Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh trầm cảm của tôi nên điều trị thế nào, AloBacsi ơi?

Câu hỏi

Thưa các BS, Trước đây, tình cờ đọc báo tôi biết mình bị bệnh trầm cảm (F.32.0) đã khá lâu nên đi điều trị ở BV Tâm thần TPHCM từ năm 2000. Sau 1 năm điều trị, bệnh trạng cải thiện rất tốt nên tôi tự ngưng dùng thuốc (Amitriptyline 25mg x2/ ngày). Khoảng 6 tháng sau triệu chứng bệnh tái lại nên tôi tiếp tục đi điều trị. Cứ thế đến cuối năm 2003 tôi không đi tái khám mà mua thuốc theo toa cũ về uống. 3 năm trở lại đây, mỗi tối tôi uống 1 viên Amitriptyline nhưng có lúc triệu chứng bệnh vẫn xảy ra một thời gian ngắn. Tôi rất lo không biết tình trạng sẽ theo chiều hướng nào và xử lý ra sao? Mong AloBacsi chỉ dẫn giúp, tôi rất biết ơn. (Xay Ly - ly…@gmail.com)

Trả lời

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp

BS.CK2 Phạm Quỳnh Diệp

Nguyên trưởng khoa Khám trẻ em - Bệnh viện Tâm thần -

Ảnh minh họa 
Ảnh minh họa

Chào bạn Xay Ly,

Các thông tin bạn đề cập trong thư vô cùng nghèo nàn, AloBacsi khó có thể đưa ra bất kỳ nhận định nào cho tình trạng hiện tại. Tuy nhiên, có đôi điều cần phải trao đổi với bạn như sau:

Về chẩn đoán, bạn có đề cập việc tái phát lại trạng thái trầm cảm thoáng qua, nhưng lại không có thông tin cụ thể về biểu hiện chi tiết, mức độ nặng, thời gian bao lâu, giữa các giai đoạn tinh thần bạn cảm thấy như thế nào (bình thường hay hưng phấn lạc quan quá mức)… chi tiết các thông tin trên có thể dẫn đến một chẩn đoán khác- không phải là trầm cảm đơn thuần như giai đoạn đầu tiên phát bệnh, mà có thể là Trầm cảm lưỡng cực hoặc Rối loạn khí sắc khác... Khi đó, nếu chỉ duy trì việc điều trị đơn lẻ bằng thuốc chống trầm cảm, cụ thể là amitriptyline ở liều 1v/ngày, là chưa đủ để mang lại hiệu quả kiểm soát bệnh.

Ngoài ra, ngay cả khi tình trạng bệnh của bạn thực sự là trầm cảm, thì đây là một bệnh có khuynh hướng tái phát, nhất là khi có các yếu tố gây stress, hoặc việc điều trị không đầy đủ, tích cực (về mặt thời gian, liều thuốc). Tùy mỗi giai đoạn bệnh mà chọn lựa thuốc điều trị thay đổi cho phù hợp. Loại thuốc từng kiểm soát tốt bệnh trong giai đoạn trước đây sẽ được ưu tiên sử dụng lại, nhưng chưa chắc có thể mang lại hiệu quả như trước, đôi khi phải điều chỉnh liều; kết hợp thêm 1 thuốc khác (thuốc giải lo âu, chống loạn thần, điều hòa khí sắc) hoặc đổi thuốc (thuốc chống trầm cảm khác, điều hòa khí sắc…).

Về nguyên tắc điều trị

- Việc điều trị trầm cảm cần chọn lựa loại thuốc phù hợp với bệnh trạng, thể chất, bệnh nhân có thể dung nạp được, hiệu quả kiểm soát bệnh ... Tiếp đó, quá trình dùng thuốc đòi hỏi phải có sự tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng, cách thức dùng thuốc, cử dùng thuốc, thời gian dùng thuốc, dùng thuốc đều đặn với sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

- Bên cạnh đó, chế độ làm việc (giảm thiểu các căng thẳng từ công việc về mặt tinh thần và thể chất), chế độ sinh hoạt (nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ), ăn uống (đầy đủ và điều độ), vận động (đều đặn, vừa phải, phù hợp với thể chất người bệnh).

Kết hợp cả hai yếu tố này mới có thể đẩy mạnh hiệu quả kiểm soát bệnh.

Cuối cùng, mọi quyết định đều phải dựa trên tiến trình thăm khám, quan sát và hỏi thông tin từ phía bệnh nhân cũng như thân nhân. Việc tự ý dùng thuốc chống trầm cảm nói riêng và các thuốc tâm thần nói chung là việc làm mạo hiểm cho sức khỏe.

Tóm lại, bạn nên đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được điều trị hiệu quả hơn.

Thân mến!


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X