Tủy răng là gì? Chữa tủy răng số 6 và số 7 an toàn, hiệu quả nhất
Tủy răng là một tổ chức liên kết phức tạp chứa các dây thần kinh và mạch máu nằm bên trong một hốc giữa ngà răng và thay đổi theo từng độ tuổi.
Lấy tủy răng đau lắm! Lời đồn thổi khiến bạn chùn bước khi được bác sĩ chỉ định chữa tủy răng. Thực hư điều này như thế nào? Hãy cùng AloBacsi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Tủy răng là gì?
Tủy răng là một tổ chức liên kết phức tạp chứa các dây thần kinh và mạch máu nằm bên trong một hốc giữa ngà răng và thay đổi theo từng độ tuổi.
Tủy răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng, có ở cả thân răng và chân răng (gọi là buồng tủy và ống tủy). Ống tủy ở chân răng là những sợi mô cực nhỏ và mảnh, phân nhánh từ buồng tủy phía trên thân răng xuống đến chóp chân răng.
Tủy răng là gì?
Một chiếc răng thường có khoảng 1 - 4 ống tủy:
-
Răng cửa: thường có một ống tủy.
-
Răng cối nhỏ: có 2 ống tủy.
-
Răng cối lớn: thường có 3 - 4 ống tủy.
Do cấu tạo phức tạp bên trong tủy răng bao gồm động mạch, tĩnh mạch, thần kinh và các mao mạch bạch huyết nên lớp mô mềm trong cùng là tủy răng có khả năng nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài cho thân răng.
Tủy răng giữ một vai trò quan trọng, được ví như “trái tim” của răng bởi nó giúp duy trì sự sống và quyết định sự khỏe mạnh của răng. Bên cạnh đó, tủy răng có khả năng cảm nhận và dẫn truyền cảm giác khi có kích thích tác động lên răng (cảm giác của tủy răng mang lại bao gồm cảm giác ê buốt, nóng, lạnh, đau và cảm giác về lực tác động như chấn thương, sâu răng…).
Chính vì thế, một khi răng đã chết tủy thì xem như răng đã chết và nó không còn tác dụng gì nữa.
II. Lấy tủy răng
Lấy tủy răng là một hình thức điều trị khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn trong tủy. Cụ thể, bệnh nhân cần thực hiện loại bỏ tủy răng đã bị nhiễm khuẩn nhằm ngăn ngừa bị nhiễm trùng.
Lấy tủy răng là một hình thức điều trị khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn trong tủy
Bên cạnh đó, phương thức này cũng giúp loại bỏ được tủy chết, đồng thời giúp làm sạch răng cũng như khử trùng. Mục đích của phương pháp điều trị lấy tủy răng là để cứu được răng tự nhiên, không làm mất đi răng hiện có. Ngay sau khi lấy tủy răng, bác sĩ nha khoa sẽ thay thế khoảng trống bên trong bằng vật liệu và trám bít một cách cẩn thận.
III. Viêm tủy răng
Viêm tủy răng là phản ứng bảo vệ của tủy răng đối với các tác nhân gây bệnh. Theo đó, bệnh có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn, nhiều dạng thương tổn khác nhau:
-
Viêm tủy có hồi phục (tiền tủy viêm).
-
Viêm tủy răng cấp (viêm tủy hoại tử).
-
Viêm tủy mạn tính (viêm tủy không hồi phục).
Dấu hiệu và các cấp độ viêm tủy răng: Sưng, đau và răng ê buốt nhiều, khó chịu khi dùng thức ăn ngọt, nóng hoặc lạnh....
Một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn nhận biết viêm tủy răng:
-
Răng có cảm giác đau nhức âm ỉ, mức độ đau tăng dần, thậm chí răng có thể hơi lung lay.
-
Răng bị nhạy cảm quá mức với thức ăn lạnh, nóng, chua.
-
Răng bị sâu răng làm lộ tủy, viêm tủy.
-
Có cảm giác đau buốt lên đến tận đầu, đặc biệt là khi về đêm. Trong trường hợp này, bạn nên tìm đến cơ sở có chuyên khoa nha khoa để kịp thời phát hiện bởi rất có thể răng sẽ hết đau do tủy đã chết và hoại tử tạo một ổ nhiễm trùng có thể lan rộng trong xương.
-
Nướu bị sưng tấy hoặc bị thâm.
-
Khi thức ăn rơi vào lỗ sâu thì cảm thấy ê buốt, đau nhức nhiều.
-
Trên nướu xuất hiện túi mủ trắng gây ra tình trạng hôi miệng và khó vệ sinh răng miệng.
-
Răng bể lớn do tai nạn.
IV. Lấy tủy răng có đau không?
Trong quá trình thực hiện phương pháp điều trị lấy tủy răng, các bác sĩ nha khoa sẽ gây tê cục bộ nên thường bạn sẽ cảm thấy ít đau hoặc không đau.
Nếu trước khi lấy tủy răng, bạn có biểu hiện sưng mặt hoặc sốt, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh trước để tiêu diệt ổ nhiễm trùng. Điều này cũng có thể giúp bạn giảm đau trong quá trình lấy tủy răng.
Sau khi lấy tủy răng, miệng của bạn có thể cảm thấy đau hoặc yếu. Lúc này, nha sĩ có thể cho bạn dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen/paracetamol hoặc ibuprofen.
V. Quy trình lấy tủy răng
Quy trình điều trị tủy răng như thế nào?
1. Thăm khám, kiểm tra tổng quát:
Thăm khám và kiểm tra tổng quát là bước quan trọng trong quy trình lấy tủy răng. Cụ thể, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim răng cần chữa tủy và dựa kết quả soi chụp để đánh giá sơ bộ tình trạng của răng.
Sau đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp tùy vào tình trạng lỗ sâu, chất hàn cũ, buồng tủy, hệ thống ống tủy, tình trạng nhiễm trùng cuống răng, tình trạng xương giữ răng,…
2. Sát khuẩn và gây tê:
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hết mảng bám bên trong môi trường khoang miệng bàng các khí cụ chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh và sát khuẩn khoang miệng tốt nhất. Tiếp đến, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để bạn không bị đau.
3. Cách ly răng:
Một trong những công đoạn không thể bỏ qua trong quá trình lấy tủy răng chính là cách ly răng để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.
Cụ thể, nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để cách ly răng nhằm tránh các dụng cụ, thuốc hay dung dịch rửa ống tủy rơi vào trong miệng.
Lấy tủy răng phải được thực hiện chuẩn xác để có thể điều trị một cách triệt để, không gây hại cho răng về sau
4. Làm sạch ống tủy:
Đây là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình lấy tủy răng.
Theo đó, nha sĩ sẽ dùng các dụng cụ phù hợp để mở đường vào buồng tủy. Tiếp đến, sau khi vào hệ thống ống tủy sẽ tiến hành loại bỏ hết tủy viêm và các phần tủy còn lại. Cuối cùng là bước làm sạch hệ thống ống tủy và tạo hình hệ thống ống tủy ngay sau đó.
Thông thường, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng nhiễm trùng của răng, hệ thống ống tủy khó tiếp cận, phức tạp,… bạn cần phải thực hiện lấy tủy nhiều lần. Trong khoảng thời gian giữa các lần hẹn, bác sĩ sẽ đặt thuốc sát trùng vào hệ thống ống tủy và răng sẽ được trám tạm lại để thức ăn không chui vào răng giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
5. Hoàn thành:
Trong giai đoạn này, các bước còn lại của quá trình lấy tủy răng tương đối đơn giản. Cụ thể, khi đã đảm bảo làm sạch ống tủy hoàn toàn, các bác sĩ sẽ tiến hành trám bít các ống tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.
Cuối cùng các bác sĩ sẽ tiến hành chụp răng hay mão răng để che phủ toàn bộ thân răng. Góp phần bảo vệ răng sau khi điều trị tốt nhất.
VI. Chữa tủy răng bao nhiêu tiền?
“Lấy tủy răng giá bao nhiêu tiền” còn tuỳ vào từng vị trí răng trên cung hàm. Thông thường, những chiếc răng thuộc nhóm răng phía trong sẽ có giá chữa tủy răng cao hơn các răng thuộc nhóm răng phía trước.
Bên cạnh đó, chi phí lấy tủy răng còn phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm của răng nặng hay nhẹ, cơ sở y tế bạn đến. Đồng thời, với mỗi phương pháp lấy tủy răng khác nhau sẽ có chi phí khác nhau. Thông thường chi phí chữa tủy dao động từ vài trăm đến hai triệu tùy nơi và tùy răng.
VII. Chữa tủy răng số 6 và số 7
Tủy răng của những chiếc răng số 6 và số 7 có một mô liên kết đặc biệt. Tủy răng chứa nhiều mạch máu và các sợi dây thần kinh, nằm phía trong của hốc tủy được bao quanh bởi những mô cứng của răng.
Tủy răng số 6 và số 7 giữ vai trò cảm nhận khi có sự tác động lên trên răng, đồng thời tham gia vào việc nuôi dưỡng hay sửa chữa, góp phần vào sự sống cho răng.
Chữa tủy răng số 6 và số 7 sẽ giúp bệnh nhân thoái khỏi sự đau đớn và sớm trở lại cuộc sống bình thường
Thông thường, tủy răng nằm tận sâu trong hốc tủy và nó được bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Nhưng theo thời gian, tủy răng có thể bị ảnh hưởng bởi những tác nhân như: sâu răng, vi khuẩn trong răng miệng, răng bị chấn thương trong cơ học, dùng lực chỉnh hình sai, mài cùi răng sống không đúng cách, các bệnh lý vùng miệng, hóa chất,…
Tùy vào tình trạng răng mà các bác sĩ nha khoa chỉ định bạn có nên điều trị tủy răng số 6, 7 không. Bởi chỉ trong những trường hợp thực sự cần thiết, bạn mới cần phải lấy tủy răng số 6, 7.
VIII. Chữa tủy răng cho bà bầu
Các mẹ bầu có thể lấy tủy răng trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ (tức là từ tháng thứ 3 đến tháng 6), khi sức khỏe của mẹ và thai nhi đều tạm thời ổn định.
Nếu mẹ bầu đang ở trong 2 giai đoạn còn lại thì tuyệt đối không điều trị tủy răng bởi:
-
Ở 3 tháng đầu, thai đang được hình thành và có nhiều biến đổi trong cơ thể mẹ, khiến sức khỏe của thai phụ không ổn định.
-
Ở 3 tháng cuối, thai nhi cần nhiều chất dinh dưỡng để lớn lên. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này mẹ bầu cũng khó khăn trong việc đi lại do thai đã lớn.
Thông thường, do thay đổi hormone Estrogen và Progesterone, đồng thời thiếu hụt canxi do nuôi dưỡng thai kỳ nên các mẹ bầu thường dễ mắc phải tình trạng viêm tủy răng hơn bình thường. Theo đó, nếu tình trạng viêm tủy nặng, có nguy cơ làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của răng thì vẫn phải cần được điều trị sớm để không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.
Các mẹ bầu có thể lấy tủy răng trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ
>>> Tham khảo thêm: Bà bầu nhổ răng, lấy tủy ở Bệnh viện Phụ sản hay Răng Hàm Mặt?
Trong quá trình điều trị tủy răng, mẹ bầu và thai nhi có thể gặp một số ảnh hưởng như:
-
Trong quá trình thăm khám trước khi điều trị chữa tủy, mẹ bầu phải chụp X-Quang để xác định tình trạng hư tủy của răng. Theo đó, những tia bức xạ có thể gây ra tình trạng sảy thai hoặc khiến thai nhi chậm phát triển.
-
Mẹ bầu cũng có thể bị ảnh hưởng khi sử dụng thuốc tê khi lấy tủy răng. Dù loại thuốc tê sử dụng cho nha khoa là Lidocain - một loại thuốc tê tại chỗ nhóm amid hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng vẫn có một số trường hợp hiếm gặp xảy ra tác dụng phụ với thuốc tê như:
-
Hôn mê, kích động và co giật cơ.
-
Khó thở, suy giảm hô hấp.
-
Hạ huyết áp, đau nhức, rối loạn tim.
-
Cảm giác buồn nôn.
-
Gây ngứa hoặc tê môi/đầu lưỡi.
IX. Sau khi chữa tủy răng thì ăn được gì?
1. Nên ăn gì sau khi lấy tủy?
-
Các món mềm, dễ nuốt như: cháo, súp, sữa, sinh tố hoa quả... để làm giảm áp lực tác động lên răng vừa chữa tủy, giúp bảo vệ răng được tốt hơn.
-
Các món ăn ít đường và ít tinh bột bởi các loại thực phẩm này dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
-
Các loại trái cây có tính mát và những món luộc nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời bạn không tạo lực nhai nhiều khi dùng những thức ăn này.
Nên và không nên ăn gì sau khi lấy tủy răng?
2. Không nên ăn gì sau khi lấy tủy răng?
-
Những món quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
-
Đồ ăn ngọt, thức uống có gas.
-
Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá...
-
Các món ăn, trái cây chua chứa nhiều axit vì sẽ gây ảnh hưởng đến men răng vừa mới điều trị.
-
Các món ăn cứng, dai, cần phải dùng lực nhai mạnh như: đá lạnh, kẹo cứng, kẹo cao su, … bởi chúng có thể làm mẻ răng.
X. Những triệu chứng sau khi chữa tủy răng
Triệu chứng bất thường sau khi chữa tủy răng có thể là kết quả điều trị không dứt điểm bệnh răng miệng liên quan hoặc lấy tủy răng không đạt yêu cầu. Các triệu chứng bao gồm:
- Đau răng ngay cả khi không ăn uống gì: Đây là dấu hiệu thất bại trong điều trị lấy tủy.
- Sưng nướu sau lấy tủy có thể do những bệnh lý sau:
- Viêm nha chu.
- Răng vỡ.
- Răng chữa tủy đã chết tủy từ trước và tạo thành một ổ viêm quanh chóp mãn tính.
- Sưng nướu nhưng không đau răng: Triệu chứng này cũng có thể xảy ra do viêm nha chu răng điều trị tủy trước đó những bệnh nhân vẫn thấy bình thường. Đây cũng là thể là triệu chứng một nang quanh chóp mãn tính những bệnh nhân không đau hoặc chỉ đau nhẹ khi chạm vào chỗ sưng.
XI. Vì sao cần thực hiện điều trị tủy càng sớm càng tốt?
Viêm nhiễm là phản ứng của cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh trong tủy răng. Tùy vào tình trạng của răng mà các bác sĩ nha khoa sẽ có những chỉ định phù hợp.
Nếu viêm tủy răng nhẹ, hầu hết bác sĩ đều chỉ định điều trị bằng thuốc và chăm sóc, giúp thúc đẩy quá trình tự làm lành và tái khoáng của răng.
Vì sao cần điều trị tủy càng sớm càng tốt?
Ngược lại, với trường hợp viêm tủy răng nặng, có lỗ sâu và khu vực viêm ảnh hưởng rộng thì bạn cần phải điều trị diệt tủy răng càng sớm càng tốt để giúp tủy răng hoại tử, không lan rộng ra các răng và khu vực xung quanh, giảm tình trạng đau nhức khó chịu.
Hơn nữa, viêm tủy răng là bệnh không thể tự phục hồi, vì thế nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển gây những biến chứng nặng. Khi bệnh nghiêm trọng, điều trị tủy răng lúc này có thể không còn hiệu quả nữa. Rất có thể bạn buộc phải nhổ loại bỏ răng nếu vùng xương quanh răng bị thoái hóa.
Chính vì thế, khi thấy mình có những triệu chứng đau nhức, viêm tủy răng, bạn nên sớm tới nha sĩ để thăm khám và điều trị.
XII. Chữa tủy răng tại TPHCM?
Dưới đây là một số bệnh viện uy tín mà bạn có thể tham khảo:
1. Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM
Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM là bệnh viện công uy tín hàng đầu về nha khoa tại TPHCM.
-
Địa chỉ: Số 263 - 265 Trần Hưng Đạo, P. Cô Giang, Quận 1, TPHCM.
-
Thời gian khám: Từ thứ 2 - sáng chủ nhật.
2. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM
Tiền thân của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương là Khoa Răng Hàm Mặt nằm trong Bệnh viện Chợ Rẫy. Đến nay, bệnh viện là một trong những địa chỉ khám và điều trị nha khoa uy tín hàng đầu tại TPHCM.
-
Địa chỉ: Số 201A Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM.
-
Thời gian khám: Từ thứ 2 - thứ 6.
8 Câu hỏi liên quan đến tủy răng được giải đáp chi tiết:
- Có nên chữa tủy răng khôn số 8?
- Sưng nướu sau lấy tủy răng, phải làm thế nào?
- Đặt thuốc diệt tủy răng khi mang thai, có gây hại cho bé?
- Điều trị tủy răng mất bao lâu, BS ơi?
- Chữa tủy răng xong bao lâu nên bọc sứ lại?
- Sau điều trị tủy răng có cần trám lại và bọc sứ?
- Phương pháp gây mê điều trị tủy răng cho trẻ có được về trong ngày?
- Chữa tủy răng có được BHYT thanh toán?
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình