Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Câu hỏi
Mình sinh năm 1967. Năm 2021, bị tê bì chân và cánh tay phải, bệnh viện 115 chụp MRI phát hiện nhồi náu não. Hiện mình uống thuốc huyết áp Telmisartan 40mg ngày 1 viên, huyết áp ổn định 120/80. Xin Bác sĩ chỉ cho cách phòng ngừa bệnh tái phát. Thành thật cám ơn Bác!
Trả lời
Chào bạn,
Người có tiền sử nhồi máu não luôn có nguy cơ nhồi máu não tái phát nếu không có biện pháp phòng ngừa.
Phòng ngừa cấp 1 bao gồm kiểm soát các yếu tố nguy cơ; ổn định huyết áp, kiểm soát đường huyết, lipid máu; bỏ thuốc lá; dùng thuốc kháng đông trọn đời ở những người bị thấp tim hoặc mang van tim nhân tạo ở bên tim trái. Cân nhắc khả năng dùng thuốc kháng đông ở người bị rung nhĩ mạn tính. Tiến hành đặt stent động mạch cảnh khi hẹp trên 75%, hoặc mổ bóc nội mạc động mạch cảnh, nút coils phình mạch, nút ổ dị dạng động tĩnh mạch (AVM) để tránh nguy cơ nhồi máu não hoặc chảy máu não.
Phòng ngừa cấp 2: Tiếp tục kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Nếu là tắc mạch máu hoặc rung nhĩ mạn tính, có thể dùng aspirin hoặc warfarin. Tiến hành can thiệp mạch thần kinh khi có hẹp động trên 50%, hoặc phình động mạch não.
Tuân thủ lối sống lành mạnh:
- Ngưng hút thuốc lá, tránh hút thuốc lá thụ động
- Thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 – 45 phút mỗi ngày, các ngày trong tuần. Có thể đi bộ, chạy bộ, chạy xe đạp, bơi lội, đánh cầu lông, bóng bàn, đánh golf, tập yoga, thể dục nhịp điệu, thiền,.. tùy theo tình trạng sức khỏe mỗi người; tránh căng thẳng trong cuộc sống và công việc.
- Giảm cân nếu dư cân, béo phì (khi BMI >23): đặt mục tiêu giảm từ 5% đến 7% cân nặng trong vòng mỗi 6 tháng đến khi đạt cân nặng lý tưởng (BMI từ 18 – 22)
Chế độ ăn tốt cho tim mạch:
- Ăn ít chất béo, thịt mỡ, chất bột đường, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, hạn chế muối, giảm rượu bia.
- Nên ăn cá, thịt gia cầm; nên ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả, hạt, thực phẩm tươi sống, organic.
Như vậy, bạn cần khám chuyên khoa nội thần kinh để bác sĩ đánh giá đầy đủ nguy cơ tim mạch cho bạn để có biện pháp phòng ngừa toàn diện, nếu chỉ uống duy nhất thuốc ổn định huyết áp như hiện tại là chưa đủ vì nguy cơ tim mạch hay nguy cơ đột quỵ tái phát còn bao gồm cả kiểm soát những yếu tố nguy cơ khác nữa (như xơ vữa mạch máu, đường huyết, lipid máu…).
Bạn khám chuyên khoa tim mạch để được hướng dẫn điều trị thích hợp, toàn diện hơn, bạn nhé.
Câu hỏi liên quan
093440****
Nếu trị liệu không tuân thủ quy trình và hướng dẫn có thể có biến chứng bỏng võng mạc mắt hoặc bỏng da...
Xem toàn bộ096636****
Sau khi phẫu thuật mắt xuất hiện tình trạng mất thị lực từng đợt, và tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn bạn phải tái khám...
Xem toàn bộ099766****
Đau ngực có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân tim mạch và cơ xương khớp...
Xem toàn bộ093853****
Khó thở, ngộp thở ở bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo và đã đặt 3 stent mạch vành là triệu chứng cấp cứu...
Xem toàn bộBài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình