WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp sức khỏe toàn cầu
Ngày 14/8/2024, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ (mpox) ở châu Phi.
Ngày 14/8/2024, WHO tuyên bố đợt dịch đậu mùa khỉ ở các nước châu Phi hiện nay là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng (PHEIC).
Trong tháng qua, hơn 100 trường hợp được xác nhận trong phòng thí nghiệm của clade Ib đã được báo cáo ở bốn quốc gia lân cận Cộng hòa Dân chủ Congo mà trước đây chưa xuất hiện mpox là Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda.
Chủng clade Ib dường như lây lan chủ yếu qua đường tình dục, lây lan dễ dàng hơn thông qua tiếp xúc gần thông thường, đặc biệt là ở trẻ em.
Theo phát biểu của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, ủy ban chuyên gia đã họp khẩn cấp và nhận định đây là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang được quốc tế quan tâm.
Ủy ban chuyên gia cũng đã đưa ra đề xuất về việc sử dụng vắc xin phòng ngừa mpox trong thời gian tới.
Cuộc họp này quy tụ 16 chuyên gia quốc tế, diễn ra sau khi cơ quan giám sát y tế của Liên minh châu Phi (AU) ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cấp châu lục vì đợt bùng phát đang lan mạnh.
Trước đây, chủng clade Ib chỉ nằm trong phạm vi của Cộng hòa Dân chủ Congo. Tuy nhiên, hiện số ca mắc bệnh đã tăng lên hơn 14.000 kể từ đầu năm đến nay, vượt qua con số của cả năm 2023.
Trước đó, ngày 13/8, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế cho sức khỏe cộng đồng khi số ca mắc bệnh tăng vọt đến mức đáng báo động.
Trong ba năm 2021-2023, thế giới ghi nhận 92.000 ca nhiễm và 167 trường hợp tử vong vì căn bệnh này, chủ yếu liên quan người nam quan hệ tình dục đồng giới và người có nhiều bạn tình.
Việt Nam phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên vào tháng 10/2022. Bộ Y tế ghi nhận hơn 68 ca đậu mùa khỉ, 6 người tử vong, phần lớn bệnh nhân tiền sử nhiễm HIV. Từ đó đến nay các địa phương vẫn rải rác ghi nhận người mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, nhưng với một số người khác bệnh có triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch. Triệu chứng điển hình về bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu giật, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, tăng bạch huyết. Tháng 7/2022, WHO đã tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu (PHEIC) và tái khẳng định quy chế này vào tháng 11/2022 và tháng 2/2023. Tháng 5/2023, WHO dỡ bỏ PHEIC đối với bệnh đậu mùa khỉ. PHEIC là mức báo động cao nhất mà WHO có thể đưa ra, cho phép kích hoạt các phản ứng khẩn cấp ở các quốc gia trên toàn thế giới theo Quy định Y tế quốc tế có ràng buộc về mặt pháp lý. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình