Tự khắc phục chứng hạ huyết áp tại nhà
Nếu bạn thấy các triệu chứng như chóng mặt, mờ mắt, đánh trống ngực và buồn nôn, thì phải tìm cách để tăng huyết áp lên đến mức bình thường.
Đối với nhiều người có huyết áp cao (tăng huyết áp), hạ huyết áp dường như là một mục tiêu để phấn đấu. Tuy nhiên, với một số đối tượng, đặc biệt là người già, người tàn tật, tình trạng này có thể không được xem như là một dấu hiệu của sức khỏe tốt, bởi vì nó có thể gây chóng mặt, ngất xỉu và buồn nôn. Trong trường hợp nặng, huyết áp thấp thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Huyết áp thấp không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng kể trên. Nếu bạn bị huyết áp thấp, và bạn không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu thì bệnh hạ huyết áp của bạn thường không cần điều trị.
Uống nước muối
Tránh uống rượu
Đối với bệnh nhân huyết áp thấp, rượu không bao giờ được hoan nghênh cả. Nếu bạn uống rượu, ngay sau đó cơ thể bạn sẽ gặp phải tình trạng mất nước, khiến khối lượng máu giảm đi đồng thời làm huyết áp tụt xuống rõ rệt. Do đó, sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bạn uống rượu thường xuyên.
Ăn bữa ăn nhỏ thường xuyên
Để giúp ngăn chặn hạ huyết áp sau khi ăn (thấp huyết áp sau bữa ăn), bạn nên ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày và nằm xuống một chút sau khi ăn, hoặc ngồi yên trong một thời gian cũng có thể giúp hạn chế bớt tình trạng này.
Củ cải đường
Nước ép nguyên củ cải đường là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng huyết áp thấp. Bạn nên uống một cốc nước ép củ cải đường hai lần một ngày để điều trị hạ huyết áp. Chỉ khoảng một tuần thôi, bạn sẽ thấy chứng hạ huyết áp đỡ hẳn.
Đứng lên chậm rãi
Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy thử một số động tác co duỗi đầu tiên để làm tăng nhịp tim và dòng chảy của máu đi khắp cơ thể của bạn.
AloBacsi.vn
Theo N. Diệp - aFamily/ Health
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình