Viêm khớp dạng thấp, thuốc dạ dày gây tăng tiểu cầu và bạch cầu?
Cháu thấy có lý do là viêm khớp dạng thấp, hoặc uống nhiều thuốc dạ dày thì có thể có khả năng làm tăng bạch cầu và tiểu cầu không ạ?
Chào BS, cho chảu hỏi về tình trạng bệnh lý của bố cháu ạ.
Bố cháu năm nay 48 tuổi, ông bị đau gai đầu gối, muốn lên trung ương khám kỹ hơn và xin thuốc tốt về uống để được giảm đau hơn. Tiện thể bố cháu muốn khám kỹ về gan thận vì bố cháu bị vàng mắt vàng da trước giờ, cứ nghĩ bị gan không tốt. Nhưng kết quả cho thấy gan thận bình thường, và lại phát hiện bị tăng tiểu cầu đột biến, hiện tại tiểu cầu của bố cháu là hơn 800, và tăng bạch cầu hiện tại là 12.5.
Bố cháu đi khám ở Bạch Mai và BV Huyết học Hà Nội, BS đều chẩn đoán bố cháu bị ung thư. Tuy nhiên, bố cháu đang chờ 1 tuần để bắt đầu xét nghiệm tuỷ mới có kết quả chính xác. Cháu rất lo lắng, đọc thông tin trên mạng cháu thấy còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tăng tiểu cầu và bạch cầu như: lá lách, suy gan, vết thương lớn, thiếu sắt... các lý do này cháu đều có thể loại trừ.
Cháu thấy có lý do nữa là viêm khớp dạng thấp, hoặc uống nhiều thuốc dạ dày thì có thể có khả năng làm tăng bạch cầu và tiểu cầu không ạ? Cháu xin cám ơn!
Chào em Mừng,
Về mặt huyết học, bố của em được phát hiện có tăng 2 dòng tế bào máu là tiểu cầu và bạch cầu, trong đó tăng tiểu cầu là nổi bật nhất. Tăng tiểu cầu có thể là nguyên phát hoặc thứ phát.
Tăng tiểu cầu nguyên phát có thể do bất thường của tế bào gốc trong tủy xương tạo ra quá nhiều tiểu cầu, nguyên nhân thường không rõ, hoặc do di truyền, các tiểu cầu không bình thường.
Tăng tiểu cầu thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân như ung thư, thiếu máu, mất máu, cắt lách, tình trạng nhiễm trùng, do thuốc...
Tôi thông cảm cho sự lo lắng của gia đình em. Tuy nhiên, BV Bạch Mai và BV Huyết Học là 2 BV lớn đầu ngành, nơi có cán bộ y tế được đào tạo chuyên sâu nhiều năm trong lĩnh vực này và có đầy đủ trang thiết bị để chẩn đoán bệnh thì em nên trao gửi niềm tin cho BV. Nếu dựa vào các thông tin trên mạng mà người dân thường “có thể loại trừ bệnh này, chẩn đoán bệnh kia” một cách chắn chắn thì đã có thể tự điều trị tại nhà.
Tôi tin là các nguyên nhân mà em đề cập đến thì BS tại 2 BV trên cũng đã xem xét và loại trừ, và tôi đồng ý là xét nghiệm tủy có thể chẩn đoán và loại trừ bệnh lý ác tính tại tủy. Gia đình nên chờ kết quả xét nghiệm tủy và trao đổi thêm thông tin với BS điều trị để giải tỏa khúc mắc, nắm rõ bệnh tình và hướng điều trị, em nhé.
Thân mến!
Bố cháu năm nay 48 tuổi, ông bị đau gai đầu gối, muốn lên trung ương khám kỹ hơn và xin thuốc tốt về uống để được giảm đau hơn. Tiện thể bố cháu muốn khám kỹ về gan thận vì bố cháu bị vàng mắt vàng da trước giờ, cứ nghĩ bị gan không tốt. Nhưng kết quả cho thấy gan thận bình thường, và lại phát hiện bị tăng tiểu cầu đột biến, hiện tại tiểu cầu của bố cháu là hơn 800, và tăng bạch cầu hiện tại là 12.5.
Bố cháu đi khám ở Bạch Mai và BV Huyết học Hà Nội, BS đều chẩn đoán bố cháu bị ung thư. Tuy nhiên, bố cháu đang chờ 1 tuần để bắt đầu xét nghiệm tuỷ mới có kết quả chính xác. Cháu rất lo lắng, đọc thông tin trên mạng cháu thấy còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tăng tiểu cầu và bạch cầu như: lá lách, suy gan, vết thương lớn, thiếu sắt... các lý do này cháu đều có thể loại trừ.
Cháu thấy có lý do nữa là viêm khớp dạng thấp, hoặc uống nhiều thuốc dạ dày thì có thể có khả năng làm tăng bạch cầu và tiểu cầu không ạ? Cháu xin cám ơn!
(Vũ Thị Mừng - mungvt…@gmail.com)
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em Mừng,
Về mặt huyết học, bố của em được phát hiện có tăng 2 dòng tế bào máu là tiểu cầu và bạch cầu, trong đó tăng tiểu cầu là nổi bật nhất. Tăng tiểu cầu có thể là nguyên phát hoặc thứ phát.
Tăng tiểu cầu nguyên phát có thể do bất thường của tế bào gốc trong tủy xương tạo ra quá nhiều tiểu cầu, nguyên nhân thường không rõ, hoặc do di truyền, các tiểu cầu không bình thường.
Tăng tiểu cầu thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân như ung thư, thiếu máu, mất máu, cắt lách, tình trạng nhiễm trùng, do thuốc...
Tôi thông cảm cho sự lo lắng của gia đình em. Tuy nhiên, BV Bạch Mai và BV Huyết Học là 2 BV lớn đầu ngành, nơi có cán bộ y tế được đào tạo chuyên sâu nhiều năm trong lĩnh vực này và có đầy đủ trang thiết bị để chẩn đoán bệnh thì em nên trao gửi niềm tin cho BV. Nếu dựa vào các thông tin trên mạng mà người dân thường “có thể loại trừ bệnh này, chẩn đoán bệnh kia” một cách chắn chắn thì đã có thể tự điều trị tại nhà.
Tôi tin là các nguyên nhân mà em đề cập đến thì BS tại 2 BV trên cũng đã xem xét và loại trừ, và tôi đồng ý là xét nghiệm tủy có thể chẩn đoán và loại trừ bệnh lý ác tính tại tủy. Gia đình nên chờ kết quả xét nghiệm tủy và trao đổi thêm thông tin với BS điều trị để giải tỏa khúc mắc, nắm rõ bệnh tình và hướng điều trị, em nhé.
Thân mến!
BS Cao Thị Lan Hương
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình