Hotline 24/7
08983-08983

Viêm mũi dị ứng chẩn đoán dễ, điều trị còn nhiều thách thức

Tại buổi sinh hoạt chuyên môn với chủ đề viêm mũi dị ứng của khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định tổ chức vào sáng ngày 16/12/2022, BS.CK2 Huỳnh Tấn Lộc nhấn mạnh, căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng, mặc dù việc chẩn đoán không khó nhưng thách thức nằm ở việc điều trị bởi tính chất dai dẳng, hay tái phát.

1. Tỷ lệ viêm mũi dị ứng tại Đông Nam Á tăng cao báo động

Trưởng khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Nhân dân Gia Định dẫn chứng những số liệu thống kê cho thấy, viêm mũi dị ứng là một dạng thể nhẹ của hen suyễn, có xu hướng gia tăng theo lối sống, môi trường và gen.

Trong gia đình có người gen dị ứng, chắc chắn trong gia phả sẽ có 1-2 người mắc bệnh. Gần đây, tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng tại Đông Nam Á tăng cao đến mức báo động, 5,5 - 44,2%, có thể do lối sống và môi trường sinh hoạt” - BS.CK2 Huỳnh Tấn Lộc cho biết.

Chuyên gia cho rằng, viêm mũi dị ứng ít khi nào xuất hiện đơn độc mà thường kết hợp với hen suyễn (với khoảng 1/3 bệnh nhân kèm theo hen thể nhẹ hoặc nặng); mắt; họng - thanh quản; viêm mũi xoang (viêm mũi dị ứng lâu ngày sẽ hình thành nên polyp mũi); và viêm tai giữa (thường gặp ở trẻ em hơn người lớn).

Với phong cách giảng dạy hấp dẫn, bài báo cáo của BS.CK2 Huỳnh Tấn Lộc nhận được nhiều câu hỏi của đồng nghiệp, bác sĩ nội trú, sinh viên y trong buổi sinh hoạt chuyên môn với chủ đề viêm mũi dị ứng của khoa Tai mũi họng

Dị nguyên gây viêm mũi dị ứng đa dạng. Thứ nhất là môi trường, gồm có mạt bụi nhà, lông chó mèo, bụi, khói thuốc lá, nấm mốc. Thứ hai là yếu tố mùa, gồm phấn hoa, thay đổi thời tiết. Thứ ba là thức ăn (trứng, sữa lúa mì, đậu cá biến, hàu…), tất cả những thực phẩm chứa ký sinh trùng đều có thể gây dị ứng.

Về phấn hoa, chuyên gia dẫn chứng câu chuyện thực tế, một làng trồng hoa tại Mỹ gây dị ứng rất dữ dội, vì vậy quanh năm bệnh nhân đều phải sử dụng thuốc uống kháng histamin, không chỉ một mà kết hợp nhiều loại, cùng với đó là uống kháng sinh trường kỳ. Tại Việt Nam, BS.CK2 Huỳnh Tấn Lộc đánh giá, mùi và phấn hoa cũng gây dị ứng nhiều. Điển hình như cây sala, hoa có mùi rất thơm và nồng, nhưng nhiều người sẽ có cảm giác đau đầu, nhảy mũi khi tiếp xúc.

2. Chẩn đoán viêm mũi dị ứng dễ, điều trị khó do tính chất dai dẳng

Viêm mũi dị ứng được biểu hiện qua 4 triệu chứng chính, bao gồm ngứa mũi, nghẹt mũi, nhảy mũi và chảy mũi. Ngoài ra, bệnh còn gây ra các triệu chứng khác như đau tai, đau mặt, đau đầu, ngứa-đỏ mắt.

Về triệu chứng thực thể, BS.CK2 Huỳnh Tấn Lộc nhấn mạnh, đôi khi chỉ cần quan sát bệnh nhân cũng nhận ra viêm mũi dị ứng. Một trong các triệu chứng thực thể đáng chú ý được bác sĩ đề cập đó là quầng thâm mí mắt (không phải do mất ngủ). Tình trạng này do hai cơ chế chính.

Một là khi ngứa, cơ vòng mi sẽ co liên tục dẫn đến thiếu máu nuôi, gây thoát dịch. Trong khi đó, vùng quanh mắt, góc mày và bọng mắt là mô liên kết lỏng lẻo, khi đọng dịch sẽ rất khó tiêu đi. Thời gian có thể là vài tháng, cả năm, thậm chí chưa chắc đã tiêu dịch, bởi vì liên tiếp từ đợt này đến đợt khác.

Hai là, quầng thâm mắt trong viêm mũi dị ứng do nghẹt mũi làm giảm hồi lưu tĩnh mạch. Điều này dẫn đến tình trạng mạch máu đến được mà về không được, không thoát dịch, và lâu ngày tạo thành quầng thâm mắt” - chuyên gia lý giải.

Ngoài ra, triệu chứng thực thể khác được bác sĩ nhắc đến đó là hình cuống mũi trong viêm mũi dị ứng như hình luống cài, rõ nhất là đuôi mũi dưới ở phía sau; hay về mắt, kết mạc mắt sẽ có mạch máu tăng sinh.

Đề cập đến vấn đề chẩn đoán, BS.CK2 Huỳnh Tấn Lộc bày tỏ quan điểm, chẩn đoán viêm mũi dị ứng rất dễ, nhưng điều trị mới khó, vì tính chất tái phát, dai dẳng, tạo ra hệ lụy có hen suyễn, polyp mũi, cao huyết áp…

Như vậy, để chẩn đoán cần dựa trên 4 yếu tố, bao gồm tiền sử (gia đình, bản thân có hen, dị ứng, chàm); triệu chứng cơ năng (triệu chứng mũi, mắt; triệu chứng toàn thân); triệu chứng thực thể (khám - mặt xanh xao, quầng thâm mắt, sổ mũi nhiều và nội soi tai mũi họng); xét nghiệm dị ứng (đặc hiệu, không đặc hiệu).

3. Fexofenadin - ứng cử viên sáng giá trong điều trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng được phân thành 4 loại. Cụ thể, viêm mũi dị ứng gián đoạn từng đợt, thời gian xảy ra triệu chứng dưới 4 ngày/ tuần hay dưới 4 tuần. Viêm mũi dị ứng dai dẳng, thời gian xảy ra triệu chứng hơn 4 ngày/ tuần và kéo dài trên 4 tuần.

Trong khi viêm mũi dị ứng nhẹ không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, không có triệu chứng khó chịu, thì ngược lại khi viêm mũi dị ứng trung bình - nặng sẽ làm cho bệnh nhân mất ngủ, nghẹt mũi, sổ mũi gây ảnh hưởng đến quá trình học tập, làm việc, sinh hoạt.

Theo BS.CK2 Huỳnh Tấn Lộc, điều trị viêm mũi dị ứng có nhiều cách. Ưu thế nhất là hướng dẫn bệnh nhân tránh dị nguyên, tuy nhiên điều này khó thực hiện bởi môi trường và lối sống. Ngoài ra, trong mũi có rất nhiều tế bào trụ lông chuyển, giống như chiếc chổi sinh lý để đẩy dịch ra ngoài, và rửa nước muối sinh lý là cách để tác động lên vai trò này.

Một giải pháp khác cũng được chuyên gia đề cập để hồi phục lại tế bào trụ lông chuyển và giúp niêm mạc mũi thông thương tốt, đó là sử dụng tinh dầu tràm. “Tuy nhiên, lưu ý, tinh dầu tràm không phải loại dùng trong công nghệ hấp đồ hay viên tinh dầu tràm bán ngoài hiệu thuốc tây mà là loại được chiết xuất từ dược thảo, thân cây tràm tự nhiên. Khi sử dụng, tốt nhất là nhỏ giọt tinh dầu tràm vào nước nóng để bốc hơi lên và ngửi, không xông theo kiểu phun khí dung” - chuyên gia nói.

Về liệu pháp dược, liên quan đến thuốc kháng dị ứng, BS.CK2 Huỳnh Tấn Lộc cho rằng nên lựa chọn loại tối ưu nhất, đáp ứng được tiêu chí, không gây buồn ngủ, giúp người bệnh tỉnh táo khi lái xe, vận hành máy móc, học tập và làm việc. Ngày nay, ưu tiên sử dụng thế hệ mới, bởi vì tác dụng tối ưu hơn, ít tác dụng phụ hơn.

Trong các loại thuốc kháng histamin thế hệ mới, chuyên gia đánh giá cao hoạt chất fexofenadin. Ra đời từ năm 1996, cho đến nay, fexofenadin vẫn được ứng dụng rộng rãi. “Mặc dù về sau đã có nhiều hoạt chất khác, tuy nhiên cảm giác các loại này co mạch yếu. Trong quá trình kháng dị ứng, co mạch càng yếu, càng khó giảm mức độ nghẹt mũi. Ngày nay, nhiều tác giả cũng thích sử dụng fexofenadin 180mg, vì có thể dùng 1 viên mỗi ngày, kết hợp rửa nước muối bệnh sẽ ổn dần” - BS.CK2 Huỳnh Tấn Lộc bày tỏ quan điểm.

Chuyên gia cũng đánh giá, hiện nay tại Việt Nam, Telfor được sản xuất bởi Dược Hậu Giang với hoạt chất fexofenadin là ứng cử viên sáng giá trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Đại diện AloBacsi tặng hoa cho BS.CK2 Huỳnh Tấn Lộc - Trưởng khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Trưởng khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Nhân dân Gia Định còn lưu ý, khi điều trị thuốc kháng histamin nên sử dụng phối hợp. “Ví dụ, sử dụng 1 viên Cetirizin trong vòng 1 tháng không có tác dụng, nhưng nếu kết hợp sáng 1 viên Cetirizine và chiều 1 viên fexofenadin 180mg sẽ đạt hiệu quả tối ưu.

Tại Singapore, các trường hợp dị ứng mề đay, chàm, tổ đỉa, lupus ban đỏ họ dùng 4 viên Fexofenadin cùng 4 viên Cetirizin một ngày. Sở dĩ họ có thể sử dụng liều cao là bởi vì giữa liều tác dụng và liều độc rất xa” - BS.CK2 Huỳnh Tấn Lộc nói.

Trong trường hợp viêm mũi dị ứng nặng hơn có thể sử dụng kháng histamin xịt mũi. Nếu viêm mũi dị ứng có bội nhiễm bắt buộc phải sử dụng kháng sinh và tốt nhất là nên lựa chọn loại thuốc uống “trường kỳ” trong 1 năm mà không gây ảnh hưởng sức khỏe.

Đối với corticoid dạng uống, nếu đã sử dụng thì cần hướng dẫn bệnh nhân uống vào buổi sáng sau ăn, 1 lần duy nhất trong ngày. Khi sử dụng corticoid dạng xịt, khuyên bệnh nhân dùng 1 lần trong ngày, trong 4 tuần và ngưng, sau đó rửa nước mũi. Một thời gian sau, nếu tái phát thì nên tiếp tục sử dụng, không nên dùng liên tục” - chuyên gia nhấn mạnh.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X