Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Câu hỏi
Bác sĩ ơi cho em hỏi: em bầu được 7 tháng, gần đây có bị đau mắt thì ra Long Châu có kê đơn thuốc nhỏ mắt tobrex, em đã lỡ sử dụng nhỏ được khoảng 10 lần trong 7 ngày thì search mạng thấy thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mong bác sĩ giải đáp cho em ạ. em lo quá
Trả lời
Chào em,
Về mặt nguyên tắc, chúng ta có thể xác định ngay: tốt hơn hết là không nên dùng bất kỳ thuốc gì trong thời kỳ mang thai, trừ những thuốc đã được khuyến cáo: vaccine phòng uốn ván, viên sắt, axit folic... Với thuốc nhỏ mắt cũng vậy.
Đa phần các loại thuốc đều có khuyến cáo là nên thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Điều này đồng nghĩa với việc chưa có nghiên cứu nào thuyết phục chứng tỏ thuốc sẽ gây hại cho thai nhi hoặc nếu có thì cũng chưa đủ ý nghĩa thống kê để đưa ra kết luận chính xác.
Như vậy, quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào bác sĩ cũng như tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, khi cái lợi nhiều hơn cái hại, các bác sĩ sẽ kê đơn.
Bên cạnh đó, nồng độ hoạt chất trong thuốc nhỏ mắt là nồng độ thấp nhất trong các dược phẩm. Do vậy nồng độ thuốc trong máu cung cấp cho rau thai cũng là bé nhất so với các thuốc khác hay đường dùng khác. Dùng thuốc trong thời gian ngắn, liều thích hợp là điều mà cả bác sĩ và bệnh nhân đều thấy yên tâm.
Nếu phải xếp loại độc tính của các thuốc nhỏ mắt đối với thai thì chúng ta sẽ theo thứ tự giảm dần sau đây: các thuốc chống virus, các thuốc kháng nấm, các thuốc điều trị glaucom, các thuốc chống viêm không có steroid, các thuốc chống viêm bản chất corticoid, các kháng sinh, các sản phẩm còn lại.
Thuốc nhỏ mắt Tobradex có thành phần là Tobramycin thuộc nhóm kháng sinh aminoglycosid thường gây độc tính ở thận và tai nên thường được sử dụng thận trọng, đặc biệt với đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai và cho con bú, người già và trẻ nhỏ.
Với dạng bào chế dung dịch nhỏ mắt, Tobramycin được xếp loại nhóm B trong hệ thống phân loại mức an toàn thuốc đối với thai kỳ, tức không có nguy cơ gây độc tính trong một số nghiên cứu. Cụ thể, các nghiên cứu thực hiện trên động vật cho thấy không có bằng chứng về khả năng gây tổn hại cho thai nhi hay suy giảm khả năng sinh sản ở liều nghiên cứu cao gấp 33 lần so với liều dùng thông thường. Tuy nhiên, những nghiên cứu thu thập trên người chưa đủ cơ sở để khẳng định sự an toàn. Nên Tobramycin dạng dung dịch nhỏ mắt vẫn được đưa vào danh sách cân nhắc sử dụng đối với bà bầu trong những trường hợp thật cần thiết.
Vì vậy, thuốc nhỏ mắt Tobramycin có dùng được cho bà bầu không phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tuy nhiên, cần chú ý Tobramycin dạng viên uống được xếp vào loại D, đồng nghĩa có nguy cơ cao với bào thai. Cụ thể, Tobramycin đã được chứng minh tập trung ở thận của thai nhi và có khả năng gây điếc bẩm sinh không hồi phục cả hai bên tai.
Vậy nên, trong trường hợp cần thiết chỉ sử dụng Tobramycin dạng dung dịch nhỏ mắt, tuyệt đối không sử dụng dạng viên uống trong thời gian mang thai. Ngoài ra, trong thời kỳ cho con bú, Tobramycin có trong sữa mẹ với lượng nhỏ và thuốc hấp thu rất kém qua đường uống nên tương đối an toàn trong giai đoạn này.
Em có thai, mọi sự sử dụng thuốc dù là thuốc nhỏ mắt cũng cần cẩn trọng, em không nên đến nhà thuốc mua thuốc không qua thăm khám, điều này sẽ khó mà đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Hiện tại nếu mắt của em đã ổn thì em có thể ngưng thuốc đang dùng và thăm khám lại bác sĩ sản khoa để đánh giá sức khoẻ thai nhi nhằm yên tâm hơn, ngược lại nếu mắt vẫn chưa ổn thì em nên khám chuyên khoa mắt tại bệnh viện mắt để được kiểm tra cẩn thận, nhằm lựa chọn thuốc phù hợp và an toàn, em nhé.
Câu hỏi liên quan
098556****
Nếu bé sốt cao từ 38.5 độ trở lên, em cho bé uống thuốc hạ sốt với liều lượng...
Xem toàn bộ089675****
Triệu chứng của em thường gặp trong viêm bàng quang, nhiễm trùng tiểu dưới, bệnh lý phụ khoa...
Xem toàn bộ093440****
Nếu trị liệu không tuân thủ quy trình và hướng dẫn có thể có biến chứng bỏng võng mạc mắt hoặc bỏng da...
Xem toàn bộ096636****
Sau khi phẫu thuật mắt xuất hiện tình trạng mất thị lực từng đợt, và tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn bạn phải tái khám...
Xem toàn bộ099766****
Đau ngực có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân tim mạch và cơ xương khớp...
Xem toàn bộBài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình