêm gan siêu vi B, có nên đi khám?

Câu hỏi

Em bị viêm gan siêu vi B, gần đây đi khám thì bác sĩ kết luận bị viêm dạ dày GERD chứ không cho thuốc điều trị viêm gan. Em uống thuốc trị GERD vào thì thấy người hơi nóng nóng, em không sốt, chỉ là tự nhiên nóng nóng trong người vậy thôi. Em có xét nghiệm máu cho kết quả men gan thấp nhưng 6 tháng rồi chưa kiểm tra lại. Em cứ lo em uống thuốc bị nóng gan gây nóng trong người với hơi thở nóng. Theo bác sĩ em có cần đi khám lại gan không ạ?

Trả lời
Nóng trong người khi uống thuốc điều trị GERD. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nóng trong người khi uống thuốc điều trị GERD. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Thuận,

Bạn bị viêm gan siêu vi B cần đi khám định kỳ về gan mỗi 3-6 tháng. Khi nào có đủ chỉ định điều trị viêm gan B thì bác sĩ mới cho điều trị. Có thể bạn bị GERD nên cảm giác thấy nóng nóng trong người, thường là nóng sau xương ức. Nếu bác sĩ cho thuốc đúng và phù hợp với tình trạng bệnh thì sẽ không gây ra “nóng gan”.

Bạn yên tâm điều trị nhé, chúc bạn mau khỏe!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược là bệnh xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản (ống tiêu hóa  nối giữa miệng với dạ dày), điều này có thể gây ra triệu chứng ợ nóng hoặc các triệu chứng khác.

Những cơn trào ngược thường xảy ra sau bữa ăn, trong thời gian ngắn và không kèm theo các triệu chứng và hiếm khi xảy ra khi ngủ. Tuy nhiên, những cơn trào ngược bình thường này sẽ trở thành bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi các triệu chứng xảy ra thường xuyên (khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi tuần) hoặc làm thực quản bị tổn thương.

Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp gồm:

- Cảm giác thức ăn đang bị kẹt lại trong thực quản, khó nuốt hoặc hay bị nấc;
- Ợ nóng hoặc có cảm giác nóng và đau rát ở trước xương ức, đôi khi cảm giác này lan ra cổ họng.
- Nếm thấy vị chua;
- Ho hoặc thở khò khè;
- Khàn giọng;
- Viêm họng.

Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và hạn chế các thực phẩm mang tính chua và béo. Bạn cũng cần tránh các loại thuốc như aspirin vì chúng có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc trào ngược dạ dày cũng có tác dụng giảm axit như: Thuốc ức chế thụ thể H2, Thuốc ức chế bơn proton – PPIs...

Bạn có thể kiểm soát tốt chứng trào ngược thực quản nếu bạn lưu ý vài điều sau:

- Có một chế độ ăn hợp lí, nhiều trái cây, rau củ và ít các sản phẩm từsữa;
- Giảm sử dụng thực phẩm giàu chất béo;
- Không nằm nghỉ ngay sau khi ăn;
- Giữ cân nặng hợp lí;
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
- Không mặc đồ bó sát;
- Không hút thuốc.


BS.CK2 Trương Thị Ái Phương
Phó khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân Dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X