Hotline 24/7
08983-08983

Tuổi thọ càng cao, thoái hóa khớp càng tăng

Đặc trưng bởi các triệu chứng đau và cứng khớp, bệnh thoái hóa khớp ngày càng gia tăng tại Việt Nam cũng như trên thế giới, riêng béo phì là yếu tố nguy cơ của 25% trường hợp.

Phát biểu tại hội thảo cập nhật điều trị thoái hóa khớp diễn ra tại Hà Nội ngày 23/4, GS Jean- Yves Reginster, nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu các bệnh xương khớp, Tổ chức Y tế Thế giới bày tỏ quan ngại thế giới sẽ phải đối mặt với một dại dịch nếu không có chiến lược dự phòng thời gian tới. Tuổi thọ càng cao thì các bệnh liên quan lão hóa ngày càng gia tăng, trong đó có thoái khớp.

Đồng tình với nhận định này, GS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cho biết, số lượng bệnh nhân thoái hóa khớp có xu hướng tăng lên, do tuổi thọ người Việt được nâng cao đáng kể. Tuổi càng cao thì sức khỏe càng kém, đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh xương khớp tăng. Có 2 bệnh liên quan đến tuổi tác cần được quan tâm hơn là loãng xương và thoái hóa khớp.

tuoi-tho-cang-cao-thoai-hoa-khop-cang-tang

Vị trí thoái hớp khớp hay gặp nhất là đầu gối, háng, cột sống thắt lưng... Ảnh: AF.

Thoái hóa khớp là thể hay gặp nhất của viêm khớp, là bệnh phổ biến. Vị trí tổn thương hay gặp là khớp gối-khớp háng, cột sống thắt lưng - cột sống cổ, khớp ngón tay; hiếm gặp ở cổ chân, cổ tay, khuỷu, vai. Tỷ lệ hiện mắc thoái hóa khớp gối toàn cầu là gần 4% tác động trên 250 triệu người trên thế giới. 

Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống không chỉ là triệu chứng đau, co cứng, gây tàn tật mà khiến người bệnh khó tập trung, đời sống tinh thần ảnh hưởng rất nhiều. Thoái hóa khớp háng, gối là nguyên nhân thứ 11 góp phần vào gánh nặng bệnh tật của con người.

Đặc biệt, những bệnh thoái hóa khớp này thường đi kèm nhiều bệnh khác như tim mạch, dạ dày… Nếu tính trung bình trong quần thể bệnh nhân thì mỗi người đi kèm 4 bệnh khác. Người thoái hóa khớp có nguy bị đa bệnh lý cao gấp 2 lần với quần thể chung. Đa bệnh lý nên họ dùng nhiều thuốc, nguy cơ tác dụng phụ sẽ rất cao. Người thoái hóa gối, háng nguy cơ tử vong do các nguyên nhân tăng lên gần gấp đôi, GS Jean-Yves cho biết.

Những người dễ bị thoái hóa khớp gối gồm người có tiền sử chấn thương khớp gối, nữ giới, béo phì. Chỉ riêng yếu tố béo phì chiếm 25% nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. Nữ béo phì nguy cơ thoái hóa khớp gối rất cao.

PGS Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam-VRA khuyến cáo, để phòng chống bệnh, người dân cần lưu ý chống tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động; tránh động tác mạnh, đột ngột; chế độ vận động, thể dục thể thao hợp lý; duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, tránh béo phì; tránh còi xương ở trẻ em; phát hiện sớm dị dạng xương khớp cột sống điều trị kịp thời. 

Cân nặng có thể tính đơn giản bằng cách lấy số lẻ chiều cao chia 10 rồi nhân với 9. Ví dụ một người cao 160 cm thì cân nặng nên duy trì ở mức là 60:10x9=54 kg. Điều trị thoái hóa khớp gồm điều trị nội khoa, trường hợp cần thiết có thể chỉ định thay khớp gối nhân tạo, tỷ lệ thành công cao.

Theo Phương Trang - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X