Hotline 24/7
08983-08983

Nghe kém, suy giảm thính lực: Đi khám để đeo máy trợ thính, không phải máy khuếch đại âm thanh

Đây là khuyến cáo từ TTND.TTƯT.PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy - Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi họng TPHCM cũng như những chia sẻ chân thành từ chị Lâm Chi - “người trong cuộc” qua thực tế đối diện, chăm sóc người nghe kém, suy giảm thính lực.

1. Dùng máy trợ thính từ mức độ nhỏ đến tăng dần để cơ thể thích nghi

Nhờ BS đưa ra lời khuyên cho người đeo máy lần đầu làm quen với những âm thanh mới ạ? Mẹ em 56 tuổi, mới phát hiện nghe kém nhưng ngại đeo máy trợ thính vì nói là nghe rất khó chịu. Mong hồi âm từ bác sĩ ạ.

TTND.TTƯT.PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy trả lời: Để lựa chọn một máy trợ thính phù hợp, trước tiên cần đi khám bác sĩ và chủ yếu là khám bác sĩ Tai - Mũi - Họng, thăm khám tai chính xác. Sau đó, đo thính lực để xác định mức độ và dạng điếc của người bệnh. Từ đó có thể lựa chọn được loại máy trợ thính phù hợp với thính lực đồ của mình.

Khi sử dụng máy, người bệnh nên dùng từ mức độ nhỏ để cơ thể quen dần với những âm thanh đó, sau đó tăng dần trong môi trường yên tĩnh. Tiếp theo là sử dụng khi ra ngoài đường với nhiều âm thanh hỗn hợp xung quanh. Dần dần cơ thể sẽ quen và có cảm giác dễ chịu khi nghe máy trợ thính.

TTND.TTƯT.PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy - Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi họng TPHCM

2. Chọn đúng trung tâm khám thính lực, mua đúng máy trợ thính

Em năm nay 35 tuổi nhưng do bị tai nạn nên suy giảm thính lực 1 tháng nay, muốn được nghe chia sẻ từ bác sĩ và chị, hiện nay có nhiều dòng máy trợ thính quá làm gia đình em bối rối, giá cả cũng khác nhau.

- Vậy em nên đến đâu để mua máy trợ thính tốt nhất và nhận được tư vấn chuyên nghiệp? Em xin cảm ơn.

Chị Lâm Chi - Người thân bệnh nhân suy giảm thính lực chia sẻ: Trước khi gia đình động viên đưa bố đi khám, tôi có lên mạng tìm hiểu vì nghĩ rằng thuyết phục rất khó để bố đi khám nên tính tự mua một máy về cho bố đeo. Ban đầu, tôi nghĩ đơn giản là bố nghe kém thì chỉ cần tìm mua một chiếc máy để nghe rõ, nghe to là được. Do đó, tôi đã mua nhầm chiếc máy khuếch đại âm thanh. Do tôi động viên nên bố dùng được đến ngày thứ hai nhưng ngay từ ngày đầu tiên bố đã thấy khó chịu.

Sau đó, tôi đã tham khảo ý kiến chuyên gia và được khuyên là nên mua những máy rõ nguồn gốc xuất xứ. Để biết nên đeo dòng máy nào thì đến các trung tâm trợ thính. Cả nhà đã thuyết phục và đưa bố đến một trung tâm trợ thính uy tín tại TPHCM để đo thính lực.

Trong quá trình đo, chuyên gia thực hiện khá chi tiết và cụ thể, bố được đo thính lực, cơ sở vật chất tại trung tâm rất hiện đại. Sau khi đo thính lực bằng máy, bác sĩ tư vấn và đo lại bên ngoài. Qua 2 lần kiểm tra để đưa ra một kết quả chính xác. Cuối cùng, tôi chọn được cho bố một máy trợ thính phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bố, cũng như điều kiện kinh tế gia đình.

Chiếc máy có xuất xứ từ Đức, thực sự đó là một cuộc cách mạng đối với việc nghe của bố tôi. Bởi vì, nó làm cho bố nghe rõ hơn và mọi thứ trở nên tuyệt vời. Từ đó, bố vui vẻ và dễ tính trở lại, lúc trước nghe không rõ, bố hơi khó tính, bởi vì giao tiếp không được tốt, mất kết nối khiến trong người khó chịu. Do đó, khi bố dễ chịu trở lại, cả nhà vui vẻ.

Vì vậy, việc lựa chọn đúng trung tâm để đi khám, mua đúng máy trợ thính rất có ích cho người bệnh.

Chị Lâm Chi - Người thân bệnh nhân suy giảm thính lực 

TTND.TTƯT.PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy trả lời: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu máy trợ thính khác nhau. Điều tốt nhất nên đưa người bệnh đến các trung tâm máy trợ thính uy tín, có bác sĩ tư vấn về máy hoặc các bệnh viện có chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để bác sĩ tư vấn đúng loại máy trợ thính, không phải máy khuếch đại âm thanh.

Nhiều bệnh nhân đến gặp bác sĩ cũng có suy nghĩ đơn giản là ra mua đại một máy về dùng. Thường các loại máy đó sẽ không đeo được, thậm chí còn gây khó chịu và ảnh hưởng đến thính lực của bệnh nhân. Vì vậy, cần một chiếc máy phù hợp với thính lực đồ và có kỹ thuật số hiện đại để điều chỉnh theo thính lực của bệnh nhân. Như vậy, khi sử dụng sẽ giúp bệnh nhân nghe hiểu môi trường xung quanh tốt hơn và giảm tình trạng ảnh hưởng làm thính lực ngày càng nặng hơn.

3. Chọn máy trợ thính phù hợp với công việc của bệnh nhân

BS cho tôi hỏi, nếu chỉ nghe kém một chút thì có cần phải đeo máy trợ thính không? Và khi đeo thì nên đeo 1 bên hay cả 2 bên tai? Tôi có thể mang tai nghe để nghe nhạc cùng với máy trợ thính không ạ?

TTND.TTƯT.PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy trả lời: Để biết được khả năng nghe kém bao nhiêu, người bệnh cần được đo thính lực đồ, xác định mức độ bao nhiêu. Ví dụ, trên 20 dB, lúc đó bác sĩ có thể gợi ý và tư vấn các loại máy trợ thính cho bệnh nhân. Ngoài ra, lựa chọn máy trợ thính còn phải phù hợp với công việc của bệnh nhân, trường hợp công việc cần nghe nhiều, thính lực chỉ cần giảm khoảng 20 dB là phải đeo máy trợ thính.

Bình trường, người bệnh giảm từ 30 dB trở đi mới cần thiết đeo máy trợ thính. Nếu bị suy giảm thính lực một bên tai, bệnh nhân nên đeo để cân bằng giữa hai tai, sự tiếp nhận âm thanh tốt hơn. Đối với những bệnh nhân đeo máy trợ thính, hiện nay có những dòng máy hỗ trợ bluetooth, tích hợp với việc nghe nhạc, giúp cho bệnh nhân nghe thoải mái hơn.

4. Đeo máy trợ thính ngay khi có chỉ định, giảm tỷ lệ thoái hóa não ở người già

Cuối chương trình, nhờ BS đúc kết một lần nữa các thông tin:

- Để phát hiện tình trạng nghe kém, mất thính lực sớm, chúng ta cần làm gì? Việc kiểm tra thính lực hàng năm có cần thiết với cả người trẻ, khỏe mạnh?

TTND.TTƯT.PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy trả lời: Với xã hội phát triển, nhu cầu được nghe bình thường của con người ngày càng tăng lên. Việc giảm thính lực gặp ở mọi lứa tuổi, đối với trẻ em cần được quan tâm, còn với người lớn tuổi nên nhận được sự quan tâm của gia đình.

Bản thân người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu giảm thính lực, bởi vì tình trạng này sẽ xảy ra chậm, bệnh nhân không thể phát hiện ngay. Trừ khi điếc đột ngột sẽ không nghe được hẳn, còn nếu thấy hơi khó nghe, cần người đối diện nhắc lại, bệnh nhân nên chú ý để đến khám tại cơ sở uy tín nhất về tình trạng giảm thính lực của mình.

Nếu có 1 trong các dấu hiệu nghe kém trên, bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia thính lực ngay lập tức

Đến mức độ được chỉ định đeo máy trợ thính, nên đeo sớm nhất và lựa chọn loại máy phù hợp, giúp người bệnh nghe tốt hơn, não từ đó cũng phát triển. Đồng thời, giảm tỷ lệ thoái hóa não ở người già, tránh bệnh lý trầm cảm do kém kết nối với môi trường xung quanh.

- Can thiệp nghe kém, giảm thính lực sớm sẽ mang lại lợi ích và hiệu quả ra sao?

TTND.TTƯT.PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy trả lời: Khi giảm thính lực, người bệnh nên đi khám để phát hiện và có các biện pháp tốt nhất để điều trị và cải thiện thính lực, phù hợp với bệnh nhân.

Ví dụ, nếu bị viêm tai, cần điều trị để thính lực trở lại bình thường. Còn với các vấn đề giảm thính lực ở người già, không thể điều trị bằng can thiệp phẫu thuật, hoặc bệnh nhân có bệnh lý nội khoa không thể phẫu thuật, từ chối phẫu thuật, việc đeo máy trợ thính là một biện pháp giúp bệnh nhân lấy lại thính lực.

Điều này nên thực hiện sớm, bởi vì nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy những người nghe kém, tỷ lệ thoái hóa não và alzheimer càng tăng lên. Vì vậy, nếu người bệnh nghe được, khả năng kết nối với cuộc sống tăng, cuộc sống vui vẻ hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó, tuổi thọ và các bệnh lý về già, thoái hóa cũng giảm đi.

Các lợi ích khi đeo máy trợ thính kịp thời và đúng cách

Phần 1: Nghe kém có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Phần 2: 8 điều nhất định phải biết về máy trợ thính

Trân trọng cảm ơn TTND.TTƯT.PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy, chị Lâm Chi và Tập đoàn WSAudiology - nhà sản xuất máy trợ thính hàng đầu thế giới và hiện đang giữ vị trí số 1 về số lượng máy và phụ kiện được bán ra đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.

Đặc biệt quý độc giả hãy nhanh tay đăng ký tại đây để được nhận ngay một suất ĐO KHÁM THÍNH LỰC MIỄN PHÍ - KHÔNG GIỚI HẠN thời gian đăng ký - từ đơn vị đồng hành WSAudiology.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X