Hotline 24/7
08983-08983

Tư vấn trực tuyến: Rối loạn lo âu - trầm cảm, làm sao điều trị?

ThS Kiều Thanh Hà và BS.CK2 Trần Minh Khuyên sẽ tư vấn trực tuyến với AloBacsi để giải đáp thắc mắc về “Rối loạn lo âu - trầm cảm” ở trẻ em và người lớn, chiều thứ sáu (27/5).

Rối loạn lo âu - trầm cảm là những rối loạn tâm lý nhiều người gặp phải, từ công chức văn phòng, doanh nhân, cho đến sinh viên, học sinh - bị áp lực về học hành và thi cử, những bà mẹ sau sinh, quý ông và quý bà bước vào tuổi mãn dục, mãn kinh...

Tuy nhiên, không phải ai cũng được xác định và điều trị đúng rối loạn lo âu - trầm cảm. Các rối loạn tâm lý thường phục hồi chậm, ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập, sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống của cá nhân người bệnh và cả những người xung quanh.


Nhận lời mời của Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí AloBacsi, ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà và BS.CK2 Trần Minh Khuyên tham gia buổi tư vấn trực tuyến với chủ để “Rối loạn lo âu - trầm cảm” vào chiều thứ sáu (27/5), từ 14g30 - 17g.

Tại buổi tư vấn trực tuyến, 2 chuyên gia tâm lý - tâm thần đưa ra những chỉ dẫn chính xác về cách nhận biết, phòng tránh và xử trí khi bản thân bạn đọc hoặc người nhà đối mặt với rối loạn lo âu - trầm cảm: trầm cảm ở trẻ, trầm cảm sau sinh, trầm cảm ở tuổi mãn kinh...

Làm sao để phân biệt vấn đề tâm lý và tâm thần?

Vấn đề tâm thần hay tâm lý đều không có những phân biệt riêng biệt. Khi bệnh nhân có những triệu chứng liên quan đến yếu tố thần kinh, hành vi, cảm xúc... sẽ chuyển khám tâm thần. Bác sĩ tâm thần xác định có nên dùng thuốc hay chỉ điều trị tâm lý thôi là đủ, hoặc có khi phải vừa dùng thuốc thuốc vừa điều trị tâm lý.

Do đó không có khái niệm phân biệt cái nào là tâm thần, cái nào là tâm lý. Chỉ có thể phân biệt cái nào là tâm lý lâm sàng? Cái nào là tâm lý giáo dục mà thôi. Nhiều khi con cái hư hỏng mang đi khám BS tâm lý lâm sàng là không đúng.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà



NỘI DUNG BUỔI TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

Bạn đọc Xuân Anh - TPHCM

Chào bác sĩ, con là nữ 14 tuổi, từ lớp 6 đến giờ con càng ngày càng không muốn tiếp xúc với người khác, dù là lạ hay quen.

Và nhiều lúc con hành xử rất lạ, mặc dù có ý thức nhưng con không làm chủ được mình. Như vài hôm trước, con bị gặp 1 tên biến thái, con rất sợ nhưng lại trở nên rất hung dữ và không tự chủ được bản thân như lúc trước, sau đó thì con bình thường trở lại và cảm thấy rất suy sụp. Có phải con bị rối loạn tâm lí không ạ? Bác sĩ cho con lời khuyên.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào em,

Em đang ở tuổi dậy thì nên có nhiều thay đổi về mặt cảm xúc và xã hội. Đây là giai đoạn khó khăn nhất và hầu hết ở lứa tuổi này thường có tâm trạng khó chịu, dễ nổi nóng và hành xử không phù hợp. Những thay đổi này chỉ mang tính chất tạm thời trong quá trình phát triển và trưởng thành sau này.

Vì vậy, em không nên quá lo lắng. Khi em có cảm giác tránh né giao tiếp, vui buồn thất thường, tự ti thì em nên tìm kiếm người thân, cha mẹ, thầy cô, bạn bè để giãi bày những khúc mắt của mình, chơi những bộ môn thể thao mà mình yêu thích, tích cực tham gia các hoạt động xã hội…


Bạn đọc Thành Nhân - TP.HCM

Kính gửi bác sĩ Kiều Thanh Hà,

Bé gái nhà em được 21 tháng nhưng vẫn chưa biết nói. Gọi tên cũng không có phản ứng gì. Thỉnh thoảng bé cũng hay đi nhón gót. Em muốn nói chuyện với bé nhưng bé không chịu nhìn vào mắt mình,không ngồi yên 1 chỗ để mình nói cho bé nghe. Kêu làm gì bé cũng không làm,thích thì bé làm không ép được (VD: Đi tắm cho bé xong còn đồ dơ đưa cho bé là bé biết đem bỏ vào sọt). Nhưng bé rất hiếu động và rất hay bắt chước,có khi chỉ 1 lần là bé biết như là: bé cầm ĐT là tự vô Youtube coi chương trình bé thích (đa số là quảng cáo và nhạc ABC nước ngoài).

Lúc gia đình ăn cơm thì bé cũng lấy chén ra ngồi vừa ăn vừa chơi. Bé cũng rất thích xem quảng cáo,TV đang chiếu phim,bé đang chơi đồ chơi mà nghe đến nhạc quảng cáo là bé không chơi nữa xem quảng cáo. Bé cũng rất thích đùa với người thân và cười khanh khách khoái chí đặc biệt là rất hay ôm và chơi trên bụng mẹ.

Bé rất thích ra ngoài,mỗi lần ra ngoài mà chơi chưa đã là không chịu về. Do nhà em đi làm suốt để bé ở nhà với bà, mà bà bị bệnh tim nên không thể dẫn bé ra ngoài chơi với bạn bè cùng lứa tuổi nên cả ngày ở trong nhà và xem TV,điện thoại,có thể nói TV mở suốt ngày.

Em không biết bé nhà em có bị tự kỷ hay không vì em tham khảo trên mạng thấy bé có những biểu hiện giống như vậy. Em thật sự cảm thấy rất lo lắng. Mong nhận được tư vấn từ bác sĩ.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào bạn Thành Nhân,

Ở tuổi 21 tháng lúc này khả năng phát triển về vận động tăng mạnh. Bé cũng bắt đầu tỏ ra độc lập hơn vì vậy việc bé thích thì làm không thích thì thôi cũng là bình thường. Về ngôn ngữ ở tuổi này bé có thể nói được khoảng 30 từ đơn, tuy nhiên bé cũng còn lúng túng trong cách phát âm và sử dụng từ ngữ cũng như vốn từ chưa được phong phú.

Tuy nhiên bé con bạn biết bắt chước rất tốt, thể hiện cảm xúc và nghe hiểu yêu cầu của người lớn được. Điều này cho thấy bé đang phát triển bình thường

Để bé phát triển ngôn ngữ kịp so với độ tuổi thì gia đình nên hạn chế Tivi, Ipad, các chương trình quảng cáo hay tiếng Anh. Hãy cùng chơi với bé những trò chơi như gọi tên đồ vật, các bộ phận cơ thể để tăng thêm vốn từ cho bé.

Cho bé đi học mầm non để có môi trường tiếp xúc cải thiện chậm nói nhé.



Bạn đọc Nguyễn Thị Nhị - Ninh Thuận

Chào bác sĩ,

Em bị triệu chứng: khó thở, tim đập nhanh, thở hụt hơi, chướng bụng, nôn, ợ nóng, nóng rát xương ức, chóng mặt, em đã điều trị 4 năm ở các BS chuyên khoa dạ dày, tim mạch nhưng khi ngưng thuốc là bệnh lại tái phát. 1 tháng trước em có khám khoa tâm thần thì BS chẩn đoán: bệnh rối loạn lo âu khác- f41.

Em năm nay đã 30 tuổi em rất muốn có con nhưng bệnh của em như vậy có phải uống thuốc cả đời không và có cách nào vừa dùng thuốc vừa thả bầu được không? Mong BS trả lời giúp em, xin chân thành cảm ơn.

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào Nhị,

Đối với những bệnh nhân rối loạn lo âu thường kèm với hội chứng trầm cảm đan xen trong bệnh lý, bệnh thường xuyên dễ tái phát nếu không biết cân bằng cuộc sống cũng như trong công việc.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà có chỉ định điều trị tâm lý hay dùng thuốc. Khi bệnh nhân ổn định và có ý định mang thai thì phải báo cho BS điều trị để BS điều chỉnh thuốc hoặc ngưng thuốc dần để bệnh nhân đào thải thuốc.

Sau khi đã ổn định rồi thì mới nên có thai. Trong thời gian mang thai phải thường xuyên khám với BS sản kết hợp BS chuyên khoa tâm thần để có những chỉ định giai đoạn cho phù hợp. Chúng ta vẫn có thể có thai và dưỡng thai cho tốt đối dưới sự theo dõi và chỉ định của BS chuyên khoa.


Nguyễn Thị Vân - 24 tuổi, Hà Nội

Thưa bác sĩ,

Cháu năm 24 tuổi đã có gia đình và 1 con trai. Cháu trải qua cuộc sống gia đình khá vất vả. Từ khi kết hôn đến giờ tâm trí cháu luôn trong tình trạng căng thẳng vì áp lực kinh tế. Gia đình cháu cũng như chồng không hề có sự thông cảm hay chia sẻ mà luôn chì chiết, mắng mỏ cháu. Công việc cũng không suôn sẻ nên cháu cũng phải chuyển việc khá nhiều.

Để làm hài lòng tất cả cháu luôn phải gồng mình lên để cố gắng. Nhưng đều thất bại, hiện tại cháu đang rất suy sụp và có đầy đủ triệu chứng của bệnh trầm cảm. Đặc biệt là luôn nghĩ đến cái chết. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên để thoát khỏi tình trạng trên. Cháu xin chân thành cản ơn.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Theo thông tin bạn mô tả thì tôi không thấy có triệu chứng của bệnh trầm cảm. Có thể bạn chỉ bị căng thẳng kéo dài. Tuy nhiên nếu bạn có những dấu hiệu sau đây kéo dài trong vòng 6 tháng như:

- Luôn cảm thấy trầm buồn

- Mất hứng thú trong công việc

- Ngại giao tiếp với moi người xung quanh

- Cảm thấy thất vọng về bản thân

- Mất ngủ

- Nghĩ tới cái chết

thì có thể bạn đã mắc phải bệnh trầm cảm. Lúc đó bạn nên đi khám chuyên khoa tâm thần để được theo dõi và điều trị.

Bạn đọc Trần Minh - np…@yahoo.com

Chào bác sĩ Khuyên,

Em là nam giới năm nay 36 tuổi, khoảng 3 tháng nay em bị mất ngủ, 1 đêm chỉ ngủ được khoảng 3 tiếng, gần đây thường xuyên lo lắng, hồi hộp, có những lúc tim đập nhanh đầu choáng váng tưởng chừng như mình sắp đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, vô cùng sợ hãi.

Có những lúc toàn thân toát lên một sự khó chịu khó diễn tả tưởng chừng như mình sắp bị mất kiểm soát, bị điên, sợ sẽ làm gì gây hại đến người thân. Em bế tắc quá, xin bác sĩ một lời khuyên ạ, cảm ơn bác sĩ nhiều.

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào Trần Minh,

Để trả lời câu hỏi này, tốt nhất là em hãy cung cấp cho BS tên một số dữ kiện như công việc hiện tại, môi trường làm việc, thời gian nghỉ ngơi như thế nào để BS biết em có đang làm trong môi trường làm việc căng thẳng hay không.

Qua chi tiết em cung cấp thì BS nghĩ em đang rơi vào tình trạng bệnh lý là rối loạn lo âu. Tình trạng bệnh lý này đã ở mức độ khá trầm trọng, bệnh nhân đã sắp mất kiểm soát hành vi và có thể đưa đến rối loạn hành vi vì bệnh nhân đang sợ sẽ làm hại người thân, bị điên. Theo BS giai đoạn này em nên nghỉ ngơi và đến khám với các BS chuyên khoa tâm thần để có hướng điều trị thích hợp.


Bạn đọc Lê Phương, 16 tuổi - Long An

Thưa bác sĩ, em là người rất nhạy cảm và thường hay suy nghĩ thái quá. Từ trước đến nay em vốn dĩ không thích cho lắm những người chuyển giới, cách đây vài tuần em có vô tình xem chương trình có Hương Giang idol rồi tự nghĩ thầm trong đầu là thấy ghê sợ khi nhìn thẳng vào gương mặt những người chuyển giới. Hôm sau cháu vô thức soi gương rồi những suy nghĩ hôm qua hiên ra, rồi cháu tự dưng cũng nghĩ mình như vậy dù cháu là một đứa con gái bình thường.

Từ hôm đó trở đi lúc nào cháu cũng nghĩ mình không bình thường mặc dù em đã cố gắng tự nhủ với bản thân mình là mình còn họ là họ nhưng vẫn không thoát ra và trở về như bình thường được. Vậy làm sao để em trở lại bình thường như trước kia thưa bác sĩ, thực sự là hiện giờ em rất một mỏi và cảm thấy rất khó chịu.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào em Phương,

Em đang ở tuổi dậy thì, là lứa tuổi phát triển mạnh về mặt cảm xúc. ở tuổi này em đã phân biệt giới tính tốt, bắt đầu có những sơ thích và mối quan hệ với bạn khác giới. Tuy nhiên nếu em không có những ham muốn tình dục với bạn đồng giới, hoặc căm ghét bộ phận sinh dục của mình thì tôi nghĩ em không đồng tính.

Để thoát khỏi tình trạng ám ảnh bản thân là người đồng tính, em nên tham gia những hoạt động xã hội, thể dục thể thao, tăng cường khả năng giao tiếp với những người xung quanh.

Em cần có thời gian để trưởng thành hơn nữa, lúc đó em sẽ có thể phân biệt được chính xác giới tính của mình.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Bạn đọc Lan Hương, 33 tuổi - TP.HCM

Có nên cho chồng sắp cưới biết em đã từng bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực không BS ơi?

Em năm nay 33 tuổi, vào tháng 3/2014 em đã bị rối loạn cảm xúc lưỡng phải nhập viện để điều trị, sau khi xuất viện ngày 30/04/2014 em tiếp tục tái khám tới tháng 10/2014 thì tự ý ngưng uống thuốc do em thấy uống thuốc cứ làm cho mình lờ đờ, không tỉnh táo. Sau đó, khoảng cuối tháng 03/2015 (6 tháng sau khi ngưng thuốc) thì em có cảm giác bức xúc khó chịu không thể nằm, ngồi, đứng, hay làm bất kỳ chuyện gì, cứ phải đi đi lại lại trong nhà.

Em nhập viện lần 2 và nằm viện 1 tuần. Sau khi xuất viện em tái khám đều đặn ban đầu bác sĩ cho uống Seroquel Xr 300Mg/2viên/ngày, uống được 2 tuần thì giảm liều uống Queitoz 200 Mg/ngày vào buối tối. Dần dần em cảm thấy cơ thể khỏe lại và tỉnh táo, ăn ngủ được, em bắt đầu đăng ký đi học lớp dược sĩ trung học và tiếp thu bài khá tốt.

Đến tháng 2/2016 vừa rồi vì thấy cơ thể khỏe mạnh bình thường nên em dừng thuốc và cuối tháng 3 em lại tái lại cảm giác bứt rứt khó chịu, lúc đó em bị vào ban đêm nên không có thể đi khám, em đã tự uống tăng liều thuốc Queitoz thành 600 mg và khoảng 1 tiếng sau thì hết cơn.

Từ tháng 3 đến giờ thì em lại thấy sức khỏe bình thường trở lại. Em thấy 2 lần em tự dừng thuốc là em lại bị bức xúc khó chịu và khi uống thuốc đều đặn Queitoz 200mg/ngày là em thấy sức khỏe và đầu óc bình thường.

Có bác sĩ nói em sẽ phải uống thuốc ít nhất 5 năm nhưng có bác sĩ lại nói em có thể phải uống thuốc cả đời . Em muốn biết như vậy là bệnh của em có thể chữa hết không và em có thể từ từ giảm liều và ngừng thuốc không? Em đang quen bạn trai được 11 tháng rồi, lúc trước bạn em có đi du học và lấy quốc tịch Mỹ và trở về Việt Nam làm việc.

Bạn trai em nói muốn làm đám cưới với em trong vào tháng 7 tới. Sau khi kết hôn sẽ qua Mỹ và bảo lãnh em qua. Em tìm hiểu bệnh của mình và biết bệnh này hay tái phát và có khả năng di truyền cao. Thuốc điều trị thì có thể ảnh hưởng đến thai nhi và truyền qua sữa mẹ.

Hơn nữa em tìm hiểu qua internet về cuộc sống ở Mỹ thì em cũng rất lo sợ không biết mình có thể vượt những áp lực và khó khăn cho người mới qua vì sự khác biết ngôn ngữ, văn hóa, môi trường sống, cô đơn không bà con họ hàng... và đặc biệt là em sẽ không biết khả năng làm nghề gì qua Mỹ. Trong khi bạn trai em thì muốn em đi làm chứ không muốn em ở nhà lo nội trợ.

Một tuần nay em rất lo lắng và căng thẳng không biết nên nói cho bạn trai biết em bệnh của em không? Rồi nếu em có em bé thì sẽ tiếp tục uống thuốc hay ngưng? Em vừa muốn đi qua Mỹ để có tương lai cho con cái sau này vừa muốn ở lại Việt Nam vì không biết mình có thể đối mặt với cuộc sống mới nếu qua Mỹ. Em đang rất lo lắng và căng thẳng mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em chân thành càm ơn.

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào Lan Hương,

Qua phần cũng cấp chi tiết bệnh lý của em, BS xin hỏi thêm chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực là do ai chẩn đoán và đang khám, điều trị ở BV nào, có đúng chuyên khoa không? Thường bệnh lý rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường hay tái phát, có những giai đoạn người bệnh sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm, tình trạng này kéo dài ở 1 giai đoạn ngắn có thể 3-4 tuần sau đó chuyển sang trạng thái cân bằng và sau đó là chuyển sang giai đoạn hưng cảm. Tùy theo từng giai đoạn trầm cảm hay hưng cảm mà BS sẽ có chỉ định điều trị, dùng các loại thuốc phù hợp.

Riêng phần của bạn cung cấp là đang sử dụng thuốc Seroquel Xr, đây là một trong những nhóm thuốc điều trị về loạn thần, chứng tỏ bạn có biểu hiện tình trạng bệnh lý khá nặng nên việc điều trị phải tuân thủ theo chỉ định của BS và không được ngưng thuốc đột ngột, không được tự ý thay đổi liều khi không có chỉ định của BS. Trong trường hợp của bạn nên khám thường xuyên, định kỳ và xin chỉ định của BS ở từng giai đoạn bệnh.

Việc điều trị này cần có sự kiên nhẫn và có thời gian, kết hợp với phương pháp tâm lý trị liệu cũng như thư giãn và luôn giữ mình trong trạng thái cân bằng, biết tiết chế mọi hành vi để bệnh không tái phát. Còn việc bạn có nên thông báo với bạn trai hay không thì BS nghĩ là nếu thật sự đã là tình yêu thì nên chia sẻ thật lòng để người bạn đời của mình là nguồn lực nâng đỡ, chia sẻ mình trong cuộc sống, không nên giấu diếm bệnh lý của mình.

Khi hiểu rõ về nhau thì người người bạn đời sẽ hỗ trợ về mặt tâm lý, cũng như không vô tình để gây áp lực trong cuộc sống, sẽ là nguồn tinh thần để em vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Như vậy 2 người sẽ đồng cảm, hiểu như hơn và hỗ trợ nhau tốt hơn.

Việc giấu bệnh lý, không nói rõ thường gây những hậu quả xấu, thường dễ gây hụt hẫng trong tình cảm, đôi khi chấp nhập 1 sự thật quá đột ngột dễ gây biến đổi về tâm lý, tốt nhất khi quyết định kết hôn và sống với nhau lâu dài thi nên chia sẻ những vướng mắc cũng như có kế hoạch điều trị, có con ở từng thời điểm cho phù hợp.


Bạn đọc Lê Văn Toàn - levan…@gmail.com

Chào bác sĩ ạ,

Tôi có vài vấn đề về sức khỏe mong bác sĩ tư vấn giúp. Tôi năm nay 28 tuổi, tôi làm việc ở một huyện miền núi nên cũng không có cơ hội đi khám bác sĩ tâm lý ạ. Tôi xin trình bày tình trạng của tôi: Từ nhỏ tính cánh cũng bình thường nhưng cách đây 3 năm lúc còn sinh viên tôi có "bất ngờ" bị một số người hiểu lầm mà gây thương tích cho mình.

Từ đó tính cách tôi thay đổi hẵn, lúc nào cũng lo sợ mình bị đánh sau lưng dù bản tính tôi rất hiền. Tinh thần tôi nhạy cảm với mọi thứ rất hay giật mình nếu ai đó vô ít chạm từ phía sau. Trong công việc tôi cũng sợ, lúc nào cũng sợ, sợ mình làm không được, sợ nhiều thứ... Tâm hồn luôn mông lung không tập trung vào việc gì được, luôn có suy nghỉ mông lung đan xen...

Mong bác sĩ tư vấn cho tôi cách luyện tập hay điều trị như thế nào để tinh thần tôi được thư giãn, không bị sợ hãi và suy nghỉ được tập trung ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn BS và mong chờ sự hồi âm của BS ạ.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào chị,

Vấn đề lo sợ bị người khác tấn công của chị đã kéo dài nhiều năm và có nguyên nhân tổn thương trong quá khứ. Trong thư chị không cho biết những triệu chứng đi kèm, ví dụ như tạng thái bồn chồn, kém trí nhớ, tim đập hồi hộp, vã mồ hôi, khó ngủ… Vì vậy để xác định rõ chị có bị rối loạn lo âu hay không chị nên đi khám chuyên khoa Tâm thần để được theo dõi và điều trị.


Bạn đọc K.H. - k…@gmail.com

Con chào BS Khuyên,

Con là nữ, năm nay con 20 tuổi. Một năm trước con tình cờ gặp và tham gia vào một cộng đồng Spanking, con chơi đc 1 năm, nhưng khi tham gia chỉ đánh phần bare hoàn toàn không xâm hại hay sex khác. Khi người thân phát hiện con đã bỏ cuộc chơi đó gần 1 năm rồi, nhưng lúc đầu mọi thứ con vẫn nhớ trong đầu, con chưa quên hẳn được thế giới đó, con cứ liên tưởng đến nó. Con cứ muốn đi tìm nó để được thoả mãn.

Khi tham gia cuộc chơi đó con đã sa vào nó, nó làm con không học hành không nhớ gì ở những chuyện vừa xảy ra, con còn ngủ rất say, lúc trước con nhớ rất lâu rất dai, ngủ không bao giờ say như bây giờ, đầu óc con bây giờ rất mệt vì chuyện đó.

Nửa tháng nay con còn mắc chứng miên dâm theo như com tìm hiểu trên mạng. Con hoàn toàn không biết hành động của mình đã làm gì chỉ khi bị đánh thức nhưng con cũng không nhớ. Bác sĩ ơi giờ con phải làm sao để quên đi chuyện trước đây để đầu óc con thoải mái đây?

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào bạn,

Trường hợp của bạn tốt nhất là nên ngưng tham gia cộng đồng Spanking, hạn chế thời gian lên mạng, thư giãn, dành nhiều thời gian để vận động thể dục thể thao nâng cao tinh thần thể lực vì thể dục là phương pháp điều trị chống stress rất tốt. Bạn nên gặp BS tâm lý, tâm thần để có phương pháp điều trị cụ thể nhé.

BS.CK2 Trần Minh Khuyên


Bạn đọc N. Hương - Đồng Nai

Em chào AloBacsi ạ,

Em có vấn đề muốn xin sự giúp đỡ ạ. Em có đứa em trai năm nay đang học lớp 7. Từ hồi học tiểu học đã thấy em trai em có nhiều biểu hiện không bình thường, nó thích chơi với các bạn nam hơn, thường thích chơi vói những bạn nam cao, đẹp trai. Đến năm lớp 6 cả nhà em đều thấy nó có những biểu hiện ẻo lả, nói chuyện tay chân vung vẩy rất không nam tính. 1 lần em tình cờ đọc được trên trang zingthấy nó nói nó thích 1đứa bạn trai trong lớp và nó ghét nhỏ bạn đang thích đứa bạn trai kia.

Gần nửa năm nay nhà em thường xuyên mất đồ. Vì nó nghiện chơi game nên có lấy tiền của ba mẹ. Nhưng riêng đồ đạc của em thì chỉ mất đồ lót dù có hỏi nó có lấy không nhưng lần nào nó cũng phủ nhận. Hôm qua khi em phát hiện ra 1 quyển sách và 1 món quà lưu niệm của em lại bị mất, nó vẫn tiếp tục phủ nhận. Em đã vào phòng nó lục tìm thì phát hiện nó giấu những đồ lót của em đã mất trước đây trong 1 cái cặp cũ. Lúc đó em và mẹ có hỏi thì nó cãi nóikhông biết.

Hôm nay mẹ em có nói chuyện nhẹ nhàng với nó thì nó nói nó lấy đồ của em vì nó ghét em nên nó phá em vì em hay mắng nó, nhiều lần điên quá em đánh nó. Nó ghét em không muốn thấy em và muốn em chết đi. Nhưng mẹ em hỏi tại sao anh ba cũng hay chửi mắng lại không ghét, tại sao ghét lại chỉ lấy đồ lót thì nó nói là vì lấy những cái giá trị chị hai sẽ biết và chửi.

Nhưng em thấy những đồ đó có dấu hiệu của việc mặc lên người chứ không phải nó chỉ lấy rồi vất đó không. Nó thường xuyên nói dối gia đình dù là chuyện rất nhỏ không đáng để nói dối. Nên những lời nói đó của nó mẹ em và em không biết có nên tin hay không.

Em thì nghĩ nó gay. Nhưng lý do nó nói cũng rất hợp lý. Nhà em muốn đưa nó đi bác sĩ tâm lý có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này. Xin AloBacsi chỉ giúp gia đình em 1 bác sĩ nào trên Sài Gòn có thể chữa trị cho em trai em ạ. Em cám ơn AloBacsi rất nhiều.


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào em Hương,

Có thể em trai của em đang gặp phải vấn đề về rối loạn hành vi ứng xử. Rối loạn hành vi ứng xử bao gồm:

- Các hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người khác và các quy ước xã hội thông thường gây nên ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý-tâm thần của cá nhân cũng như đẩy cá nhân đến tình trạng vi phạm pháp luật

- Hành vi gây hấn, bạo hành, phá hủy đồ vật, trộm cắp/trấn lột. Các vi phạm nghiêm trọng quy tắc chung theo lứa tuổi

Nếu các hành vi này được lặp đi lặp lại thì được xem là rối loạn hành vi ứng xử.

Việc điều trị phải có sự kết hợp giữa bác sĩ-gia đình và nhà trường. Vì vậy em nên cho bé đi khám tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần-tâm lý để được tư vấn điều trị nhé.

Bạn đọc Phong Tran - caoph…@gmail.com

Chào AloBacsi,

Triệu chứng của em là thường xuyên vào mỗi buổi sáng khi đi làm, đang chạy trên đường em thường có những luồng ý nghĩ mông lung, nhìn thấy bất kì cái gì trên đường em suy nghĩ về nó, dù muốn ngừng suy nghĩ nhưng không sao ngăn được. Trong giờ làm việc thì lâu lâu bị mất tập trung, trí nhớ thì nhớ không được lâu, học bài thì hay bị phân tâm, không tập trung được.

Em thường xuyên có những ý nghĩ độc thoại, khi có chuyện gì bực tức thường có ý nghĩ độc thoại như soạn trước để khi gặp người thì la theo những ý nghĩ đó, chậm linh hoạt trong xử lý công việc. Xin bác sĩ giải đáp liệu em đã mắc bệnh gì và xin bác sĩ cho phác đồ trị liệu.

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào Phong Tran,

Qua những dữ liệu bạn cung cấp, BS nghĩ bệnh lý của em là rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Thường những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức thường không làm chủ được suy nghĩ của mình cũng như không thể quên đi, xóa mờ những hình ảnh trong đầu. Những hình ảnh, ý nghĩ đó đến dồn dập làm cho bệnh nhân không thể thoát ra được, mặc dù bệnh nhân không muốn.

Tùy thuộc vào từng cá thể bệnh nhân mà có triệu chứng sợ bẩn, rửa tay hàng giờ nhiều lần trong ngày đưa đến bệnh nhân bị lột da tay mà vẫn không ngừng rửa, có những bệnh nhân đến những tòa nhà buộc lòng phải đếm các tất cả các cửa sổ ở tòa nhà đó, sau mới an tâm đi về nếu như không đếm được thì sẽ lo lắng, bồn chồn.

Trong trường hợp của em đã có ý nghĩ độc thoại (xin em cho biết thêm chi tiết những ý nghĩ của em có vang lên thành tiếng hay không…) đó là một biểu hiện của rối loạn tư duy, đây là một trong những tình trạng bệnh khá nặng. Em nên tìm gặp BS chuyên khoa tâm thần điều trị ngay để tình trạng bệnh không nặng thêm.



Bạn đọc Tam Nguyen - tam…@yahoo.com

Chào bác sĩ,

Tôi có một số vấn đề liên quan đến tâm lý của trẻ muốn được sự tư vấn từ bác sĩ. Tôi có một bé trai 32 tháng tuổi, cân nặng 18kg. Bé biết nói từ sớm (9 tháng) nhưng đến 1 tuổi thì biết đi, đặc biệt là bé không đi bộ như bình thường mà rất thich chạy, chạy rất nhanh, cho đến bây giờ vẫn vậy, cứ đi ra đường là chạy và không cần để ý phía trước có gì, kêu cũng không nghe; tính tình thì rất ương bướng thích làm theo ý mình, và cũng không nghe ba mẹ nói.

Trí nhớ của bé rất tốt, dạy gì cũng nhớ và nhớ rất lâu, không bị mất tập trung, nhưng lại rất quấy phá, chạy nhảy và va đập vào cửa, tường nhà, đó là trò chơi ma bé rất thích. Tôi muốn hỏi bé có bị vấn đề về tâm lý gì hay không.

Khi quá giận tôi cũng có dùng roi đánh bé, lúc đầu thì sợ nhưng sau đó cũng không sợ nữa, chỉ khóc vài tiếng rồi lại quậy tiếp. Tôi rất lo lắng, nói ngọt không xong, đánh đòn cũng không được, càng ngày bé càng quậy hơn, mong được sự tư vấn từ bác sĩ, nếu đưa bé đi làm trắc nghiệm tâm lý thì khám ở đâu tin cậy. Mong nhận được sự hồi âm sớm, xin cảm ơn!


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào bạn,

- Những thông tin mà bạn cung cấp như: Bé hầu như không ngồi yên 1 chỗ, luôn thích chạy nhảy, chạy ra đường không sợ nguy hiểm, không biết tránh chướng ngại vật nên thường bị va đập vào cửa, tường nhà… cho thấy có khả năng bé mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý

Mẹ nên cho bé đi khám tâm lý để xác định xem bé có khả năng mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý không? (có thể chỉ mắc phải tăng động hoặc vừa tăng động vừa giảm chú ý).

Những nơi khám tâm lý: mẹ có thể liên hệ bệnh viện Nhi đồng 1 và 2.



Bạn đọc Đặng Thị Thơm - Bắc Giang

Thưa bác sĩ,

Khi căng thẳng quá thì cháu thường trở nên không tập trung, hoang mang. Ví dụ như khi kiểm tra môn toán, cháu rất căng thẳng vì sợ điểm thấp. Vì thế, cháu đã thực hiện những phép tính vô cùng đơn giản như 1-3 lại bằng 4…cháu thường thực hiện sai những phép tính đơn giản mà bình thường cháu có thể làm được. Cháu dường như mất đi khả năng ghi nhớ, không điều chỉnh được hành động. Cháu thường làm sai yêu cầu của đề thi... Mong BS tư vấn cho cháu.


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào em Thơm,

Trong cuộc sống, ai cũng có thể bị stress (căng thẳng), nhất là tuổi của em bị áp lực nhiều về học hành và thi cử. Áp lực trong công việc, học tập, lo âu, căng thẳng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng kém tập trung, giảm trí nhớ và không kiểm soát hành vi.

Nếu căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và có những biểu hiện như: Trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi thì cần phải được can thiệp bởi các bác sĩ tâm thần.

Em nên có quan điểm sống đơn giản, lạc quan, tránh sử dụng các chất kích thích, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ 8h/1 ngày, bổ sung các vi chất như canxi, vitamin B1, B12.

Bạn đọc Thịnh - thinh…@gmail.com

Bác sĩ ơi cho em hỏi,

Em là nam năm nay 16 tuổi không hiểu tại sao khi bị những vết thương hay bầm dập thì người ta thấy đau và không muốn điều đó xảy ra với mình, còn em thì ngược lại. Mỗi lần có vết thương do dao hay trầy xước bầm tím thì em cảm thấy nó kích thích tinh thần, thấy "phê phê" đã đã sao ấy mà em không hiểu tại sao. Không chỉ vậy mà nó khiến em tự tạo ra vết thương cho mình để được cảm giác ấy. Đó có phải là 1 chứng bệnh không, nó có hại hay hệ lụy về sau cho em không bác sĩ?

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào bạn,

Mỗi lần có vết thương do dao hay trầy xước bầm tím thì em cảm giác nó kích thích tinh thần làm cho em cảm thấy thỏa mãn, sung sướng về cảm giác, đó là do Endomorphin và Adernalin. Lâu ngày nó trở thành thói quen và có cảm giác nghiện, nó khiến em tự tạo ra vết thương để tạo cảm giác mạnh. Đây là một trong những biểu hiện bệnh lý rối loạn về tâm thần.

Tốt nhất em nên gặp BS tâm lý hoặc chuyên gia về tâm thần để có hướng trị liệu cụ thể để em mau chóng thoát ra tình trạng này. Tốt nhất em nên vận động, tập thể dục vì thói quen tập thể dục cũng như vận động nó cũng tạo ra cảm giác thoải mái, giảm stress, căng thẳng vì khi tập thể dục và vận động cơ thể máu sẽ cung cấp oxy nhiều hơn cho não và điều này sẽ làm em giảm stress và cân bằng cuộc sống, hãy hướng những thú vui và hành vi của mình trong hoạt động tích cực để em mau chóng thoát khỏi bệnh lý này.



Bạn đọc Lâm Thi Hằng- Bắc Giang

Thưa bác sĩ,

Thời gian gần đây tôi cảm thấy tính cách mình không bình thường cho lắm, tôi hay nổi cáu và rất dễ nổi cáu, nhiều lúc tôi không kiểm soát được hành động của mình và suy nghĩ của mình nữa. Liệu có phải thần kinh tôi có vấn đề không?Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào bạn,

Bạn đang ở trạng thái dễ kích động và căng thẳng. Có thể bạn đang bị hội chứng mệt mỏi kinh niên. Bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý, bổ sung các vi chất như canxi, vitamin B1, B12.

Nếu tình trạng kéo dài gây mất ngủ thì bạn nên đi khám chuyên khoa tâm thần kinh nhé.

Bạn đọc Nguyễn Ngọc Nga - TPHCM

Xin chào bác sĩ,

Tôi năm năm nay 29 tuổi, đã lập gia đình và có 1 bé gái hơn 2 tuổi.

Chồng tôi đi lao động nước ngoài nên sau khi sinh con tôi chỉ ở nhà chăm con. Sau khi sinh con được khoảng nửa năm tôi phát hiện ra sức khỏe cũng như tâm lý có vấn đề. Tôi ăn không ngon miệng, ngủ ít, khó ngủ và khi thức giấc khó ngủ lại. Lúc nào cũng thấy đầu óc căng thẳng mệt mỏi.

Vợ chồng không ở gần nhau nhưng lại hay xích mích dù là chuyện nhỏ. Lúc nào tôi cũng cảm giác lo lắng bất an, mệt mỏi vô cùng. Tôi dễ bị kích động, chuyện nhỏ cũng muốn cáu gắt, muốn hét toáng lên hoặc ném đồ đạc. Tôi cũng dễ khóc và cảm thấy mình vô dụng chẳng làm nên trò trống gì cả. Nói chung rất bất mãn với bản thân mình.

Tôi đoán mình bị trầm cảm nhưng khi nói với chồng thì chồng tôi chẳng những không tìm hiểu bệnh mà còn nói do tôi tự làm mình bị như thế, do tôi tự suy nghĩ ra như thế. Tôi cũng không rõ bệnh này do tôi tự tạo ra hay là có lý do nào để có thể giải quyết được vấn đề của tôi không nữa? Nhiều lúc tôi không còn tin vào tương lai, thấy mất phương hướng bà không muốn làm gì cả.

Tôi không muốn ra ngoài, không đủ tự tin gặp bạn bè, cũng không muốn chăm chút cho bản thân nữa. Nếu không vì con tôi cũng đã từng nghĩ đến cái chết, cứ nghĩ đó là lối thoát duy nhất. Bởi tôi luôn thấy mệt mỏi không có sức sống.

Tôi không rõ mức độ của tôi là như thế nào nên mong được bác sĩ tư vấn. Vấn đề của tôi phải đi khám và điều trị ở đâu? Tôi thực sự muốn thoát ra khỏi tình trạng này nhưng hình như chỉ là suy nghĩ thôi thì không được. Rất mong nhận được lời tư vấn của bác sĩ. Xin châm thành cảm ơn.

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào bạn Nga,

BS chẩn đoán bạn bị rối loạn lo âu và trầm cảm, có biểu hiện rối loạn về hành vi, cảm xúc như dễ kích động, cáu gắt, muốn la hét, đập phá đồ vật, cảm thấy mình vô dụng.

Đối với những bệnh lý này bạn nên đến gặp BS chuyên khoa tâm thần và nên đi khám thì nên có người thân đi cùng để BS giải thích về bệnh lý để gia đình thông cảm, có sự hỗ trợ từ gia đình và của BS chuyên khoa. Nếu không điều trị kịp thời bạn sẽ chuyển biến ở những giai đoạn nặng hơn, có ý nghĩ xấu, tiêu cực ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội.



Bạn đọc Ngọc Mai - Hà Nội

Em gái cháu năm nay học lớp 8. Nó có biểu hiện thích gần gũi với con trai từ lớp 6,7, đến bây giờ nó bỏ bê việc học hành, có khi bỏ nhà đi qua đêm. Cho cháu hỏi liệu có bệnh sinh lí đòi hỏi sớm không, cách chữa trị thế nào ạ? Cháu nghe nói còn có bệnh "thèm hơi trai", có bệnh đó không ạ?

Có phải sinh lí của em cháu đang có vấn đề, vì lẽ ra ở tuổi đó nó sẽ như những đứa trẻ khác là nghe lời ba mẹ để đến trường? Gia đình có thể đưa em gái cháu đi khám cụ thể ở đâu uy tín ạ? Cảm ơn bác sĩ.


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào Ngọc Mai,

Ngày nay mức sống xã hội đã cao hơn, nhiều gia đình trang bị cho con máy vi tính, có phòng riêng, với sự tiếp xúc thông tin dễ dàng như vậy, sự hiểu biết của trẻ sẽ tăng vượt trội so với tuổi. Trong đó có sự phát triển về mặt cảm xúc (tình cảm) ở tuổi dậy thì.

Khi nhận thấy con có dấu hiệu yêu đương, cha mẹ, gia đình nên trò chuyện thân mật với con, từ đó hướng dẫn con có quan hệ tình cảm tuổi học trò đúng đắn và lành mạnh trong quan hệ nam nữ. Tình yêu tuổi học trò là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, và cha mẹ nên là người đồng hành, hướng dẫn cho con đường đi đúng chứ không nên gạt bỏ hay la mắng, dẫn đến tình trạng trẻ sẽ chống đối, chểnh mảng học tập hay bỏ nhà đi đêm.



Bạn đọc Ly Nguyen- nguyenth…@gmail.com

Chào AloBacsi,

Em được biết BS Hà qua những bài báo tư vấn về tâm lý. Hiện tại, gia đình em có 1 số vấn đề không biết nên giải quyết như thế nào cho vẹn toàn, xin các bác sĩ giúp đỡ.

Em có 1 đứa cháu gọi là dì, năm nay 15 tuổi. Theo dõi ở sổ nhật ký của bé cùng với gia đình và nhà trường, em thấy cháu có những biểu hiện bất thường:

- Cháu viết thư cho 1 bạn gái khác nói những từ mà mình cảm thấy đó la 1 tình yêu, không còn là tình bạn.

- Cháu thích gặp gỡ bạn ấy. Khi thấy bạn ấy có người con trai theo đuổi bạn thì cháu nói không biết nên vui hay nên buồn.

- 2 cháu xưng hô với nhau là anh và em.

- 2 cháu đưa đón nhau mỗi khi tan học...

- Về cơ thể, em thấy tính cháu hơi men... em cũng muốn dắt cháu đi khám để xem ở thời điểm mới đầu có thể uốn nắn cháu được không nhưng không biết khám và tư vấn ở đâu.

Vậy xin chương trình cho em 1 vài ý kiến, vì gia đình đang rất hoảng loạn khi thấy những biểu hiện của cháu.
Em chân thành cảm ơn chương trình.


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào em,

Trước tiên cần phân biệt rõ người đồng tính bẩm sinh hay khả năng lệch lạc giới tính ở tuổi dậy thì. Thông thường trẻ dưới 3 tuổi được xem là chưa định hình về giới tính. Theo thời gian, sự định hình giới tính sẽ ngày càng rõ rệt khi trẻ ở giai đoạn tuổi dậy thì, và cá tính cũng sẽ bộc lộ, chi phối mọi hành động của trẻ (ví dụ như con gái thích cắt tóc ngắn, mặc quần áo con trai, quan tâm và chú ý thái quá bạn đồng giới...)

Tuy nhiên, ở tuổi dậy thì, do sự định hình nhân cách còn đang trên đà phát triển nên trẻ rất dễ chịu ảnh hưởng từ người khác, dễ bắt chước và bị lôi kéo, từ đó dần trở nên hoài nghi về giới tính thật của mình. Từ những biểu hiện đơn thuần do thiếu hiểu biết, thiếu sự chia sẻ, không có người tâm sự, sự lo lắng sợ hãi, bất an sẽ đẩy trẻ rơi vào chứng rối loạn giới tính, tình trạng lệch lạc này kéo dài và đến lúc qua tuổi dậy thì, trẻ có thể trở thành người đồng tính.

Để xác định lệch lạc giới tính ở trẻ hay đồng tính bẩm sinh không chỉ là căn cứ vào diện mạo hay sinh hoạt bên ngoài. Nếu trẻ không biết rõ mình là trai hay gái khi được hỏi, luôn nói yêu thích bạn cùng giới, phủ nhận hoặc ghét bộ phận sinh dục của mình thì gia đình nên cho trẻ đi kiểm tra y khoa và tâm lý.


Bạn đọc Hoang Nguyen - Q.10, TP.HCM

Kính chào các bác sĩ,

Hiện tại bạn gái em đang quen có 1 vấn đề tâm lý. Bạn gái em 27 tuổi. Cụ thể là bạn ấy không kềm chế được những cơn giận của mình. Bạn ấy rất mẫn cảm và rất dễ cảm thấy bị xúc phạm bởi những chuyện tương đối nhỏ. Và nếu lên cơn giận thì bạn ấy la hét, quăng đồ vật vào người khác hoặc muốn cấu xé, đánh nhau với đối phương. Tuy nhiên sau những cơn giận thì bạn ấy cảm thấy rất tội lỗi, chán ghét bản thân mình. Thường bạn ấy sẽ về phòng và khóc một mình.

Em có đọc trên internet thì thấy những người có vấn đề này trong tiếng Anh gọi là Rage Bully và thường là do vấn đề bạo lực trong gia đình và thường kéo dài từ ông bà qua con cái. Vậy vấn đề này có thể chữa trị như thế nào? Và các bác sĩ có lời khuyên nào cho em. Nếu muốn tìm 1 địa chỉ đáng tin cậy để tư vấn, chữa trị thì em nên đến đâu. Cảm ơn các bác sĩ. Mong sẽ nhận được hồi âm của các bác sĩ.


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào em Nguyen,

Bạn gái của em khó kiểm soát được cảm xúc và hành vi của bản thân. Bạn gái hay mất bình tĩnh và có những hành động nguy hại đến người khác và bản thân mình. Hiện tại theo thông tin em cung cấp thì chưa thấy bạn gái có dấu hiệu bệnh lý. Em nên khuyên bạn gái nên tham gia 1 bộ môn thể thao nào yêu thích, nghe nhạc và hoạt động xã hội thường xuyên để làm giảm các yếu tố gây tức giận.


Bạn đọc Đinh Hương - Hà Nội

Cháu chào bác sĩ,

Năm nay cháu 20 tuổi, cháu có chút vấn đề mong bác sĩ tư vấn giúp ạ. Lúc nào cháu cũng sợ rằng mình bị người ta đọc được suy nghĩ và theo dõi mình, dù cháu biết không ai làm được như vậy, đây là điều không thể nhưng cháu vẫn rất sợ.

Cháu không dám nghĩ tới thứ mình muốn nghĩ, đôi lúc nghĩ cái gì đó thì có cảm giác như mình đang nói ra cho mọi người nghe và ai cũng biết được cháu đang nghĩ gì.

Những khi ở một mình cháu hay nghĩ rằng có rất nhiều người đang quan sát cháu nên làm việc gì thì cứ phải cẩn thận để ý như đang ở chỗ đông người, thậm chí trong suy nghĩ cháu cũng phải tự lừa dối chính mình, bịa chuyện hay tự giải thích cho mình giống như đang giải thích cho người khác nghe.

Cháu biết là rất mâu thuẫn khi mình lại đi sợ thứ mà mình biết không phải sự thật nhưng cháu vẫn không khắc phục được.

Tình trạng này diễn ra thường xuyên và từ khá lâu rồi, gia đình đều không ai mắc bệnh gì về thần kinh, cháu cũng không có vấn đề gì liên quan đến thần kinh trước đó. Cháu muốn biết đây có phải cháu bị bệnh hoang tưởng không, mong bác sĩ cho cháu biết rõ về tình trạng của mình và cách khắc phục được không ạ? Cháu xin cảm ơn!

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào bạn,

Qua triệu chứng bạn cung cấp thì hiện tại bạn đã rơi vào bệnh lý thuộc chuyên khoa tâm thần. Thứ nhất là rối loạn tư duy, tư duy vang thành tiếng, tư duy bị đánh cắp, hoang tưởng liên hệ. Đây là một trong những biểu hiện của triệu chứng loạn thần thường gặp trong tâm thần phân liệt, tình trạng này diễn ra thường xuyên và khá lâu chứng tỏ bạn có biểu hiện bệnh lý kéo dài. Bạn nên điều trị tích cực tại BS chuyên khoa tâm thần, nếu không tôi e ngại tình trạng của bạn sẽ nặng hơn.


Bạn đọc Ng. Hoài Anh - hoaianhqt…@gmail.com

Con chào BS,

Con là sinh viên năm nhất, chuẩn bị lên năm hai. Con hỏi điều này BS đừng cười con nhe: không biết sao đi học xa nhưng con không nhớ nhà. Các bạn con thì nhớ nhà tới mức khóc mấy đêm liền luôn, còn con tỉnh queo. Nhưng khi ngủ thì con nằm mơ thấy con đang đi về nhà hoặc đang ở nhà, ăn cơm nói chuyện với ba má. Như vậy con có sao không BS? Sao con không nhớ nhà mà lại nằm mơ về nhà? Con cảm ơn BS rất nhiều.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào em Hoài Anh,

Việc em đi học xa nhưng không nhớ nhà cho thấy khả năng thích nghi với môi trường lạ và kỹ năng tự lập của em khá tốt. Riêng việc em nằm mơ thì thường rơi vào trạng thái vô thức nên giấc mơ cũng không nói lên được điều gì. Em không nên quá lo lắng. Chúc em luôn vui.


Bạn đọc Vu Ha - TPHCM

Tôi có một con trai, năm nay 12 tuổi, năm 7 tuổi cha cháu qua đời. Đối với cháu cha là người bạn khá thân thiết và không ai có thể thay thế và có thể chia sẻ với cháu. Hiện nay, nhìn bề ngoài cháu phát triển bình thường. Tuy nhiên cháu hay có những biểu hiện và hành động khó hiểu, ít nói, không linh động, kém tập trung.

Cháu thường trả thù những ai mà cháu cảm thấy không ưa thích bằng cách phá hoại hoặc giấu các đồ vật của người đó... Nơi nào tôi có thể đem cháu đến để được tư vấn và trò chuyện giúp cháu cởi mở hơn? Xin vui lòng tư vấn giúp tôi. Cám ơn bác sĩ nhiều.


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào bạn,

Trẻ 12 tuổi đã có nhận thức tốt, biết phân biệt những cái được phép làm và không được phép làm. Nhưng bé vẫn có những biểu hiện như trả thù, phá hoại đồ vật của người khác.

Nếu tình trạng trên kéo dài sẽ dẫn đến việc rối loạn hành vi ở trẻ. Trẻ thường mất khả năng cảm nhận tội lỗi và rút kinh nghiệm. Vì vậy gia đình nên chú ý đến trẻ để có hướng điều chỉnh cho phù hợp lứa tuổi như khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, dành thời gian trò chuyện cùng trẻ.

Khi thấy trẻ có những bất ổn về tâm lý hay hành vi trả thù, gây hấn, đập phá thì tránh trừng phạt, la mắng càng làm trẻ thu mình vào thế giới riêng. Nếu cần thiết gia đình nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần càng sớm càng tốt để được tư vấn, có những điều chỉnh kịp thời. Tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.


Bạn đọc Nguyễn Thị Bích - Bình Dương

Xin chào AloBacsi,

Tôi 32 tuổi (nữ), làm công việc văn thư. Trước đây khi chưa có công việc ổn định, tôi bán quần áo trên mạng và thường xuyên đi giao hàng. Tôi có thể ghi nhớ địa chỉ, điện thoại của khách hàng rất giỏi, họ nói 1 lần là tôi nhớ liền. Nhưng 2 năm nay tôi làm việc văn phòng, khả năng đó bị mất đi.

Bây giờ, tôi tính nhẩm rất dở, thường phải xài máy tính. Việc nhớ địa chỉ cũng thua xa ngày trước. Một cái địa chỉ mà có 3 xẹc (VD 453/50/27) là tôi phải ghi ra giấy, coi tới coi lui nhiều lần mới nhớ.

Số điện thoại cũng vậy, phải tập trung lắm tôi mới nhớ được, xong việc là quên luôn. Hiện tại tôi chỉ thuộc được khoảng 6-7 số ĐT do phải bấm máy bàn để gọi (bao gồm số ĐT nhà, sếp, văn phòng, người nhà và vài nơi thường giao dịch).

Xin hỏi BS như vậy tôi có cần điều trị gì không? Hay nếu có bài tập nào để khắc phục tình trạng này thì nhờ BS hướng dẫn cho tôi. Cảm ơn BS rất nhiều.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào bạn,

Có một số người mắc phải triệu chứng giảm trí nhớ khi còn ở tuổi rất trẻ. Qua thông tin bạn mô tả tôi nghĩ rằng bạn đã mắc phải bệnh Alzheimer (giảm trí nhớ). Bạn nên đi khám chuyên khoa Tâm thần để được theo dõi và điều trị.


Bạn đọc Võ Tấn Kiệt - Q7

Bác sĩ ơi, em có tính hay quên. Ví dụ như hôm qua đã đưa một mẩu giấy cho người ta, mà không có người nhận ở đó, rồi sau đó không nhớ gì nữa. khi người khác hỏi lại em cũng không nhớ là hôm qua đã để trên bàn người nhận rồi hay là trả lại cho người gửi nữa. Mặc dù đã áp dụng nhiều hình thức ghi nhớ, nhưng mấy chi tiết lặt vặt đó thì không thể nào nhớ lại. Em xin hỏi bác sĩ có cách nào giúp bộ não em ổn định hơn, sắp xếp có thứ thứ tự hơn được không? Em cảm ơn bác sĩ.

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào bạn,

Trước hết bạn nên cung cấp thêm nhiều dữ liệu để BS chẩn đoán chính xác hơn vì ngoài triệu chứng hay quên thì bạn có kèm thêm triệu chứng, bệnh lý khác hay không, có bị rối loạn lo âu hay stress hay không, bạn bao nhiêu tuổi, đang làm công việc gì... Dựa trên những thông tin đầy đủ, BS sẽ có lời tư vấn cũng như chẩn đoán chính xác hơn vì từng lứa tuổi mà có những biểu hiện rối loạn bệnh lý khác nhau.

Nếu bạn còn đang ở trong độ tuổi từ 20-30 tuổi, đang sinh hoạt bình thường, có công việc tốt thì thể hiện bệnh lý khác nhau và chẩn đoán khác nhau.

Còn nếu bạn từ 45 tuổi trở lên thì có những biểu hiện, bệnh lý, chẩn đoán khác nhau. Đối với người lớn tuổi thì đó là biểu hiện sa sút về tâm thần. Trong quy chẩn chẩn đoán ICD10 (bảng phân loại bệnh lý quốc tế) có quy định ở cột mốc 65 tuổi, nếu xảy ra trước 65 tuổi thì đó là tình trạng sa sút tâm thần sớm còn sau 65 tuổi là sa sút tâm thần muộn. Nên việc chẩn đoán bệnh lý của bạn một các chính xác cần phải thêm nhiều dữ liệu mới có thể chẩn đoán được.


Bạn đọc Lê Khánh - Khánh Hòa

Cháu năm nay 15 tuổi và đang học lớp 10. Từ cuối năm lớp 9, cháu dần có cảm giác khác về các bạn cùng giới, nhiều khi còn có phản ứng ở nơi nhạy cảm. Bình thường cháu khá cá tính, rất ghét mặc váy, dáng đi đứng thì mọi người thường bảo giống con trai. Khi còn nhỏ, cháu cũng chỉ thích những trò chơi phiêu lưu, thích đóng vai trụ cột khi chơi trò gia đình.

Dạo gần đây, cháu lỡ chạm vào tay cô bạn cùng bàn, cảm giác rất lạ. Nhưng cháu vẫn có cảm giác với con trai vì cháu từng rất thích một cậu bạn thân và đã chia tay(tình đầu ngốc xít thôi ạ). Cháu đang rất hoang mang, không biết mình thật sự là ai, liệu có phải cháu thuộc giới tính thứ 3 hay đang bị ảo tưởng và ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài? Mong bác sĩ hãy giúp cháu ạ.


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào em Khánh,

Khi đọc những thông tin em gửi, tôi nhận thấy những gì em đang trải qua chỉ là cảm xúc thương yêu của một người dành cho một người khác trong mối tương quan so sánh.

Cụ thể hơn, em đang so sánh tình cảm của mình dành cho một người khác phái và tình cảm dành cho một người cùng phái. Em dành thật nhiều cảm xúc diễn tả về mối quan hệ này và dường như em mơ hồ nghĩ rằng mình là người đồng tính?

Theo diễn biến câu chuyện em kể thì chưa thể xác định được rõ là tình yêu đồng tính nữ (les) bởi chưa hội đủ các yếu tố tình dục hay sự ham muốn. Khả năng khác có thể xảy ra là em chưa xác định giới tính. Vì vậy em hãy chờ đợi bản thân trưởng thành hơn để xem xét thật nghiêm túc, tùy theo ham muốn, xu hướng tình dục của em dành cho con trai hay con gái, lúc đó em sẽ nhận ra giới tính thật của mình.
 

Bạn đọc Thanh Tùng, 25 tuổi - Hải Phòng

Xin chào bác sĩ,

Sau khi tốt nghiệp ĐH xong cháu có tâm lý sợ làm việc, xin đi làm ở đâu đó cũng chỉ được một buổi rồi nghỉ, luôn có cảm giác sợ hãi. Một phần thể trạng của cháu yếu nên làm việc nặng dẫn đến sợ, thứ hai là do tâm lý sợ người khác nói gì về mình, đặc biệt cháu cảm giác sợ khi tiếp xúc người lạ nhất là ở chốn đông người, lúc đó thường thở gấp và rất rối trí. Mong bác sĩ giúp đỡ cháu nên làm gì để thoát khỏi tình trạng trên ạ, cháu cảm ơn !

Tiền sử: Hồi nhỏ cháu rất hay bị cảm lạnh, hay bị viêm họng.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào em,

Với những biểu hiện như: sợ làm việc, sợ người khác nghĩ không tốt về mình, sợ tiếp xúc người lạ thì đây không phải là một tình trạng bệnh lý mà chỉ là em quá nhút nhát. Nhút nhát là rào cản lớn nhất trong việc duy trì, phát triển mối quan hệ cũ và tạo dựng mối quan hệ mới. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển bản thân, nó khiến em cảm thấy lạc lõng giữa thế giới này. Em có thể thực hiện 1 số biện pháp sau để đẩy lùi sự nhút nhát của bản thân:

1. Đối diện với những gì em sợ hãi: Thông thường, chúng ta có cảm giác xấu hổ với những người lần đầu tiên gặp mặt hoặc những người không thường xuyên gặp gỡ. Việc ngần ngại làm quen hay bắt chuyện trước, nhất là những người mình không quen biết sẽ càng khiến bản thân cảm thấy thiếu tự tin hơn. Vì vậy thay vì cố gắng né tránh những cuộc gặp gỡ, nói chuyện thì em hãy thử là người chủ động trước.

2. Lắng nghe và quan tâm tới mọi người xung quanh: Dù là nhút nhát, ngại tiếp xúc người lạ nhưng em nên chú ý lắng nghe và quan tâm đến họ. Em không có 1 chủ đề hay 1 câu chuyện nào để trao đổi với mọi người? Điều đó không sao, thay vì tìm 1 góc và thu mình lại, em nên tham gia vào những câu chuyện của mọi người xung quanh, dù là chỉ đứng nghe họ nói

3. Tham gia các câu lạc bộ, nhóm: Tham gia CLB, nhóm không chỉ giúp em mở rộng them các mối quan hệ, mà đó cũng là môi trường rất tốt để những người nhút nhát có cơ hội thể hiện bản thân. Em nhút nhát không có nghĩa là em không có năng lực. Việc tham gia nhóm và góp ý kiến chính là cơ hội để em luyện tập khả năng nói trước đám đông và đó cũng là yếu tố quan trọng giúp em đẩy lùi sự nhút nhát của bản than.

Chúc em mạnh mẽ và tự tin.




Bạn đọc Bùi Thị Vân - Hà Nội

Chào bác sĩ,

Cách đây 4 năm tôi gặp một cú sốc lớn, từ đó trở đi tính tình có vẻ thay đổi, sống khép kín, ít nói. Đặc biệt tôi cảm thấy không tự tin khi giao tiếp, luôn muốn ở không gian một mình, xa lánh tất cả mọi người kể cả những người thân thiết trong họ hàng và thường xuyên mất ngủ, có khi nằm tới 4h sáng mà không thể chợp mắt.

Khi đứng trước đám đông hoặc phát biểu ý kiến thì tim đập nhanh không kiểm soát và rất run dù trong tâm thức nghĩ không lo lắng. đặc biệt gần đây cũng có một vài chấn động tâm lý, thường u uất, khóc khi ở một mình, không thể hòa đồng với mọi người xung quanh, ngại tiếp xúc với người lạ (trước kia rất thích đến chỗ đông người và kết bạn mới).

Đôi khi còn có ý nghĩ tiêu cực, nhiều khi nóng giận không kiểm soát được dễ cảm thấy bị tổn thương qua lời nói của mọi người, và 2 tuần liên tiếp ngực đau, có cảm giác như nghẹn ở ngực khi nuốt nằm cũng rất khó chịu.

Tôi muốn hỏi liệu có phải mình bị mắc bệnh trầm cảm? Tôi nên đi khám ở đâu uy tín và chất lượng?


BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào em,

Theo em mô tả thì tôi nghĩ bạn đang rơi vào trong bệnh lý rối loạn lo âu và hội chứng trầm cảm. Giai đoạn bệnh của em đã có biểu hiện khá nặng nó đưa ra ảnh hưởng đến bản thân cũng như những sinh hoạt trong cuộc sống có biểu hiện lên thực thể như ở tim đập nhanh, hồi hộp… rối loạn hành vi làm mất kiểm soát và em có biểu hiện rối loạn về mặt cảm xúc (u uất, khóc lóc khi ở 1 mình, ngại tiếp xúc với người lạ, đôi khi có ý nghĩ tiêu cực, nóng giận bất thường) và các triệu chứng này nó ảnh hưởng đến cơ thể cũng như sinh hoạt với thế giới xung quanh,

Em nên tìm ngay đến các BS chuyên khoa tâm thần để các BS có hướng điều trị tích cực, tốt nhất cho em.

Thân mến.


Bạn đọc Liễu - lieu…@yahoo.com.vn

Xin cho em hỏi:

Con trai em được BV Nhi Đồng 2 chẩn đoán bị bệnh tự kỷ tăng động nhẹ, hiện tại con em đang học trường mầm non của trẻ bình thường, cô giáo chỉ gì cháu cũng làm theonhưng khi chơi với bạn thì tự tách riêng khỏi nhóm.

Em không biết tình trạng con em như vậy có nên học những trường chuyên biệt hay vẫn học trường thường mà cháu đang học? Nếu học trường chuyên biệt thì có cải thiện cho con em hay không? Em rất mong sự giúp đỡ của 2 bác sĩ. Em cám ơn.


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào em,

Trong thư em không cho biết bé được bao nhiêu tháng tuổi. Thường nếu trẻ dưới 36 tháng được chẩn đoán mắc hội chứng tự kỷ kèm tăng động nhẹ thì nên cho bé học mầm non. Vì môi trường mầm non giúp bé tang khả năng tiếp xúc và bắt chước để phát triển nhận thức và ngôn ngữ. Và dưới 36 tháng cũng là thời gian vàng để can thiệp cho trẻ dần hoàn thiện các chức năng khiếm khuyết.

Nếu bé trên 36 tháng và tùy theo đánh giá tuổi phát triển của bé về chức năng vận động, ngôn ngữ, nhận biết và kỹ năng khác chậm nhiều so với tuổi, kèm theo nhiều hành vi và tăng động thì nên cho bé học can thiệp chuyên biệt.



Bạn đọc Hồng - haot…@gmail.com

Tôi 43 tuổi, cách đây 3 năm tôi sinh con được 2 tháng thì bị rối loạn tâm thần, ăn nói linh tinh, nhờ người thân tận tình bám sát và động viên nên khoảng 1 tháng thì khỏi. Bây giờ muốn sinh thêm con thì cần phải làm thế nào để bệnh cũ không lặp lại? Xin Bác sĩ tư vấn giúp, cám ơn BS!

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào bạn,

Thông tin bạn cung cấp cho BS chưa rõ ràng. Bạn cần cung cấp thêm chẩn đoán lúc đó của bạn là gì, có điều trị không, điều trị bằng thuốc gì vì rối loạn tâm thần nó có nhiều biểu hiện từ môt rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu đến loạn thần hay tâm thần phân liệt và bạn đã điều trị ở đâu... Do thiếu những thông tin này, BS chưa xác định được bệnh lý của bạn là gì, tiền sử bệnh lý gia đình có ai từng có bệnh tâm thần hay có biểu hiện bệnh lý tâm thần như bạn không.

Khi một người phụ nữ có thai thì có những biến động thay đổi về mặt chuyển hóa cũng như tâm sinh lý rồi các hoocmoon nên trên lâm sang sau khi sinh bà mẹ hay có hội chứng rối loạn trầm cảm sau sinh.

Ở bệnh lý này tùy thuộc vào nhân cách, tuýp thần kinh của bệnh nhân nên việc tái bệnh khi có thai thì xảy ra với tỷ lệ rất cao. Tốt nhất bạn nên gặp BS chuyên khoa về tâm thần để cung cấp nhiều dữ liệu và khám trên thực thể để có thể xác định và có hướng điều trị lâu dài cho bạn.


Bạn đọc Hoàng Thái - TP Đà Nẵng

Bạn em thường có dấu hiệu sợ hãi khi bị mắng. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em cách khắc phục được không ạ.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Khi bị la mắng và cảm thấy sợ hãi cũng là chuyện dễ hiểu. Và đây là 1 phản ứng bình thường. Sự sợ hãi này có thể có nguyên nhân từ thuở ấu thơ từng bị tổn thương.Bình thường sự sợ hãi này chỉ xảy ra trong 1 thời gian ngắn và tự mất đi. Ngược lại nếu sợ hãi kéo dài kèm lo âu thì có thể đã trở thành bệnh lý.

Em khuyên bạn em nên đi khám chuyên khoa tâm thần nếu cơ thể kèm theo triệu chứng như: run cơ, khó thở, co giật, đau vùng ngực hoặc lo âu, trầm cảm, ám ảnh sợ...


Bạn đọc Lê Thị Phước - Bình Phước

Thưa bác sĩ,

 Khoảng 3 tháng trở lại đây tôi thấy mình luôn có cảm giác mệt mỏi, chán nản, hay cáu gắt với con cái, luôn cảm thấy bị bỏ rơi, ghét bỏ. Cảm giác chán và không muốn gần chồng, thậm chí tôi rất sợ khi chồng đến gần tỏ vẻ yêu thương.

Và gần đây nhất là tôi thấy chán đời không muốn sống nữa. Ít nhất 1 lần tôi đã tự tử nhưng không thành. Đến hôm nay thi càng ngày những triệu chứng đó càng nhiều hơn và tôi không muốn gặp gỡ hay tiếp xúc với ai kể cả người thân trong gia đình.

Bác sĩ cho tôi hỏi những triệu chứng trên có phải là tôi bị tâm thần phân liệt, hay trầm cảm vì 2 bệnh này tôi thấy triệu chứng giống nhau. Và cho tôi biết cách điều trị và điều trị ở đâu? Xin cám ơn BS.


BS.CK2 Trần Minh Khuyên


Chào bạn,

Qua các dữ liệu, thông tin, triệu chứng bạn cung cấp cho BS, đây là một trong những triệu chứng của hội chứng trầm cảm. Việc chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt hay trầm cảm phải gặp BS chuyên khoa tâm thần vì 2 bệnh lý này có tiên lượng khác nhau.

Đối với bệnh nhân bị hội chứng trầm cảm sẽ được điều trị tích cực và sẽ khỏi sau 3-6 tháng điều trị kết hợp với lối sống cân bằng, thư giãn, không áp lực, giải tỏa stress thì hy vọng bệnh nhân sẽ không tái phát, chỉ dùng thuốc trong đợt điều trị và giảm dần liều thuốc theo chỉ định của BS.

Đối với bệnh nhân chẩn đoán tâm thần phân liệt thì gần như phải điều trị suốt đời, ở từng giai đoạn BS có thể cho liều tấn công để phù hợp với tình trạng bệnh lý (có biểu hiện loạn thần, rối loạn hành vi, hoang tưởng…), khi ở giai đoạn ổn định, bệnh nhân chỉ dùng thuốc ở liều lượng thấp và mang tính chất duy trì nhưng việc điều trị này rất quan trọng để tránh tái phát, không được tự ý ngưng thuốc khi không có chỉ định của BS.

Bạn nên gặp BS chuyên khoa tâm thần để điều trị đúng chuyên khoa. Tùy theo khu vực của bạn mà bạn tìm đến BS chuyên khoa tâm thần (VD như ở TPHCM thì có thể đến BV Tâm thần TPHCM để được tư vấn và điều trị một cách tốt nhất).



Bạn đọc Thế Vinh - TPHCM

Xin chào bác sĩ,

Em muốn bác sĩ tư vấn về tâm lí. Năm nay em 17 tuổi và em bị di truyền bên ngoại là hói đầu. Em bị hói 1 phần 2 bên trên trán. Lúc học cấp 2 em vẫn chưa biết mình bị hói. Lên cấp 3 em mới biết mình bị. Thế là vào cấp 3 em thường bị mấy bạn trong lớp chọc là "thằng hói", những lúc đó em chỉ biết cười.

Khi về tới nhà tắm, em gội đầu sau đó vuốt mái lên thì để lộ phần hói. Lúc đó em thấy rất bực mình khi bị hói. Nhiều lúc em còn lấy móng cà lên chỗ hói với mong muốn tóc mọc ra. Em không biết hiện tại hay tương lai như thế nào với cái đầu hói. Em chỉ muốn mình có mái tóc như mọi người. Em thấy mình hay bị trầm cảm vì điều này. Mong bác sĩ tư vấn về tâm lí hiện tại cho em đi ạ. Xin cảm ơn bác sĩ.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Vinh thân mến,

Với bệnh hói đầu (do di truyền) thì 1 số người không cảm thấy khó chịu. Ngược lại 1 số người khác thì bị stress nặng, mất tự tin và trầm cảm.

Nếu em cảm thấy có 1 số dấu hiệu của bệnh trầm cảm như: chán nản, buồn rầu, bi quan, kém ăn, mất ngủ, đau nhức cơ thể, sợ hãi trước người lạ, hay cáu gắt hoặc giảm 1 số chức năng sinh lý bình thường… thì nên nên đi khám chuyên khoa tâm thần nhé.




Bạn đọc Hien Tran - thaih…@gmail.com

Xin chào Alobacsi,

Năm nay tôi 25 tuổi, làm việc văn phòng, công việc không áp lực nhiều. Tuy nhiên, khoảng 4 tháng gần đây, tôi có buồn phiền về việc gia đình và gặp 1 số triệu chứng sau đây:

- Mất ngủ đêm thường xuyên, có khi cảm thấy đau đầu. Tôi có sử dụng thuốc ngủ Mimosa nhưng không thường xuyên. Ngủ ít nhưng tôi không cảm thấy thiếu ngủ.

- Ăn uống không thấy ngon. Thường xuyên cảm thấy muốn ói khi nhìn thấy thức ăn, hoặc lúc ăn xong. Có triệu chứng trào ngược dạ dày.

- Phát hiện có khi tôi tự nói chuyện về 1 vấn đề tưởng tượng xa xôi (lúc chạy xe máy, lúc đi bộ, hoặc ít người xung quanh).

- Những lần uống thuốc ngủ, hoặc ngủ say, tôi hay ngồi ngủ, không kiểm soát được lúc ngồi, nhưng 1 hồi thì tỉnh.

- Cơ thể và đâu óc không còn lanh lợi và nhạy bén. Tôi không tập trung được lâu và thường uể oải. Tôi có tìm hiểu qua Internet và tôi nghĩ mình bị thần kinh. Một mặt, tôi nghĩ mình có thể điều tiết được tâm trạng và suy nghĩ để cải thiện tình hình, mặt khác, tôi hết sức lo lắng nhưng không muốn đến bệnh viện. Mong các bác sĩ, dược sĩ cho tôi lời khuyên. Xin chân thành cám ơn.


BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào bạn,

Qua dữ liệu bạn cung cấp, nó phù hợp với tình trạng bệnh lý về tình trạng loạn thần như: bệnh nhân có rối loạn tư duy, tự nói chuyện một mình về những vấn đề xa xôi, có biểu hiện mất ngủ, đau đầu.

Việc điều trị chứng bệnh này thuộc về chuyên khoa tâm thần và có những thuốc điều trị chống loạn thần, không nên tự ý dùng thuốc ngủ hay những nhóm thuốc an thần kinh mà không có chỉ định của BS vì nhóm thuốc này có thể gây nghiện.

Tình trạng rối loạn về tư duy của bạn nên được điều trị tích cực, không nên để lâu vì lâu ngày bệnh sẽ nặng hơn (như xuất hiện triệu chứng hoang tưởng, ảo giác mà không kiểm soát được hành vi của mình hoặc bạn bị ảo thanh chi phối gây hại đến bản thân và xã hội). Bạn nên đi đến BV có chuyên khoa hoặc BS chuyên khoa tâm thần để được điều trị tích cực nhé.


Bạn đọc Nguyễn Hải - Hà Nội

Xin hỏi về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Chào bác sĩ, con trai tôi hiện nay lên 6 tuổi, cháu có một số triệu chứng sau:

- Cháu nghịch suốt ngày, rất ít khi để chân tay không, kể cả lúc đi ngủ cháu hoặc là nghịch hoặc là nói chuyện.

- Khi cháu tập trung chơi hoặc làm gì thường sẽ ít để ý đến ý kiến người lớn, trừ việc quát tháo hay dỗ ngọt.

- Khi làm gì phật ý cháu nổi khùng và rất hung dữ: VD anh cháu làm rách lá bài yêu thích lập tức cháu gào thét bắt bắt đền, không được đáp ứng cháu vừa khóc vừa dậm châm xuống đất, rồi lao vào xé sách của anh. Chơi với trẻ con hàng xóm nếu bị đánh cháu sẽ tìm cách đánh bằng được bạn mới thôi.

- Cháu có trí nhớ rất tốt, đã thỏa thuận hoặc hứa gì đều nhớ và thực hiện. Khả năng ngôn ngữ cũng tốt: rất hay bắt bẻ người khác về câu chữ, cháu đang học tiếng Anh và nhớ tất cả các từ được học.

- Cháu tăng cân chậm (hiện tại cháu 6 tuổi 18.5kg, cao 1.1m) và rất lười ăn.

Xin bác sĩ cho biết với các triệu chứng trên cháu có phải bị mắc chứng tăng động giảm chú ý không? trân trọng,

Tiền sử: Cháu đã 2 lần bị co giật vì sốt: lần thứ nhất năm 2 tuổi cháu bị co giật mạnh người cứng đơ. Lần thứ 2 năm 3 tuổi rưỡi chỉ bị chớm.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào bạn,

 Nếu chỉ dựa vào những gì bạn mô tả thì khó có thể khẳng định bé có bị mắc phải hội chứng tăng động, giảm chú ý hay không? Tuy vậy, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để có thể khẳng định thêm. Trường hợp bé có thêm những biểu hiện của rối loạn tăng động thì bạn cần phải đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên biệt để khám và điều trị ngay vì nếu phát hiện muộn, khả năng chữa khỏi là rất thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng học tập, cuộc sống hàng ngày, cũng như sự nghiệp sau này của bé.

• Một số biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý:

- Thường quên bài vở, mất dụng cụ học tập: Ở lớp, bé tăng động thường hay quên tập vở ở nhà. Khi về nhà, bố mẹ lại thường đau đầu do con liên tục làm mất bút (thậm chí mất cả cặp) khiến phải mua mới liên tục và dặn dò kỹ lưỡng nhưng bé “quên vẫn hoàn quên”. Một số biểu hiện thường thấy ở bé mắc hội chứng tăng động giảm chú ý:

- Không giao tiếp với bạn bè: Bé tăng động thường thiếu tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô. Điều này khiến bé khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới.

- Lơ đãng, hay mơ màng: Bé tăng động không hề kém thông minh so với các bạn. Tuy nhiên, chúng gặp khó khăn để lắng nghe hướng dẫn từ thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập.

- Không tập trung trong lớp: Trong cơ thể bé tăng động dường như có một “chiếc máy hoạt động không nghỉ”, bé thường không thể ngồi im. Xu hướng là luôn cố gắng đứng lên và chạy xung quanh.Khi buộc phải ngồi xuống, bé cảm thấy rất khó chịu thường liên tục ngọ nguậy, vặn vẹo trên ghế

- Khó đợi đến lượt: Bé tăng động thường không có khả năng nhận biết được nhu cầu, mong muốn của người khác. Bé có thể cắt ngang lời khi người khác đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt của mình trong hoạt động ở lớp hoặc khi chơi cùng với bạn

- Hay quậy phá, dễ nổi giận: Bé tăng động rất khó kiềm chế cảm xúc. Bé có thể bùng phát các cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp

- Kết quả học tập không ổn định: Do độ tập trung kém sẽ dẫn đến việc tiếp thu chậm nên kết quả học tập ở bé tăng động thường không ổn định. Bé cũng gặp khó khăn về đọc và viết, khoảng 20% mắc chứng tăng động cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.

Nếu bé hội đủ các yếu tố liệt kê trên thì bạn nên đưa bé đi khám kịp thời. Việc chữa trị cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều phương pháp như liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ mau hồi phục và có thể hòa nhập lại cuộc sống nhanh hơn


Bạn đọc Trần Văn Hùng - lhung…@yahoo.com

Chào bác sĩ,

Tôi tên là Trần Văn Hùng, 59 tuổi, tôi xin hỏi BS bệnh tôi như sau: Tôi thường kiểm tra nhiều lần cửa nhà, khóa ga, vòi nước nhiều lần trước khi đi ngủ, thậm chí sau khi kiềm tra rồi, lên giường nằm, rồi lại kiểm tra tiếp rất nhiều lần trong đêm.

Gần đây (khoảng 7 tháng nay) khi tôi đi ra đường tôi thường để ý các bảng hiệu cửa tiệm, biển quảng cáo, banderole… để học thuộc lòng các chi tiết trên các bảng này, nếu không thực hiện được tôi rất khó chịu (hồi hộp, lo âu) thậm chí sau khi đã thuộc lòng các chi tiết rồi, tôi vẫn kiểm tra lại rất nhiều lần. Tôi biết việc này là vô lý nhưng không thể không thực hiện được. Lúc nào, trong đầu tôi cũng nghĩ đến các việc này, rất khó chịu…

Xin hỏi BS, đây có phải là bệnh OCD không? Bệnh này có thể chữa mà không dùng thuốc được không? Tôi đang uống thuốc thảo dược 5HTP có điều trị được bệnh này không? Xin BS tư vấn dùm, xin cám ơn.

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào bạn,

Qua những triệu chứng bạn cung cấp thì bạn đang rơi vào tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến bản thân, công việc và mối quan hệ xã hội của bạn. Bạn nên khám và điều trị với các BS chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt và bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của BS, không nên tự ý dùng thuốc vì tất cả các thuốc an thần kinh đều ảnh hưởng đến cơ thể và nó có thể gây nghiện. Việc không điều trị tích cực thì bệnh sẽ nặng hơn.




Bạn đọc Nguyễn Thị Kim Dương - TP. HCM

Xin chào bác sĩ!

Em là giáo viên cấp 3, hiện tại em có dạy thêm cho 1 bé học lớp 2. Em dạy bé được 2 năm, trước giờ bé phát triển bình thường, tính tình của bé vui vẻ, hòa đồng và rất tình cảm với những người xung quanh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bé có dấu hiệu cười một mình rất nhiều.

Khi em và bố mẹ hỏi bé cười vì chuyện gì thì bé bảo cười vì nhân vật, tình tiết, câu chuyện nào đó mà bé xem ở trên tivi hoặc trong truyện tranh Doremon mà bé đọc. Và biểu hiện ấy càng ngày càng nhiều hơn.

Thời gian đầu, khi em mới bắt đầu thấy bé có một vài lần tự nhiên bật cười khi đang học bài, em có nhắc nhở bé và cứ nghĩ đó là chuyện bình thường. Nhưng khi xảy ra nhiều hơn thì em đã trao đổi với phụ huynh đồng thời nói chuyện với bé để bé hiểu là không nên làm như thế.

Điều đáng bận tâm ở đây là bé biết việc bé đang làm là không tốt, ảnh hưởng đến việc học nhưng bé không ngừng được. Khi em nói chuyện với bé thì bé đã bảo rằng "Con biết không nên làm như vậy nhưng những truyện cười cứ xuất hiện trong đầu con."

Cả em và gia đình đều có những biện pháp để giúp bé bớt chú ý vào những chuyện khiến bé cười như hạn chế bé xem tivi thay vào đó cho bé đọc sách và chơi đồ chơi, trong giờ học mỗi khi bé tự nhiên bật cười thì em lại đọc truyện tiếng Anh cho bé nghe (vì bé rất thích tiếng Anh) hoặc là ngồi nói chuyện với bé để bé quên đi những chuyện gây cười bé đang nghĩ tới. Được khoảng vài tuần, dấu hiệu của bé giảm hẳn, nhưng vài ngày gần đây biểu hiện ấy lại trở lại.

Cả em và gia đình bé đều rất lo lắng vì không hiểu tại sao bé bị nhập tâm quá mức vào những câu chuyện trên tivi hoặc trong sách như vậy (mà chỉ mỗi những câu chuyện gây cười). Em rất mong nhận được sự tư vấn từ bác sĩ. Em xin cảm ơn!


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào em,

Trường hợp của bé do nghĩ đến 1 chuyện vui, chuyện cười nào đó mà cười 1 mình thì là chuyện bình thường. Em nên áp dụng kỷ luật và hình phạt phù hợp khi trong giờ học mà bé cười âm thanh lớn. Em có thể dạy bé cười mỉm chi (nhoẻn miệng cười mà không phát ra tiếng) để bé dần kiểm soát hành vi của mình

Ngoài ra, nên khuyến khích bé vẽ. Những bé giàu trí tưởng tượng có thể vẽ ra những thứ có yếu tố gây cười, hoặc nghe kể chuyện cũng rất tốt. Nên giúp bé giải tỏa cảm xúc và điều khiển cảm xúc của mình.


Bạn đọc Minh Chiến - Quảng Trị

Thưa bác sĩ,

Em năm nay học lớp 11. 2 hay 3 năm gần đây em hay có hành động kì lạ. Em luôn sắp xếp mọi thứ gọn gàng, kể cả đôi dép, giày nó lệch 1 chút thôi là em phải chỉnh thẳng lại cho được. Khi đi ngủ hay ở 1 mình em có cảm giác như sau lưng mình có trộm hay ma quỷ hù mình. Khi đi tắm em thường chơi 1 trò chơi như với ma quỷ. Em bật 1 bài nhạc. Em phải gội cho xong cái đầu nếu không mày sẽ bị gặp ma. Cứ thế ạ. Em lo lắm. Vì hôm qua em thấy trên ti vi họ nói là dấu hiệu của tâm thần. Bác sĩ trả lời giúp em và cho em phương pháp điều trị.

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào bạn,

Qua triệu chứng bạn cung cấp, BS nghĩ nhiều về bệnh lý rối loạn lo âu lan tỏa và cộng với bệnh lý về ám ảnh cưỡng bức (phải sắp xếp mọi thứ gọn gàng, kể cả đôi dép, giày nó lệch 1 chút thôi là em phải chỉnh thẳng lại cho được, buộc phải làm những hành vi vô lý và tình trạng này lặp đi lặp lại). Đây là một trong những rối loạn về tâm thần, bạn nên gặp BS để cung cấp nhiều hơn những dữ liệu để xác định chẩn đoán và có hướng điều trị tích cực.


 Bạn đọc Viet Hoang - ngoviet…@gmail.com
 
Bác sĩ ơi,

Bạn cháu có một vài biểu hiện bốc đồng hay hơi hiếu động quá mức nên cháu hơi nghi là bạn ấy bị tăng động, bác sĩ có thể cho cháu biết chính xác các biểu hiện của tăng động không, tăng động có tác hại gì quá to lớn không, tăng động có để lại hậu quả về sau không? Mong bác sĩ trả lời câu hỏi của cháu.


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào em,

Em không cho biết bạn em năm nay bao nhiêu tuổi. Tuy nhiên em có thể xem xét bạn em có những dấu hiệu sau đây hay không?

• Một số biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý: mời em tham khảo câu trả lời của tôi dành cho bạn Nguyễn Hải - Hà Nội (ở trên).
 

Bạn đọc Thảo - thaotr…@gmail.com


Xin chào bác sĩ.

Tôi tên Thảo. Tôi có một số vấn đề thắc mắc về bệnh thần kinh, mong bác sĩ giải đáp thắc mắc giùm. Tôi có người bạn lúc nào tâm trạng cũng căng thẳng rất nặng trong mọi sự việc, có thể giết người bất cứ lúc nào nếu không làm vừa ý cô ấy, đầu óc cô ấy lúc nào cũng suy nghĩ làm sao để 1 bước có thể giàu mà không đổ 1 giọt mồ hôi nào và cô ấy coi tình cảm là công cụ kiếm tiền, không phân biệt trai gái vì cô ấy không biết yêu là gì, cô ấy chỉ yêu bản thân cô ấy.

Kẻ nghèo thì bỏ công, giàu thì bỏ tiền và công cho cô ấy làm ăn nhưng khi ý định không thành thì cô ấy quay ra hận thù, tiếp tục đi kiếm người khác làm công cụ kiếm tiền, không biết kiếm bao nhiêu tiền mới gọi là vừa đủ với cô ấy.

Nhìn cô ấy lúc nào cũng đầy lo toan, dễ cáu gắt, không hề có niềm vui trong cuộc sống, cũng không có người bạn nào để share cảm xúc, riết rồi ai cũng sợ cô ấy.

Tôi thấy nhiều người ở nước ngoài cũng bận rộn nhưng không ai căng thẳng như cô ấy. Xin hỏi bác sĩ có phải đó là dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt không ạ? Rất mong sự trả lời của bác sĩ. Xin cám ơn.


BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Thảo thân mến,

Qua những triệu chứng bạn cung cấp thì người bạn của bạn đang rơi vào tình rạng bệnh lý có rối loạn về tư duy, không kiểm soát được cảm xúc, có biểu hiện hoang tưởng như 1 bước có thể làm giàu mà không đổ 1 giọt mồ hôi nào, có ý tưởng giết người bất cứ lúc nào mà không làm vừa ý, bệnh nhân lo toan, dễ cáu gắt, hay thu mình lại, không chia sẻ cảm xúc.

Với những triệu chứng trên BS nghĩ nhiều đến một rối loạn cảm xúc dạng phân liệt. Để chẩn đoán chính xác hơn nữa phải cần gặp BS chuyên khoa để hỏi bệnh và phát hiện thêm nhiều triệu chứng nữa. Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của rối loạn tâm thần phân liệt thể hoang tưởng. Rất mong bạn có thể giúp đỡ bạn mình, chia sẻ và đưa bạn đến chuyên khoa rối loạn tâm thần.


Bạn đọc Lê Bảo Nam - TPHCM

Thưa bác sĩ,

Em trai em năm nay là học sinh cuối cấp 3, bình thường hay vui vẻ, hòa đồng với mọi người nhưng gần đây lại hay giữ yên lặng như kiểu chiến tranh lạnh với ba mẹ, chị gái mỗi khi bị nhắc nhở về vấn đề gì đó. Mỗi lần như vậy khoảng 2 tuần, vẫn giao tiếp bình thường với bạn bè.

Qua vài lần như vậy gia đình không dám làm căng, sợ rằng xảy ra chuyện không hay, nhưng cứ để mặc thì em nó ngày càng chểnh mảng học hành, ba mẹ em rất buồn. Không biết nên xử lý như thế nào, đồng ý đây là lứa tuổi dở dở ương ương nhưng chắc bác sĩ cũng có một số lời khuyên cho gia đình em. Xin cảm ơn nhiều ạ.


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào em,

Trong quá trình trưởng thành của 1 đứa trẻ, thời kỳ học trung học, từ trước đến nay luôn được coi là “ thời kỳ nguy hiểm” nhất và cũng là thời kỳ mà các bậc cha mẹ đau đầu nhất. Trẻ trong độ tuổi này đang trong thời kỳ “ chống đối” và thường có tâm lý muốn rời xa cha mẹ. Có lẽ, trong giai đoạn này cha mẹ trẻ thường hay kêu ca, bắt bẻ làm trẻ luôn cảm thấy không hài lòng và chiến tranh lạnh. Hơn nữa những khó khăn trắc trở trong sự trưởng thành cũng khiến trẻ tự ti và ức chế.

Vì vậy, cha mẹ nên thỏa thuận và thương lượng với trẻ mỗi khi muốn trẻ làm việc gì. Tránh ra lệnh hay xúc phạm trẻ. Khuyến khích trẻ làm việc nhà và tự giác lao động. Khi tự tay làm việc, trẻ sẽ biết lo cho bản thân, biết quan tâm đến từng thành viên trong gia đình, dần dần nhận thức sẽ chín chắn hơn.

Cha mẹ cũng nên tạo điều kiện cho trẻ thể hiện mình. Không nên quá lo sợ con bị lôi kéo bởi đám bạn xấu. Cha mẹ cũng là người đồng hành, từng bước uốn nắn những sai lệch của con bằng lời nói thân thiện của bậc cha mẹ. Đừng vì nôn nóng mà đẩy con về thái cực đối lập với mình.

 ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà và BS.CK2 Trần Minh Khuyên hội ý về những trường hợp có biểu hiện phức tạp


Bạn đọc Tuyet Dang - Tuyet…@yahoo.com.vn


Bác sĩ ơi,

Khoảng 2,5 năm nay, khi em mang thai được 6 tháng em gặp một cú sốc về chuyện gia đình. Từ đó em suy nghĩ rất nhiều về mặt tiêu cực nhiều lúc em có suy nghĩ đến cái chết.

Sau khi sinh xong em nghỉ làm ở nhà chăm sóc con, em rất thương con em, nhưng mỗi khi nghe con em khóc, em rất bực bội và đầu óc em nó cứ rối loạn lên, em lại đánh con em. Khi gặp phải chuyện gì thì em rất nóng tính, em không kiềm chế được bản thân, rất hay nghĩ đến mặt tiêu cực.

Mỗi khi cãi nhau với chồng là em như người điên muốn làm tổn thương đối phương với mọi hình thức. Em cũng vừa khóc và thường xuyên nghĩ đến cái chết nhưng lại nghĩ đến con và cha - mẹ lại không thể chết được.

Em thường xuyên mệt mỏi, không muốn ăn uống, đau đầu, mất ngủ và căng thẳng khi gặp chuyện gì, chuyện gì cũng làm em suy nghĩ. Chuyện không đáng em cũng cáu gắt nữa.

Bản thân em và gia đình em đều thấy em thay đổi tính tình về mặt tiêu cực càng ngày càng nóng tính. Em năm nay 32 tuổi, nghề nghiệp kế toán. Em muốn được tư vấn và em có cần đến bác sĩ để chữa trị không? Và em có thể đến đâu để chữa? Em xin cảm ơn.


BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào bạn,

Qua những triệu chứng ban cung cấp thì BS nghĩ đó là triệu chứng của rối loạn trầm cảm sau sinh (em hay cáu gắt, cãi vã với chồng, dễ khóc và có ý nghĩ tiêu cực như cái chết, có hành vi đánh con). Đây là một trong những biểu hiện nặng. Bạn nên tìm gặp BS chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.

Trong giai đoạn này nếu bạn chưa có thể đến gặp BS chuyên khoa, bạn nên sử dụng vitamin B liều cao, việc sử dụng thuốc này có tác dụng tích cực đến việc chống stress và các bệnh lý về tâm thần. Bạn nên sớm sắp xếp công việc để đến gặp BS chuyên khoa, không nên tự ý điều trị hay dùng thuốc khi chưa có chỉ định.


Bạn đọc Dương - duong…@gmail.com

Kính chào bác sĩ,

Mỗi lần nghe thấy tiếng nhai thức ăn chọp chẹp, chép miệng, tiếng khịt khịt, là tâm trí tôi căng thẳng, ức chế kinh khủng. Tiếng mà nhỏ vừa vừa thì cũng cố chịu được, còn tiếng mà to và rõ lại liên tục thì tôi lại không chịu nổi. Đây có phải là tôi bị bệnh tâm lý không ạ? Và có phương pháp điều trị nó không? Tôi xin cảm ơn.


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào bạn:

Quả thật bạn đang có vấn đề về tâm lý. Vì bình thường con người có thể chịu đựng được những âm thanh như tiếng khóc, cười, nhai thức ăn, khịt mũi..v.v cho dù âm thanh có khó chịu như thế nào. Do đó phản ứng của bạn là hơi quá so với mức bình thường. Đó có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ…

Bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế đa khoa uy tín để nhận sự hỗ trợ y khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra các rối loạn bệnh lý tiềm tàng có thể có cho bạn như bệnh lý tuyến giáp, tuyến thượng thận.

Nếu mọi thứ bình thường, bác sĩ tâm lý, tâm thần sẽ tư vấn hoặc chỉ định dùng thuốc cho bạn. Song song đó bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, bồi bổ dinh dưỡng, sống lạc quan và chia sẻ khó khăn cho người thân để tinh thần và thể chất đều thoải mái.

 

Bạn đọc Tuyen Pham - tpph…@gmail.com

Gia đình tôi có cháu trai năm nay 18 tuổi. Năm cháu học lớp 10 có biểu hiện bất thường đi khám bác sĩ tư ở Biên Hòa kết luận bị suy nhược thần kinh và uống thuốc do bác sĩ kê và trực tiếp bán. Kết quả cháu học bình thường và loại khá.

Sang năm lớp 11 cháu học được 2 tháng có biểu hiện nặng hơn. Gia đình tôi chữa trị nhiều nơi (bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, bệnh viện TT Nam Định và gần đây chữa bác sĩ tư khác ở Biên Hòa) đến nay ăn ngủ bình thường, nhưng vẫn đi tới đi lui không ngừng, nói và cười một mình.

Gia đình tôi băn khoăn quá không biết xử lý thế nào để cháu bớt hiện tượng trên. Điện cho bác sĩ đang điều trị được trả lới cứ uống thuốc sẽ bớt. Xin các bác sĩ chỉ giùm gia đình chữa trị cho cháu, cảm ơn các bác sĩ nhiều ạ.


BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào bạn,

Cháu trai 18 tuổi, biểu hiện bất thường như đi tới đi lui nhiều lần, cười nói 1 mình... đây là biểu hiện của bệnh lý loạn thần. Bạn nên đưa cháu đi khám và theo dõi điều trị tích cực (vì đã có những biểu hiện rối loạn về tri giác như nghe tiếng nói trong tai, đây là một trong những tình trạng bệnh lý của tâm thần phân liệt).

Bạn phải đưa cháu đến tại BS chuyên khoa tâm thần xin được tư vấn một cách cụ thể và chi tiết bởi vì đây là một bệnh lý nặng của chuyên khoa tâm thần, nên sử dụng thuốc chống loạn thần cũng như thuốc chuyên khoa càng sớm càng tốt, bạn có thể đến BV chuyên khoa tâm thần tại Đồng Nai như BV Tâm thần Biên hòa, BV Tâm thần TPHCM.



Bạn đọc Anh Quân - Hà Nội

Chào bác sĩ,

Cháu có một câu hỏi về vấn đề xác định giới tính. Cháu là nam, 23 tuổi (đương nhiên là nam nên quen biết với con trai nhiều hơn ạ). Khoảng 15 tuổi cháu bắt đầu thích đồ nữ, và cả các sở thích con gái nhưng trong suy nghĩ cháu đã bị cấm rồi nên cháu chỉ dừng lại ở thích thế thôi và tự buộc suy nghĩ mình là con trai nên không thể xài mấy thứ đó. Gần đây cháu bắt đầu thích nó đến mức cháu có thể mua vài bộ đồ nữ mặc (ở nhà thôi ạ - ai thấy thì phiền lắm) và không thể dừng suy nghĩ về việc chuyển đổi giới tính.

Nhưng cháu lại không có tình cảm gì kể cả bạn nam hay nữ, mỗi khi cháu thích ai đó là sau đó cháu lại tự dừng lại và tách khỏi họ và thế là lại trở lại thành bạn bình thường (lặp lại nhiều lần lắm rồi).

Cháu chẳng hiểu mình là nam hay nữ nữa, người chuyển đổi giới tính họ còn yêu ai đó khác giới nhưng cháu chẳng yêu ai cả (như cái máy vậy). Chỉ có mỗi suy nghĩ thực hiện công việc thế thôi.


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào bạn,

Khó có thể trả lời rằng bạn có phải đồng tính hay không nếu chỉ căn cứ vào việc bạn thích trang phục của nữ và nghĩ đến việc chuyển đổi giới tính.

Có lẽ bạn không nên tự khẳng định mình là ai vào lúc này. Hãy tự kiểm tra cảm xúc của bạn đối với những người khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau. Hãy tự xác định điều gì làm bạn cảm thấy hạnh phúc.

Nếu bạn vẫn tiếp tục cảm thấy bối rối, hãy tìm đến các trung tâm tư vấn đáng tin cậy để chia sẻ suy nghĩ và băn khoăn của mình và tìm được lời giải đáp.
 


Bạn đọc Quốc Bảo - TPHCM

Chào bác sĩ,

Cháu đọc những biểu hiện của rối loạn đa nhân cách chống đối xã hội và cháu thấy bản thân có những triệu chứng như vậy. Ngày nhỏ cháu đã là 1 người dễ bị kích động, hay hung hăng, khó hòa đồng và rất khó duy trì 1 mối quan hệ với người khác, ngay từ nhỏ cháu rất hay tự ái, giận dỗi và bị hành hung, và cháu cũng thủ dâm từ ngày nhỏ...

Cho đến giờ 22 tuổi, mọi người hay nói nhận thức của cháu như trẻ con và mọi trạng thái cảm xúc vui, buồn cháu đều không có. Cháu không có cảm giác xấu hổ và rất hay lặp lại sai lầm, trí nhớ và khả năng tập trung hòa nhập cuộc sống rất khó. Cháu rất hay bị trầm cảm vào từng giai đoạn, khi nào cũng chỉ thấy buồn chán, não tê tê bay bổng mà trống rỗng như cháu không hề sở hữu cơ thể cháu vậy.

Cháu lúc nào cũng nghe theo lời người khác mà không có nhận định của riêng cháu và làm việc gì cũng bỏ dở không chịu trách nhiệm thường đổ lỗi tại hoàn cảnh hoặc tại người khác, khi nào cháu cũng nghĩ tới chuyện tự tử.

Cháu sống với ai lâu cũng đều không có tình cảm, như bị vô cảm tới mức bố mẹ ốm cháu cũng không cảm thấy gì. Thật sự cuộc sống của cháu như vậy nhưng khi nào cháu cũng hoang tưởng và đòi hỏi cháu phải hơn thế, không đạt được thì cháu rất hay nổi nóng ghen tức người khác.

Cháu thực sự không hiểu được đâu mới là cháu, khi nào cháu cũng cứ phải đấu tranh hai dòng suy nghĩ thực sự cháu rất mệt hay hoảng loạn, sử dụng ngôn từ không đúng, hay nghĩ tiêu cực về mọi chuyện, về người khác, cháu thật sự không thể hòa đồng được. và cháu cũng không có cảm giác lo lắng gì tới chuyện học, thực tập hay sức khỏe...

Cháu lúc nào cũng bay bổng, sống cho qua ngày với con người không có chút cảm xúc và với bộ não yếu kém ko nghĩ được điều gì ngoài việc tự sát. Cháu thật sự không biết cháu đang muốn gì. thích gì nữa vì suy nghĩ của cháu cứ thay đổi liên tục và cháu rất hay mơ bạo lực chém giết, lúc mơ tình dục nữa, cháu rất mệt. xin bác sĩ cứu cháu. mong bác sĩ tư vấn cho cháu.


BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào Quốc Bảo,

Qua dữ liệu cung cấp khá miên man và không chuẩn xác, có thể bạn đã đọc tài liệu trên mạng và tự gán ghép mình vào các chứng bệnh: lúc thì tự chẩn đoán mình bị rối loạn đa nhân cách, lúc thì trầm cảm và nhiều chứng bệnh khác.

Việc tự chẩn đoán bệnh cho mình sẽ gây ra một biểu hiện rối loạn lo âu và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Để chẩn đoán chính xác bạn nên tìm đến các BS chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị tích cực.



Bạn đọc Nguyễn Thị Thúy Vy - Bình Thuận

Năm nay con 18 tuổi, đang học lớp 12. Năm 11 con học rất tốt và còn được nhận học bổng, nhưng khi lên lớp 12 con dường như không muốn học nữa, cảm thấy chán nản, điểm thì thấp lè tè.

Rồi khi ba mẹ định hướng cho con thi công an thì con cảm thấy sự chán học của mình ngày càng cao. Mấy bạn trên lớp xa lánh con, con cũng không biết lý do rồi con không còn muốn tới trường nữa, đó dường như là nỗi ám ảnh vào mỗi buổi sáng.

Con lúc nào cũng cảm thấy mình chỉ có 1 mình không ai quan tâm đến con, có những lúc con muốn mình chết đi để không phải suy nghĩ gì nữa, nhưng nhìn lại mẹ thì con không còn can đảm để làm việc đó vì con biết mẹ sẽ rất buồn. Bác sĩ có thể cho con biết con bị mắc bệnh gì không? Con hay bị đau đầu chóng mặt lắm, đau đầu căng cơ, chóng mặt ngoại biên.


ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào con,

- Con cảm thấy chán nản, không hứng thú học tập và có ý định chết đi

- Con có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, đau đầu căng cơ, chóng mặt…

Đó là những dấu hiệu cho thấy con có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Con nên đi khám chuyên khoa tâm thần để xác định rõ nhằm điều trị kịp thời nhé. Chúc con mau khỏe!


Bạn đọc Phi Long, 18 tuổi - TPHCM

Chào bác sĩ tình trạng của em là em luôn luôn ám ảnh, cứ nghỉ mình mắc bệnh nan y hay truyền nhiễm từ bất kì dấu hiệu nhỏ nào của cơ thể, em đã đi khám và được chuẩn đoán rối loạn dạng cơ thể đang dùng thuốc 1 tháng, cơn ám ảnh nặng và kéo dài nhất của em là ám ảnh về HIV do 1 lần chạy xe ngã vào bụi cỏ thấy vết xước, dù đã xét nghiệm sau 9 tháng âm tính nhưng từ đó cơn ám ảnh cứ đeo bám em, em luôn sợ sệt tất cả mọi thứ, mọi người sợ họ lây bệnh cho em, mỗi ngày em đều sống trong lo âu, đi đâu làm gì cũng sợ mình có nguy cơ với HIV khiến em khổ sở vô cùng, đôi khi em biết những suy nghĩ của em là vô lý nhưng em không thoát ra được và cứ mỗi lần sợ trước 1 nguy cơ gì đó thì em liền lên các dịch vụ tư vấn hiv để hỏi và được tư vấn thì em yên tâm hơn (nhưng em hỏi nhiều đến mức anh chị trên ấy nói em đã bị chứng hoang tưởng).

Bác sĩ ơi cho em hỏi em làm vậy có phải là cách điều trị tâm lý đúng không, ngoài ra em cũng cố gắng chạy thể dục và tham gia các hoạt động xã hội và mỗi lần có 1 nguy cơ lo lắng nào đó em phải vượt qua nó như thế nào cũng như phải nói chuyện thế nào với bác sĩ đang điều trị của em cho đúng ạ. Với tình trạng của em thì khoảng bao lâu mới khỏi bệnh được ạ? Mong bác sĩ cho một vài nhận xét về bệnh của e mong bác sĩ giúp em. Xin cảm ơn. 


BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào bạn,

Qua dữ liệu cung cấp, bạn đang rơi vào tình trạng rối loạn lo âu lan tỏa, khi tiếp xúc với cuộc sống, có những yếu tố, nguyên nhân tác động đến cơ thể bạn đều liên hệ đến bệnh lý của bạn. Bạn nên đến gặp BS chuyên khoa tâm thần để BS khám và cho chẩn đoán chính xác để rút ngắn thời gian điều trị một cách tốt nhất.

Việc cố gắng tham gia thể dục và hoạt động thể dục là điều tốt, đây là phương pháp chống stress rất tốt. Bạn nên đến gặp BS chuyên khoa đẻ xác định mình ở trạng thái nào để tiên lượng một cách chính xác.


Bạn đọc Nguyễn Thành - Hải Dương

Chào bác sỹ, em tên Thành, nam, 28 tuổi.

Trong 1 năm gần đây em hay bị những triệu chứng như mất tập trung vào công việc và trong tất cả các hoạt động hàng ngày, đầu óc lúc nào cũng u mê, mụ mị, thường xuyên thấy chán nản trong công việc và cuộc sống, tiếp thu rất chậm, đôi khi chẳng có chuyện gì cũng buồn bã, chán nản, nhiều khi thì bị stress, đầu óc lúc nào cũng căng thẳng mệt mỏi, rất dễ cáu gắt và nổi nóng, không điều tiết được cảm xúc của mình. Và có những lúc sợ hãi những điều chẳng đâu vào đâu kể cả những điều bình thường, nhiều lúc lại thấy mất tự tin, bi quan vào bản thân mình, thấy mình lúc nào cũng kém cỏi, vô dụng và ngại giao tiếp nữa.

Cách đây hơn nửa năm em đến bệnh viện tâm thần Bạch Mai khám bác sỹ kết luận em bị chứng trầm cảm nhẹ và kê đơn thuốc cho uống, sau vài tháng điều trị em chỉ thấy đỡ 1 chút thôi, các triệu chứng trên vẫn xuất hiện, được 1 thời gian điều trị thì em ngừng uống thuốc.

Cho đến khoảng 3 tháng gần đây ngoài những triệu trứng trên đôi khi em hay hoa mắt, chóng mặt, có những lúc buồn nôn, người như tụt huyết áp, thêm vào đó là thính giác và sự tập trung, trí nhớ của em giảm rất nhiều, người ta phải nói đi nói lại nhiều lần e mới nghe rõ, mới nhớ được, thêm nữa là mắt em luôn trong tình trạng mỏi, khi nhìn không tập trung được vào cái gì lâu được. Vì những triệu chứng trên em lại đi khám ở khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai, sau khi siêu âm, chụp CT bác sĩ kết luận em bị thiếu máu não, rối loạn trí nhớ và tập trung, sau đó kê đơn thuốc cho em uống. Sau gần 1 tháng điều trị ngoài triệu chứng buồn nôn là giảm thì tất cả những triệu chứng kể trên vẫn không có dấu hiệu khá hơn.

Em thật sự rất bi quan vì chúng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của e rất nhiều, và quan trọng hơn nữa em không biết mình đang bị bệnh về thần kinh hay tâm thần để có hướng điều trị đúng đắn, để em có thể chữa khỏi bệnh và quay trở về với cuộc sống của người bình thường như trước đây, mong bác sỹ tư vấn cho em với, em xin chân thành cảm ơn!


BS.CK2 Trần Minh Khuyên


Chào bạn,

Bạn đang rơi vào tình trạng rối loạn lo âu và trầm cảm. Việc điều trị bệnh lý này thuộc chuyên khoa tâm thần một cách tích cực và theo dõi với BS chuyên khoa. Nếu để tình trạng này kéo dài bạn sẽ rơi vào trong tình trạng trầm cảm mức độ nặng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cuộc sống và cơ thể. Việc điều trị tích cực sẽ tạo kết quả tốt nhất tránh những hậu quả do bệnh lý trầm cảm gây nên.


Bạn đọc Kim Loan - kiml…@gmail.com

Thưa bác sĩ, cho cháu hỏi về bệnh tâm thân được không ạ! Chị của cháu trước đây bị rối loạn hành vi tuổi vị thành niên, có triệu chứng hoang tưởng ảo giác. Hiện thời bệnh đã đỡ, chị cháu cũng tự nhận thức được bệnh của mình. chị vẫn đang dùng thuốc Thioridazin. Vậy cho hỏi bác sĩ loại thuốc Thioridazin có tốt không? Có thể chữa lành bệnh taam thần hoang tưởng ảo giác không? nếu tự điều trị ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tâp thể dục hàng ngày... kết hợp với uống thuốc Thioridazin thì có thể khỏi hoàn toàn được bệnh không?

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào bạn,

Bạn cho biết bạn có triệu chứng hoang tưởng, ảo giác có phải do BS chuyên khoa tâm thần chẩn đoán hay không? Bạn đang dùng thuốc Thioridazin là do BS chỉ định hay tự ý sử dụng?

Việc điều trị các bệnh lý về tâm thần phân liệt và các thể bệnh thuộc chuyên khoa tâm thần phải được sự chỉ định của BS chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc. Hiện nay, các thuốc được sử dụng thuốc chống loạn thần hay tâm thần phân liệt đã tốt hơn rất nhiều, việc sử dụng với liều lượng bao nhiêu, loại thuốc nào phải do BS chỉ định, bạn không nên tự ý sử dụng.

Ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục hàng ngày kết hợp với thuốc Thioridazin chưa nói lên điều gì, chưa thể chắc chắn có điều trị khỏi bệnh hay không. Tốt nhất bạn nên đến gặp BS chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị tốt nhất.



Bạn đọc Việt Hương - Tiền Giang

Chào Bác sĩ! Cám ơn đã đọc thư của cháu.

Mong bác sĩ tư vấn giúp trường hợp của cháu. Ba cháu 56 tuổi, 3 tháng nay có biểu hiện mất ngủ, lơ đãng công việc, hay ngồi suy nghĩ. Mỗi ngày ngủ 3-4h. Cách nói chuyện khác lúc trước. Có suy nghĩ vợ ngoại tình bằng cách xâu chuỗi sự việc quá đà, thái hóa, làm lớn chuyên. Không biết đó có phải là vấn đề về rối loạn thần kinh không? Mong bác sĩ giải đáp.

Gia đình cháu có người cô cũng bị tâm thần trên 10 năm. Nếu cần khám và điều trị thì cơ sở nào uy tín? Bên cạnh đó những lúc nóng giận rất khó kiểm soát, khi không còn nóng giận thấy diệu đi, ít nói. Gia đình đang tìm cách đưa đến bệnh viện để chuẩn đoán nhưng chưa biết cách nào thuyết phục. Trân trọng!  

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào Việt Hương,

Qua dữ liệu bạn cung cấp cùng yếu tố gia đình (có người cô bị tâm thần trên 10 năm) thì bệnh lý của ba bạn có thể rơi vào trong bệnh lý tâm thần phân liệt thể hoang tưởng (suy nghĩ vợ mình ngoại tình…). Đây là một thể bệnh nhẹ nhất trong các thể bệnh tâm thần phân liệt. Việc điều trị tích cực sẽ có tiên lượng tốt với ba bạn.



Bạn đọc Thanh Nhi - Hải Dương

Cháu chào bác sĩ! Bác sĩ có thể tư vấn cho cháu được không ạ? Cháu rất mong nhận được tư vấn vì cháu thực sự rất hoang mang và không biết phải làm gì lúc này.

Khoảng 2 năm trước, cháu có thói quen hay nhắc đi nhắc lại những suy nghĩ mình phải làm thế này, làm thế kia mới đúng, Đầu tiên, cháu nghĩ nó là những suy nghĩ tốt, nên không để ý. Nhưng dần dần nó làm cháu rất mệt mỏi với những suy nghĩ đó, cháu cũng suy nghĩ tập luyện bỏ thói quen vất bỏ thói quen suốt ngày suy nghĩ lặp đi lặp lại đi.

Trong gần 2 năm qua, nó cũng chỉ ảnh hưởng đến cháu nhẹ thôi, nhưng khoảng 8 tháng lại đây, cháu thực sự không chịu được. Cháu việc gì cũng có thể suy nghĩ lặp đi lăp lại được, trong đầu cháu lúc nào cũng suy nghĩ, cháu mất hứng thú với cuộc sống, cháu luôn nghĩ mình không được yêu thương và cháu thực sự rất sợ với những suy nghĩ gần đây trong cháu: những suy nghĩ không tốt đẹp gì, cháu sợ cháu sẽ biến những suy nghĩ ấy thành hành động.

Và trong việc học tập, cháu cũng không thể tập trung được, chuyện tình cảm cháu luôn không thỏa mãn với những gì người yêu quan tâm cháu, và cháu cảm thấy khó gần gũi, thân mật với mọi người xung quanh. Cháu có lên mạng tìm hiểu, nhưng cháu thực sự không biết mình có bị làm sao về tâm lý và cần phải điều trị như thế nào, vì cháu vẫn ăn ngủ như bình thường, chỉ là khoảng 8 tháng lại đây cháu bị bệnh dạ dày tá tràng ạ. Cháu là sinh viên du học, hè này cháu về 2 tháng hè, rất mong có thể thoát khỏi nhưng suy nghĩ ám ảnh đó và vui vẻ, tin tưởng vào cuộc sống như trước ạ. Cháu rất mong bác sĩ tư vấn cho cháu, cháu có bị làm sao về tâm lý và nếu có thì nên chữa trị như thế nào và ở đâu cụ thể ạ, Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!


BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Như bạn mô tả, bạn có thể có những biểu hiện về rối loạn tư duy (tư duy lai nhai) làm ảnh hưởng đến quá trình học tập kèm với các triệu chứng như mất hứng thú trong cuộc sống, có suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến cảm xúc. Việc chẩn đoán chính xác bệnh lý của bạn phải được tiếp xúc với BS chuyên khoa tâm thần để phát hiện các triệu chứng khác mà bạn chưa kể từ đó mới có thể chẩn đoán chính xác.



Bạn đọc nguyen - lanc…@gmail.com

Xin chào bác sĩ,

Em năm nay 18 tuổi, em có các triệu chứng sau đây : lo lắng, mệt mỏi, đôi khi hơi hoảng loạn, biến ăn, tim đôi khi đập khá nhanh, không muốn tiếp xúc mọi thứ xung quanh mình, muốn được tĩnh lặng và bình yên. Em nghĩ là áp lực là nguyên nhân tạo nên tất cả, nhưng cũng không chắc lắm. Xin hỏi đây là triêu chứng của bệnh gì? Xin chân thành cảm ơn.

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào bạn,

Bạn đang có triệu chứng của rối loạn lo âu và trầm cảm, thường bệnh lý này có ảnh hưởng đến cơ thể và các cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa làm cho bạn lo lắng, mệt mỏi, tim đập nhanh, biếng ăn. Các nguyên nhân đưa đến bệnh lý này có thể là do yếu tố gia đình, stress hoặc các yếu tố về nhân cách. Bạn nên đi khám và điều trị tại BS chuyên khoa tâm thần, bạn sẽ được chẩn đoán và có kế hoặc điều trị tốt nhất.

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Bạn đọc Thắng - thang…@gmail.com


Tôi năm nay 23 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Gần đây tôi có những dấu hiệu lo lắng bất thường, tự nhiên không có chuyện gì cũng lo lắng. Thường xuyên hoang tưởng tưởng tượng nhiều lắm, và có dấu hiệu bạo lực. Trong mấy tháng gần đây gia đình tôi có gặp nhiều biến cố nên tôi rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Vậy xin Alobacsi cho tôi hỏi liệu tôi có nguy cơ của bệnh trầm cảm không hay chỉ đơn thuần là do hậu quả của đau dạ dày thôi Tôi xin chân thành cám ơn!

BS.CK2 Trần Minh Khuyên


Chào bạn,

Theo dữ liệu của bạn cung cấp bạn đang có biểu hiện rối loạn lo âu lan tỏa (tự nhiên không có chuyện gì cũng lo lắng, tưởng tượng), có biểu hiện rối loạn về cảm xúc, không kiểm chế được hành vi. Bạn nên đến gặp BS chuyên khoa tâm thần để BS thăm khám, phát hiện nhiều triệu chứng hơn nữa để chẩn đoán chính xác. Đây không phải là biểu hiện của một bệnh lý trầm cảm.



Bạn đọc Lâm Thị Trang - Hà Nội

Cháu năm nay 18 tuổi, đang là sinh viên năm nhất tại 1 trường đại học ở Hà Nội. Nhà cháu cách trường khá xa, vậy nên phải ở kí túc xá. sống chung với mọi người một thời gian, cháu phát hiện ra mình bị mắc bệnh vô cảm. Cháu cũng không biết có thể gọi đó là vô cảm không, chỉ là cháu dù vui buồn hay lo sợ cũng không bao giờ thể hiện ra bên ngoài, lúc nào cháu cũng chỉ giữ một vẻ mặt dửng dưng, bất cần.

Ngoài ra cháu cũng vô cùng nhút nhát, ngại giao tiếp, sợ khi phải nhìn thẳng vào mắt người khác, vì vậy nên mọi người xung quanh thường cảm thấy cháu vô cùng khó gần, chẳng ai muốn thân thiết với cháu. Cháu hiện nay cảm thấy vô cùng chán ghét con người hiện tại của mình và muốn thay đổi, cháu phải làm sao bây giờ ạ?


BS.CK2 Trần Minh Khuyên
.
Chào bạn Trang,

BS có một số ý kiến như sau: việc bạn tự chẩn đoán là mắc bệnh vô cảm là từ đâu? Các biểu hiện của bạn như chia sẻ, nghiêng nhiều về rối loạn về nhân cách và rối loạn nhân cách này thuộc tuýp nào, phải do các BS chuyên khoa về tâm thần chẩn đoán.

Đối với những người có nhân cách dạng phân liệt thường có những biểu hiện không rõ ràng (chưa thể nói là bệnh lý nhưng cũng không hẳn là bình thường hay có những hành vi, lối sống, cảm xúc lạ, không hòa đồng, ít tiếp xúc, thể hiện cảm xúc không ổn định nhưng vẫn sống và làm việc tạo cho mình một phong cách kì lạ, khó hiểu, khó gần, không hòa đồng với hoàn cảnh thực tại), việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý này phải do BS chuyên khoa tâm thần. Bạn đừng nên tự đọc tài liệu và tự gán ghép mình vào những bệnh lý đó ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.

Bạn đọc Thanh Lê - nguyena…@gmail.com

Em học lớp 11, em cảm thấy ghê tởm khi bị con trai đụng vào người (chỉ là đụng chạm thông thường). Ở nhà thì cứ cách khoảng 10 phút lại chạy đi rửa tay, đi học thì sau mỗi tiết lại lấy dung dịch rửa tay ra rửa. Mỗi khi vẽ công nghệ lại rất mất thời gian, lệch chút xíu cũng sẽ bỏ rồi vẽ lại tờ khác. Lúc lau nhà thì lau đến 5-6 lần, 1-2 tiếng sau lại lau thêm 2-3 lần nữa. Xin hỏi BS em có bị gì không?

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Chào Thanh Lê,

Qua triệu chứng bạn cung cấp, bạn đang rơi vào tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng bức (buộc phải lấy dung dịch rửa tay ra rửa sau mỗi lần đi học, chăm chút kĩ lưỡng, không thể xa rời những ý nghĩ đó). Việc kéo dài những triệu chứng bệnh lý này sẽ ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và xã hội. Bạn nên đến BS chuyên khoa tâm thần để được điều trị.

Mọi sự hỗ trợ về mặt tâm lý, thư giãn, tập thể dục, nghe nhạc đều tác động tốt và hỗ trợ cho việc điều trị bệnh chính nên những gì bạn đã làm được thì nên tiếp tục một cách thường xuyên và có khoa học để giúp bạn mau khỏi bệnh cùng với việc dùng thuốc và hướng dẫn của BS chuyên khoa.


Bạn đọc Công Vinh - vinhv…@gmail.com

Xin chào bác sĩ.

Thưa bác sĩ em năm nay 24 tuổi. Mới đây em có quen 1 cô gái trên mạng xã hội facebook. Chúng em nói chuyện và làm quen được 2 ngày và cảm thấy vô cùng yêu mến nhau. Chúng em đã nhận lời yêu nhau. Vì khoảng cách xa nên không gặp nhau ở ngoài. Chúng em mỗi tối thường trò chuyện tâm sự và chia sẻ cả chuyện thầm kín nhất với nhau qua điện thoại. Cô ấy bằng tuổi em.

Bây giờ hằng ngày trong cuộc sống sinh hoạt làm việc, lúc nào em cũng nghĩ tới cô ấy. Hình ảnh cô ấy xuất hiện ngày 1 nhiều hơn. Nhưng trái lại em chẳng thể nghĩ được điều gì nhiều. Đầu óc cứ trơ như cục đất, tâm trạng hồi hộp, bất an. Em vẫn còn là sinh viên, nên thường suy nghĩ nhiều. Nhưng bây giờ không còn được như trước.

Xin hỏi bác sĩ tình trạng của em thế nào? Em cần phải làm gì bây giờ? Có phải em đã mắc chứng rối loạn tâm lý hay không ? Chữa như thế nào? Em xin chân thành cám ơn bác sĩ.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

Chào Công Vinh,

Lứa tuổi của em đang phát triển về mối quan hệ bạn bè, đặc biệt là mối quan hệ tình cảm nam nữ. Em đang rơi vào “chiếc bẫy tình yêu”. Khi ở trong trạng thái yêu ai đó, cơ thể con ngời sản sinh ra chất hooc môn Serotomin. Vì vậy em luôn luôn nghĩ và nhớ về người mình yêu.

Vì vậy để cân đối và không ảnh hưởng đến chất lượng sống, em nên sắp xếp thời khóa biểu những công việc cũng như vui chơi, giao tiếp hợp lý để tránh sa đà vào việc nghiện cảm xúc của mình, bởi vì khi yêu cũng giống như một trạng thái nghiện. Ngoài ra em nên tăng cường các mối quan hệ bạn bè, hội nhóm để nhu cầu tình cảm phát triển đa dạng hơn.



Bạn đọc Ton Nguyen - ngha…@gmail.com

Chào chương trình,

Cho em xin được hỏi là như thế nào được coi là bị stress kéo dài ạ? Em mới trải qua một giai đoạn căng thẳng và rất lo không biết mình có bị stress kéo dài không và nó có ảnh hưởng gì đến trí tuệ của em không? Em đang chuẩn bị ôn thi đại học ạ.

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

Stress kéo dài là một tình trạng sống trong một môi trường áp lực, căng thẳng, các tác nhân tác động đến tâm lý, tình cảm, công việc bị lặp đi lặp lại nhiều lần. Các áp lực đó xảy ra liên tục mà không được giải quyết 1 cách cụ thể ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi, thường kéo dài nhiều tháng, nhiều năm tạo nên một cuộc sống đầy lo âu, không thoải mái, thường xuyên bị căng thẳng, nhức đầu và biểu hiện cảm xúc không hòa hợp hay cáu gắt, bất thường mà không được điều trị dứt điểm.

Việc em vừa trải qua một tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài mà tác nhân đó đã được giải quyết hay chưa? Tình trạng sức khỏe về mặt tâm lý cũng như tâm thần đã được hồi phục hay chưa, trở lại trạng thái cân bằng ban đầu hay chưa? Đó là một trong những yếu tố để xác định em đã thoát ra khỏi tình trạng stress. Em nên đến khám tại các BS chuyên khoa để trở về trạng thái cân bằng, sau đó tập trung vào thi đại học cũng không muộn vì sức khỏe tâm thần là quan trọng nhất.


Thay mặt bạn đọc AloBacsi, xin trân trọng cảm ơn ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà và BS.CK2 Trần Minh Khuyên đã dành thời gian giải đáp những câu hỏi về tâm lý, tâm thần mà nhiều người quan tâm. Những câu tư vấn chi tiết, kịp thời của các bác sĩ đã giúp mọi người có thêm kiến thức quý báu về rối loạn lo âu - trầm cảm.

ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà

- 2000 - 2005: Công tác tại BV Tâm thần Trung ương 2
- 2009 - 2014: Chuyên viên tâm lý tại BV Nhi đồng 2 (TPHCM)
- 2014 đến nay: Công tác tại Phòng khám Nhi đồng thành phố
- Giám đốc Công ty Tâm Lý Trẻ (TPHCM)

BS.CK2 Trần Minh Khuyên

- 2001: Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa ĐH Y dược TPHCM
- 2001 - 2002: Định hướng chuyên khoa Tai mũi họng
- 2005 - 2007: Học chuyên khoa cấp 1 chuyên ngành Tâm thần, bác sĩ trị liệu tâm lý trường Tâm lý thực hành Paris
- 2011 - 2013: Học chuyên khoa cấp 2 chuyên ngành Tâm thần

Đã từng công tác tại BV Tâm thần TP.HCM, Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM.

- 2015 - nay: Trưởng phòng kế hoạch Trung tâm Y tế dự phòng quận 3, TP.HCM; Giám định viên pháp y tâm thần.


AloBacsi.com

Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X