Hotline 24/7
08983-08983

Ung thư tiêu hóa: Biết sớm, chữa lành nhờ nội soi

Chỉ mất 10 - 15 phút nội soi sẽ chẩn đoán được các bệnh lý đường tiêu hóa, từ viêm, loét đến ung thư. Từ đó, đưa ra hướng điều trị kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc.

Tưởng thiếu máu hóa ra ung thư dạ dày giai đoạn muộn

Nội soi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa, vì thông qua kỹ thuật này bác sĩ không chỉ chẩn đoán, điều trị và còn thực hiện nhiệm vụ quan trọng là tầm soát giúp phòng ngừa bệnh. Đặc biệt, ung thư biết sớm chữa lành, nhờ có nội soi mà bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện ung thư dạ dày, đại tràng, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sống cho người bệnh.

Đây là những chia sẻ mở đầu của TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng trong buổi sinh hoạt với chủ đề "Vai trò của nội soi trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa" diễn ra vào sáng ngày 21/12 tại Bệnh viện Gia An 115.

Nội soi dạ dày, nội soi đại tràngNhiều thông tin hữu ích về nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới đã được 2 chuyên gia chia sẻ trong buổi hội thảo diễn ra tại Bệnh viện Gia An 115

Đối với đường tiêu hóa trên, nội soi dạ dày có thể giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương rất nhỏ, chỉ vài milimét, thậm chí có thể bấm mẫu sinh thiết tìm tế bào ung thư trong quá trình nội soi.

Thường gặp nhất là viêm dạ dày, loét dạ dày, tỷ lệ mắc 2 căn bệnh này ngày càng gia tăng. Với những triệu chứng như khó chịu vùng bụng, đau bụng, buồn nôn, nôn ói thường bác sĩ sẽ chỉ định nội soi. Qua đó, khảo sát được ở hang vị, bờ cong dạ dày, hoặc thậm chí là ở đoạn đầu của ruột non. Đồng thời còn chẩn đoán được mức độ của tổn thương, chẳng hạn như biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày trên những bệnh nhân bị viêm, loét dạ dày.

Tuy nhiên, theo BS Tuyết Phượng, điều mà các bác sĩ lo nhất là triệu chứng loét câm, bệnh nhân thường không có triệu chứng nhưng nội soi vô tình phát hiện ổ loét rất lớn. Đây là một trong những biến chứng có khả năng dẫn đến ung thư dạ dày.

Ngoài ra, khó tiêu cũng là một trong những triệu chứng có thể được chỉ định nội soi dạ dày. Vì ngoài 60% khó tiêu là cơ năng liên quan đến vấn đề ăn uống thì có đến 40% còn lại là triệu chứng của bệnh thực thể. BS Tuyết Phượng lưu ý, nếu khó tiêu kèm theo sụt cân, có máu trong phân, ói máu, tiểu máu, thiếu máu thì cần nhanh chóng đi khám để có chỉ định nội soi, điều trị vì đây là những dấu hiệu bệnh nguy hiểm.

Nội soi dạ dày, nội soi đại tràngTS Lê Thị Tuyết Phượng hướng dẫn cho khách tham dự nhận biết các triệu chứng của đường tiêu hóa cần đi khám để có chỉ định nội soi phù hợp

“Chúng tôi đã gặp rất nhiều bệnh nhân còn trẻ, khỏe mạnh, chỉ đơn thuần có triệu chứng chóng mặt, làm việc mau mệt, nhưng khi đi khám thấy biểu hiện thiếu máu, chỉ định nội soi phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn trễ. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan, đôi khi bệnh không có triệu chứng, chỉ đơn giản là thiếu máu nhưng nếu nó kèm theo báo động trên nền khó tiêu thì phải hết sức cảnh giác” - BS Tuyết Phượng khuyến cáo.

Bên cạnh 2 bệnh lý về dạ dày có thể gây biến chứng ung thư, một căn bệnh khác ngày càng phát triển trong thời đại nhiều áp lực này đó là trào ngược dạ dày thực quản.

Đây là căn bệnh khiến nhiều người nhầm lẫn. Bởi chỉ có 20% các triệu chứng biểu hiện tại đường tiêu hóa, còn 80% là ngoài tiêu hóa như ho, hen suyễn, mòn răng không rõ lý do, viêm xoang, ngưng thở khi ngủ đặc biệt là béo phì, hôi miệng, vướng họng, đau ngực không do tim. Những biểu hiện này khiến người bệnh đến khám ở các chuyên khoa từ Tim mạch đến Hô hấp mà không ngờ rằng nguyên nhân đến từ hệ Tiêu hóa.

Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà biến chứng của nó cũng rất “đáng gờm” bao gồm viêm, loét thực quản, nghiêm trọng nhất là ung thư thực quản. Thông thường, trong những trường hợp trào ngược dạ dày thực quản nặng, bác sĩ sẽ có chỉ định nội soi để chẩn đoán biến chứng của căn bệnh này.

Mặt khác, nội soi cũng thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu mô chẩn đoán vi trùng trong dạ dày H.Pylori. Tổ chức Y tế thế giới - WHO hiện đã xếp loại vi trùng này vào nhóm 1 của yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày. Mặc dù, không phải trường hợp nào nhiễm HP cũng gây ung thư nhưng những người ung thư dạ dày có tỷ lệ nhiễm HP cao. Do đó, việc phát hiện và điều trị HP sẽ mang ý nghĩa lớn trong việc ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Nội soi dạ dày, nội soi đại tràngVới 26 năm kinh nghiệm trong ngành y và tham gia nhiều hoạt động cộng đồng, cách TS Tuyết Phượng chia sẻ kiến thức gần gũi, ai nghe cũng hiểu. Hiện TS Tuyết Phượng là Trưởng Trưởng khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện Nhân dân 115 và là bác sĩ khám ở Bệnh viện Gia An 115.

“Thông qua nội soi, bác sĩ không chỉ chẩn đoán các bệnh lý ống tiêu hóa như viêm, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hay HP, giúp tầm soát ung thư đường tiêu hóa mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị, chẳng hạn như lấy dị vật qua nội soi, thắt tĩnh mạch thực quản. Hoặc đối với các trường hợp dạng xuất huyết, nội soi có thể thực hiện cấp cứu cầm máu để tránh một cuộc phẫu thuật không đáng có cho người bệnh” - BS Tuyết Phượng cho biết.

Đối với đường tiêu hóa dưới, nội soi đại tràng cũng giúp bác sĩ khảo sát toàn bộ khu vực này. Thường, những người trên 50 tuổi, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng, hoặc xuất hiện các triệu chứng báo động như đau bụng, nặng bụng, rối loạn đi cầu, sốt, thiếu máu, phân dẹt như lá lúa, mệt, chóng mặt, đau về ban đêm, sờ thấy cục u... sẽ được chỉ định nội soi đại tràng để tìm ra nguyên nhân, hướng điều trị.

Bơm khí CO2 - giải pháp lý tưởng hết đầy hơi sau nội soi đại tràng

Tại buổi hội thảo, BS.CK1 Nguyễn Anh Đoàn cũng giúp người tham dự hiểu rõ hơn vì sao nội soi lại là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh lý về ống tiêu hóa, mà không phải các kỹ thuật mới hiện đại hơn.

BS Đoàn chia sẻ: "Các phương pháp hiện đại như siêu âm, chụp MRI, CT dù rất đắt tiền trong không có giá trị trong chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa, do không cung cấp được thông tin xác thực về bệnh trạng. Còn chụp X-quang dạ dày hoặc đại tràng bằng thuốc cản quang có thể dùng trong một số trường hợp nhưng không chính xác bằng nội soi, thậm chí nếu kết quả bất thường bệnh nhân vẫn cần được nội soi để xác định chẩn đoán và điều trị”.

Nội soi dạ dày, nội soi đại tràngBS Anh Đoàn có trên 15 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh tại khoa Nội Tiêu hoá và đơn vị Nội soi của BV Nhân dân 115; BS cũng từng phụ trách đơn vị Nội soi Tiêu hoá của Trung tâm chẩn đoán y khoa Medical Diag Center trước khi về Bệnh viện Gia An 115.

Theo BS Đoàn, hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, nội soi dạ dày, đại tràng không gây đau (hay còn gọi là nội soi gây mê) giờ chỉ là một giấc ngủ đối với bệnh nhân, xua tan mọi ám ảnh về khó chịu, cảm giác buồn nôn trước đây.

Nội soi gây mê mang lại nhiều lợi điểm, người bệnh nằm yên tĩnh, không bị kích thích, giúp quá trình soi và làm thủ thuật được thuận lợi, áp dụng được nhiều kỹ thuật cần độ chính xác cao như cắt polyp, tiêm cầm máu, tiêm keo sinh học cầm máu… Đồng thời còn hạn chế được tai biến trong quá trình nội soi như trật khớp, tăng huyết áp, tiết kiệm thời gian với việc sử dụng các thuốc tiền mê tĩnh mạch thế hệ mới giúp khởi mê nhanh, thải trừ nhanh.

Nội soi dạ dày, nội soi đại tràngMột ca nội soi tại Bệnh viện Gia An 115, TPHCM

Thường, trước khi tiến hành nội soi, bác sĩ sẽ dặn bệnh nhân “sửa soạn” thật kỹ. Theo kinh nghiệm của BS Đoàn, với nội soi đường tiêu hóa trên như dạ dày, bệnh nhân sẽ được không ăn hay uống bất cứ thứ gì trong vòng 4-5 giờ để hạn chế tình trạng nôn ói, bảo vệ đường thở cũng như hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình quan sát rõ vùng dạ dày tổn thương.

“Những loại thức uống có màu như sữa, nước cam, coca - cola, cà phê, nước ép trái cây, nước có gas… cũng không được dùng. Mặt khác, cần trao đổi rõ với bác sĩ nếu có tiền sử bệnh tim mạch, hen suyễn, bệnh thận hoặc dị ứng. Với bệnh nhân nội soi để theo dõi tiến trình điều trị thì cần ngưng kháng sinh, thuốc ức chế axit 2 - 4 tuần, vì nếu không có thể sẽ gây âm tính giả” - vị chuyên gia có 15 năm kinh nghiệm trong nội soi cho biết.

Nội soi dạ dày, nội soi đại tràngMột bệnh nhân đến từ Long An hiện đang theo dõi bệnh tại Bệnh viện Gia An 115 đến tham dự buổi hội thảo và dành những đánh giá thiết thực như bác sĩ nhiều kinh nghiệm, dễ mến và giá cả phải chăng về cơ sở y tế này. Đặc biệt, yếu tố thanh toán BHYT vào thứ 7 khiến ông rất hào hứng.

Đối với nội soi đại tràng, cần sự chuẩn bị phức tạp hơn để lòng đại tràng sạch hết phân, khi nội soi bác sĩ mới thấy rõ lòng đại tràng. Trước khi nội soi chỉ nên ăn nhẹ như cháo, soup, tránh ăn chất xơ, các loại hạt như hạt dưa hấu, hạt ổi, hạt ớt.

Ngoài ra, trước khi đi ngủ, khoảng từ 9 - 10g bệnh nhân sẽ được dùng thuốc làm sạch ruột. Tốt nhất là nên để lạnh thuốc trước khi uống. Nếu là Fortran thì pha 3 gói với 3 lít nước, uống một lần một ly khoảng 200ml, cứ mỗi 10 - 15 phút một lần cho đến khi uống hết 3 lít nước thuốc đó.

Trước khi kết thúc chương trình, nhiều người tham dự đều có chung thắc mắc, sau khi nội soi đại tràng thường bị ì ạch, khó chịu, làm sao để giải quyết tình trạng này?

BS Anh Đoán cho hay: “Thường trong quá trình nội soi đại tràng bơm không khí vào trong lòng ruột để quan sát bên trong, do đó sau khi nội soi người bệnh sẽ có tình trạng bụng ì ạch, khó chịu, đầy hơi như bạn mô tả nhưng trong vài tiếng đồng hồ sẽ hết. Để tránh tình trạng đầy hơi cho bệnh nhân, ngày nay một số bệnh viện sử dụng khí CO2 để bơm vào lồng ruột. Bệnh viện Gia An 115 cũng đang sử dụng loại khí CO2 này”.

Nội soi dạ dày, nội soi đại tràngNgười tham dự chụp hình lưu niệm cùng hai diễn giả của chương trình.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X