Hotline 24/7
08983-08983

Tự kiểm tra sức khỏe trong 60 giây tại nhà

Thử nhìn vào một khung cửa sổ trong 30 giây. Hình ảnh mà mắt bạn thấy phản ánh tình trạng thị lực và dự báo các bệnh liên quan đến thị lực hiệu quả.

Bạn có thể tự kiểm tra sức khỏe tại nhà mà không cần đến bệnh viện.
Bạn có thể tự kiểm tra sức khỏe tại nhà mà không cần đến bệnh viện

Theo Daily Mail, không cần đến bệnh viện hay các thiết bị ý tế đắt tiền, phức tạp, bạn có thể tự kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân với các cách đơn giản dưới đây.

1. Kiểm tra thị lực khi nhìn qua khung cửa sổ

Để kiểm tra thị lực tại nhà, bạn dùng tay che mắt trái và nhìn vào một khung cửa lớn trong 30 giây. Sau đó, lặp lại với mắt phải. Nếu hình ảnh các cạnh của khung cửa bị biến dạng, méo mó, bạn đã bị thoái hóa điểm vàng.

Điểm vàng hay hoàng điểm là bộ phận nằm ở vùng trung tâm của võng mạc giúp ta nhận biết độ sắc nét, màu sắc và độ rõ của hình ảnh. Tình trạng hoàng điểm bị thoái hóa gây mất thị lực ở vùng trung tâm gọi là bệnh thoái hóa điểm vàng AMD.

Bệnh thoái hóa gồm 2 dạng thoái hóa. Dạng thoái hóa khô, chiếm khoảng 90% và dạng thoái hóa ướt, chỉ chiếm 10% nhưng lại là nguyên nhân của 90%  tình trạng mất thị lực nặng. Bệnh thoái hóa điểm vàng ở giai đoạn cuối hầu như không thể điều trị được. Tuy nhiên bệnh thường tiến triển chậm qua một thời gian dài nên chúng ta có thể ngăn chặn sự tiến triển đó bằng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc mắt thích hợp.

Tự kiểm tra sức khỏe trong 60 giây tại nhà
Hơi thở của bạn có thể báo hiệu sớm cách bệnh đường tiêu hóa. Ảnh: Daily Mail.

2. Kiểm tra hơi thở, đoán bệnh đường tiêu hóa

Dùng một chiếc thìa café nhỏ để lấy chất nhờn trên bề mặt lưỡi của bạn. Để chiếc thìa dưới ánh sáng đèn tròn 1 phút và kiểm tra mùi của nó.

Nếu chất nhờn có mùi trái cây – acid ceton, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu chất nhờn trên lưỡi dày, có màu vàng, mùi amoniac khó chịu, đó là dấu hiệu sớm của các vấn đề với thận, hệ tiêu hóa.

Theo các chuyên gia, 90% các trường hợp hơi thở có mùi mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm amidan hoặc sâu răng.

3. Kiểm tra chức năng tuần hoàn bằng một chiếc đệm

Nằm thẳng trên nệm hoặc ghế sofa mềm, nâng chân lên một góc 45 độ sau đó nhanh chóng vặn mình để 2 chân ép xuống đệm. Giự tư thế đó trong 1 phút và quan sát tình trạng 2 chân của bạn. nếu hai bàn chân nhợt nhạt và trở lại hồng hào sau vài phút, bạn có thể đã mắc bệnh nghẽn mạch máu hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim.

Theo các chuyên gia, ở người bình thường, 2 chân sẽ trở nên hồng hào sau 10 – 30 giây. Nhưng người nghẽn động mạch nghiêm trọng, máu có thể cần vài phút để lưu thông trở lại. Người có triệu chứng nghẽn động mạch có nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim nhiều hơn 30%.

4. Đo nồng độ axit dạ dày

Nồng độ axit dạ dày có thể cảnh báo dấu hiệu các bệnh đường tiêu hóa. Bạn uống một muống thuốc muối (bicarbonate soda) khi bụng đói. Nếu hiện tượng ợ ơi xuất hiện trong vòng 5 phút, đường tiêu hóa của bạn không có vấn đề bất thường. Nguyên nhân ợ hơi do axit dạ dày tác dụng với thuốc muối sinh khí carbon dioxide.

Nồng độ axit dạ dày thấp có thể gây các vấn đề đường tiêu hóa như kém hấp thu chất dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, ợ nóng.  Khi nồng độ axit dạ dày quá thấp, bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc kháng axit, bởi chúng có thể khiến tình trạng tiêu hóa tệ hơn.

5. Vẽ đồng hồ đoán sức khỏe

Thử vẽ một chiếc đồng hồ trên giầy. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc vẽ hình tròn, phân chia các con số, bạn có thể gặp vấn đề về suy giảm nhận thức nhẹ hoặc mất trí nhớ sớm, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Theo tiến sĩ tâm lý học và chuyên gia về chứng mất trí lâm sàng Dan Nightingale, thí nghiệm vẽ đồng hồ có thể chuẩn đoán các khả năng ghi nhớ, nhận thức, chức năng điều hành của não. Từ đó, chúng ta có thể dự báo sức khỏe tinh thần.

6. Bắt chéo chân để kiểm tra xương khớp

Bài kiểm tra đứng lên ngồi xuống trong tư thế bắt chéo chân có thể kiểm tra tính dẻo dai của các khớp xương. Nếu bạn có thể đứng, ngồi linh hoạt trong tư thế 2 chân bắt chéo mà không cần sự trợ giúp khác thì hệ thống xương khớp và các gân của bạn khá tốt. Nghiên cứu trên tạp chí European Journal phát hiện rằng người trên 50 tuổi có thể thực hiện bài kiểm tra này dễ dàng thì sống thọ hơn gấp đôi.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, người mắc bệnh xương khớp không nên thử bài tập này vì nó có thể gây tổn thương khớp.

Theo Thu Hoài - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X