Hotline 24/7
08983-08983

Viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm?

Viêm tuyến nước bọt là bệnh do các loại virus hoặc vi khuẩn gây ra. Dưới tác động của các tác nhân gây bệnh, đường ống thanh quản và tuyến nước bọt sẽ bị nhiễm trùng.

Tuyến nước bọt đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi hoạt động của cơ thể người. Nước bọt được tiết ra giúp giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách làm sạch các loại vi khuẩn và thức ăn còn tồn đọng trong miệng. Nếu bị tắc tuyến nước bọt hay nói cách khác là đang bị viêm tuyến nước bọt thì các vi khuẩn có hại sẽ sinh sôi, nảy nở trong khoang miệng và sẽ phát triển rất nhanh. Tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ bị nhiễm trùng gây đau đớn, khó chịu trong nhiều ngày.
 

1. Viêm tuyến nước bọt là gì?

 
Cấu tạo tuyến nước bọt bao gồm 3 đôi chính nằm ở hai bên của gương mặt. Tuyến dười hàm, tuyến dưới lưới và tuyến mạng tai. Trong 3 đôi này thì tuyến mang tai có cấu tạo lớn nhất. Vị trí của nó nằm ở trên hàm, phía trước tai dọc theo hai bên má.
 
Viêm tuyến nước bọt là bệnh do các loại virus hoặc vi khuẩn gây ra. Dưới tác động của các tác nhân gây bệnh, đường ống thanh quản và tuyến nước bọt sẽ bị nhiễm trùng. Trong một số trường hợp có thể làm tắc nghẽn, dẫn đến làm giảm lượng tiết nước bọt cần thiết cho cơ thể gây tác hại lớn đến sức khỏe và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đi kèm.
 
Viêm tuyến nước bọt có thể phân ra thành nhiều loại khác nhau: Viêm tuyến nước bọt dưới hàm mãn tính, viêm tuyến nước bọt mang tai mãn tính, viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái, viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi…
 
Trong đó, phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái và viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi.
 
Viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái và viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi là 2 loại phổ biến nhất của viêm tuyến nước bọt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

2. Viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái

 
Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng do lượng nước bọt bị giảm, bị tắc nghẽn, viêm hoặc do một số nguyên nhân khác như: Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, điều trị xạ trị vùng đầu và cổ, bị sỏi tuyến nước bọt, bị suy dinh dưỡng và mất nước…
 
Nước bọt có tác dụng giúp tiêu hóa, phá vỡ cấu trúc thức ăn và giữ cho miệng của chúng ta luôn sạch sẽ. Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc rửa sạch vi khuẩn và các mảnh vụn của thức ăn, kiểm soát lượng vi khuẩn tốt và xấu trong miệng. Khi nước bọt không được vận chuyển đi khắp khoang miệng thì lượng vi khuẩn và các hạt thức ăn bị rửa trôi sẽ ít đi và dẫn đến nhiễm trùng.
 
Triệu chứng của bệnh:
 
Khi bị viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái, người bệnh thường có những triệu chứng cơ bản như:
 
- Đau vùng tuyến dưới hàm trái, cảm giác đau tăng lên khi ăn uống và vận động hàm dưới, có khi làm biến dạng mặt, mặt phình ra, cằm xệ, cổ bạnh.
 
- Khi sờ thấy khối lượng tuyến tăng, đau hoặc thâm nhiễm ra vùng xung quanh.
 
- Ống Wharton phản ứng, nước bọt ít, đặc hoặc có mủ, miệng ống tuyến bị viêm đỏ.
 
- Da vùng tuyến nước bọt dưới hàm trái và có khi cả hai bên tuyến mang tai bị sưng, căng bóng, sờ nóng.
 
- Cảm giác đau họng, đau hàm khi há miệng to, khi nhai, nuốt, toàn thân sốt, đau đầu, người mệt mỏi.
 
- Ở nhiều người, viêm tuyến nước bọt nổi hạch.
 
Viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái có nguy hiểm không?
 
Bệnh viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái là một căn bệnh khá phổ biến và khá nguy hiểm. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
 
- Lâu ngày mủ có thể tích tụ lại và hình thành các ổ áp xe ở tuyến nước bọt.
 
- Các triệu chứng làm cho vùng cổ bị sưng to và chắc chắn khối u này sẽ làm tổn thương đến mang tai.
 
- Nếu như viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái xuất phát từ nguyên nhân khối u thì có thể làm phù đại tuyến bước bọt, trường hợp mắc khối u ác tính có thể làm mất cử động vùng da bị tổn thương.
 
- Khi bệnh nặng thì những bộ phận khác của cơ thể cũng bị nhiễm trùng.
 
- Đối với nam giới khi bị viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái có thể gây biến chứng lâu dài như viêm tinh hoàn, viêm màng não hoặc điếc.
 
Nên làm gì khi bị viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái

Khi thấy những dấu hiệu của bệnh thì người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện tốt những điều sau:
 
- Uống đủ 8 - 10 ly nước mỗi ngày để giúp kích thích tuyến nước bọt và giúp làm sạch tuyến nước bọt hiệu quả.
 
- Massage nhẹ nhàng vùng tuyến nước bọt dưới hàm trái.
 
- Chườm ấm lên tuyến nước bọt đang bị viêm nhiễm để giúp giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn.
 
- Súc miệng bằng nước ấm có pha loãng với một chút muối để vệ sinh khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn.
 
- Ngậm thêm một lát chanh chua mỗi ngày để kích thích tuyến nước bọt và giúp giảm sưng đau hiệu quả.
 

3. Viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi

 
Thuốc kháng sinh có thể được dùng để điều trị viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
 
Viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi là một bệnh lý thường gặp vào mùa đông xuân, ở mọi lứa tuổi. Với các triệu chứng lâm sàng: Sưng đau vùng quanh tai và dưới hàm một hoăc hai bên, có thể nóng, đỏ tại chỗ. Toàn thân có thể sốt, buồn nôn, người mệt mỏi.
 
Vậy bạn có biết nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi là gì?
 
Nguyên nhân
 
Virus: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi, do 1 loại vi rut thuộc nhóm Paramyxo virus có tên Mumps virus - 1 loại bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, tiến triển thành dịch thường gặp ở lứa tuổi thanh, thiến niên. Bệnh có thể gây ra các tổn thương ngoài tuyến nước bọt như: Viêm não, viêm tụy, viêm tinh hoàn và buồng trứng).
 
Vi khuẩn: Thường gặp là loại Staphylococcusvà Stretococcus… Lây truyền theo đường tiếp cận trực tiếp sau các bệnh lí nhiễm trùng răng miệng: Bệnh lý viêm tai xương chũm, và viêm khớp thái dương - hàm…, bệnh chỉ gây tổn thương tại chỗ và không thành dịch).
 
Nguyên nhân dị ứng sau sử dụng 1 số loại thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, các thuốc hóa trị liệu…
 
Ngoài ra còn các nguyên nhân: Nhiễm độc, nhiễm nấm, lao, các bệnh lí hệ thống…
 
Cách chữa trị bệnh viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi
 
Trường hợp bị viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi nhẹ có thể điều trị xử lý tại nhà nhưng nếu nặng cần tới bệnh viện dùng thuốc khám chữa. Dù là cách nào thì bạn cũng nên biết cách chữa trị bệnh viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi. Đây là một số cách điều trị đơn giản do sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hệ Liên thông Cao đẳng Dược đã nghiên cứu và thử nghiệm:
 
Uống thật nhều nước mỗi ngày để tránh khô miệng gây viêm nhiễm nặng hơn, uống nước có thể giữ cho tuyến nước bọt luôn sạch sẽ.
 
Chườm nóng hoặc lạnh vào vùng sưng của tuyến nước bọt, tác dụng giảm đau sưng nhanh.
 
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách xúc miệng bằng nước mối đều đặn hàng ngày hoặc dùng bàn chải đánh răng loại bỏ mảng bám ngừa viêm nhiễm.
 
Các thuốc kháng sinh hay dùng như: Flucloxacilline đối với nhiễm trùng do Staphylococcus, Erythromycine hay Amoxycillin cho Streptococcus, Hemophilus, Bacteroide hoặc trực khuẩn Gram, các loại kháng Enzyme như Aprotinine.
 
Viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi có nguy hiểm?
 
Đa số các trường hợp viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi không cần phải phẫu thuật. Nhưng trường hợp bị nhiễm trùng mãn tính, nhiễm trùng tái phát hay bị áp xe sẽ được tiến hành phẫu thuật tùy vào thể trạng mức độ để phục hồi căn bệnh này.
 
Hiện nay không có cách nào để phòng ngừa viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi một cách triệt để. Muốn phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt chúng ta nên áp dụng một số biện pháp sau:
 
Thực hiện vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ mỗi ngày hai lần bằng kem đánh răng và nước súc miệng. Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám sâu trong các kẽ răng.
 
Thường xuyên uống nước hằng ngày để kích thích tuyến nước bọt và giữ cho nước bọt được sạch sẽ.
 

Viêm tuyến nước bọt khám ở đâu?

 
Khi bị viêm tuyến nước bọt nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
 
Nếu bị viêm tuyến nước bọt, tốt nhất nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
 
Tại TP.HCM, bạn đọc có thể đến các địa chỉ sau để khám bệnh:
 
1. BV Ung Bướu TPHCM
3 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: 028 3843 3021
 
2. BV Đại học Y Dược TPHCM
215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM
ĐT: 1900 7178
 
3. BV Chợ Rẫy
201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5, TPHCM
ĐT: 028 3855 4138
 
4.  BV Trưng Vương
266 Lý Thường Kiệt, Phường, Quận 10, TPHCM
ĐT: 028 3865 6744
 
5. BV Nguyễn Tri Phương
468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TPHCM
ĐT: 028 3923 4332
 
6. BV Nhân dân 115
527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM
ĐT: 028 3865 2368
 
7. BV Nhân dân Gia Định
1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: 028 3841 2692
 
Trên đây là một số thông tin cơ bản về chứng bệnh viêm tuyến nước bọt, bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh. Để từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất.
 
Khiết Ngọc (Tổng hợp)
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X