Hotline 24/7
08983-08983

Câu hỏi

Bác sĩ ơi e bị nhiễm HIV mà e có cần uống phòng ngừa lao ko ạ CD 4 của e là 421 khi e uống ngừa lao vào cơ thể e khó chịu mệt mỏi đau nhứt ăn ko đc như vậy hoài e sợ CD 4 e tuột ạ mong bs giải đáp thắc mắc giúp e

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Chào bạn,

Theo ngành y tế, khả năng mắc bệnh lao của người nhiễm HIV là 50% và cao hơn từ 10 đến 30 lần so người không nhiễm. Chính vì vậy, việc phối hợp giữa công tác phòng chống lao và HIV sẽ góp phần phát hiện sớm bệnh nhân đồng nhiễm lao và HIV để điều trị, tránh lây lan, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh HIV.

Điều trị dự phòng lao hay còn gọi là điều trị nhiễm trùng lao tiềm ẩn. Đây là biện pháp điều trị sớm cho những người chưa khởi bệnh lao nhưng mang vi trùng lao trong cơ thể. Người bị lao tiềm ẩn thực tế mắc bệnh lao và không có khả năng lây cho người khác. Khi tiến hành các xét nghiệm (trên da hoặc trong máu) thì có sự xuất hiện vi trùng lao nhưng khi xét nghiệm đờm và dịch tiết thì không tìm thấy.

Như đối với người nhiễm HIV, khi khám sàng lọc bệnh lao âm tính thì người bệnh sẽ được tư vấn điều trị lao tiềm ẩn để nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh, tránh lây bệnh lao cho gia đình và những người xung quanh.

Việc sử dụng thuốc dự phòng lao có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Tùy khả năng đáp ứng với thuốc của mỗi người mà có thể gặp hoặc không gặp tác dụng phụ, với mức độ có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.

Tác dụng phụ thường gặp nhưng không nguy hiểm khi sử dụng thuốc dự phòng lao: Buồn nôn, nước tiểu có màu đỏ (do thuốc Rifampicin có màu đỏ khiến các dịch trong cơ thể chuyển màu đỏ), gặp các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, đại tiện phân lỏng hoặc cứng, sốt, ngứa, phát ban, sưng đau khớp, tê, có cảm giác châm chích ở bàn tay và bàn chân, đau đầu, mệt mỏi, cơ thể yếu. Những tác dụng phụ do dùng thuốc dự phòng lao là không nguy hiểm và đều có thể xử trí được bằng những cách thức đơn giản, tuy nhiên chúng sẽ gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh.

Tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm gặp khi sử dụng thuốc dự phòng lao bao gồm: Vàng mắt (phần lòng trắng), đau dạ dày, buồn nôn, nôn nhiều, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt sức lực, phát ban toàn thân. Khi thấy những biểu hiện này, người điều trị cần đến bệnh viện để được thăm khám ngay lập tức.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị dự phòng lao:

  • Không uống rượu trong thời gian điều trị dự phòng lao vì có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
  • Việc sử dụng thuốc giảm đau trong khi điều trị dự phòng lao cũng có thể gây ra những vấn đề về chuyển hóa ở gan, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xét nghiệm máu trong quá trình điều trị dự phòng lao để kiểm tra tình trạng gan đáp ứng với thuốc như thế nào. Nếu có bất thường xảy ra thì sẽ phải ngừng dùng thuốc điều trị dự phòng.
  • Có thể mất từ 2 - 4 tuần để cơ thể đáp ứng với thuốc dự phòng lao. Khi đó, tác dụng phụ sẽ thuyên giảm và dần biết mất.

Tóm lại, người điều trị dự phòng lao cần chú ý uống thuốc đúng giờ và đủ liều để quá trình điều trị được hoàn tất, hiệu quả cao, giúp phòng ngừa vi trùng lao tiến triển thành bệnh trong tương lai.

Câu hỏi liên quan

093566****

Nếu như bạn chưa từng nội soi đại trực tràng và dạ dày thì nên nội soi kiểm tra một lần trước khi nghĩ đây là bệnh lý hội chứng ruột kích thích.

Xem toàn bộ

093444****

Tùy vào mức độ tổn thương phổi của bạn tại thời điểm bắt đầu điều trị lao mà những sẹo xơ trên nhu mô phổi sau khi điều trị cũng khác nhau.

Xem toàn bộ

093604****

Tê bả vai sau đó lan xuống ngực trái kéo dài 3 đến 5 phút trong khi nghỉ ngơi là triệu chứng điển hình của bệnh lý hẹp mạch vành...

Xem toàn bộ

09********

Theo mô tả của bạn khả năng bạn có những chấn thương nhỏ về gân khớp do quá trình sử dụng điện thoại bằng một tay…

Xem toàn bộ

034991****

Khi đã sờ được những hạch như vậy bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám sơ lược nhằm tránh bỏ sót các bệnh lý nguy hiểm nhé.

Xem toàn bộ

909675****

Sau khi phẫu thuật cắt tuyến giáp có cần bổ sung iốt hay không phụ thuộc vào tình trạng chức năng tuyến giáp hiện tại của bạn là cường giáp? bình giáp? hay nhược giáp?

Xem toàn bộ

Tìm câu hỏi tư vấn qua hotline

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình