Hotline 24/7
08983-08983

Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 hỏi nhanh - đáp đủ về cảm lạnh ở trẻ em

Sau phần tư vấn của TS.BS Trần Anh Tuấn như đáp trúng nỗi niềm của nhiều bậc phụ huynh khi thời tiết giao mùa như hiện nay, câu hỏi vẫn đổ về hộp thư tiếp nhận của AloBacsi. Vì vậy, những thắc mắc thường gặp về chăm sóc trẻ bị cảm lạnh, giải pháp nhanh hết ho đờm đã được chuyên gia tiếp tục bật mí trong bài viết dưới đây.

Thưa BS, chăm sóc trẻ khi bị cảm lạnh là rất quan trọng, nhưng em không biết là có những thói quen sai lầm nào mình cần tránh để bệnh không trở nặng hoặc để lại hậu quả lâu dài về sau. Mong BS cho em lời khuyên ạ.

TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 trả lời:

Khi con cái mắc bệnh, các bậc phụ huynh thường có tâm lý chung là rất lo lắng và tìm đủ mọi cách với hy vọng con mình sẽ khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, một số người đã không tìm hiểu kỹ dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong việc chăm sóc con, khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm. Những việc làm không đúng bao gồm:

• Trong dân gian, nhiều phụ huynh vẫn thường rỉ tai khi con bị ho không nên cho ăn tôm, cua,… những loại động vật có vỏ cứng sẽ khiến trẻ bị kích thích và ho nhiều hơn, thậm chí kiêng cả thịt bò, thịt gà. Điều này hoàn toàn không chính xác, vì chỉ những trường hợp trẻ thật sự bị dị ứng mới cần phải kiêng ăn. Cha mẹ nên cho con ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo uống đủ nước.

• Ngoài ra, một số trường hợp các ông bố bà mẹ không dám cho con mình uống sữa khi bé bị ho có đờm, vì cho rằng điều này khiến con nôn ói. Tuy nhiên, khi các bé uống sữa vào trong dạ dày - một môi trường nhiều axit thì sữa sẽ bị vón cục lại nên sữa không phải là nguyên nhân khiến trẻ bị ho trào đờm và gây ói mửa. Trong trường hợp này, cha mẹ nên chia các bữa ăn uống thành nhiều cữ nhỏ hơn tránh trào ngược thức ăn gây khó chịu cho trẻ.

• Hạn chế các phương tiện giải nhiệt như máy lạnh, quạt. Không nên cho trẻ ở trong phòng máy lạnh quá 3 giờ, không bật nhiệt độ dưới 27 độ C. Nhiều người không chú trọng vào vấn đề này nên vẫn sử dụng các phương tiện giải nhiệt như bình thường, nhất là khi trẻ bị ho trong thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường, điều này không làm trẻ dễ chịu hơn mà ngược lại còn làm cho bệnh kéo dài và dễ trở nặng hơn.

• Vấn đề sử dụng thuốc không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc đã được bàn tới khá nhiều. Song các bậc phụ huynh vần lưu ý, trẻ bị cảm lạnh thông thường thì không nên cho trẻ sử dụng kháng sinh. Bởi thuốc kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn, việc dùng thuốc không đúng mục đích không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí là dị ứng ứng thuốc, vi khuẩn đề kháng kháng sinh.

• Không chỉ thuốc kháng sinh, hiện nay các bậc phụ huynh còn lạm dụng Paracetamol - một loại thuốc hạ sốt có tác dụng tốt, ít tác dụng phụ ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải trường hợp cảm lạnh nào cũng dùng Paracetamol, loại thuốc này chỉ sử dụng cho những trường hợp trẻ sốt từ 38,5 độ trở lên. Việc dùng thuốc hạ sốt như thuốc cảm là không cần thiết, sẽ làm trẻ dễ toát mồ hôi và cảm lạnh hơn. Mặt khác, gần đây thông tin cho thấy có mối liên quan giữa hen suyễn với việc lạm dụng quá mức thuốc hạ sốt Paracetamol ở những năm đầu đời. Vì vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý sử dụng loại thuốc này đúng mục đích.

• Ngoài 2 loại thuốc trên, việc sử thuốc chống dị ứng “vô tội vạ” cũng là thói quen không tốt của các ông bố bà mẹ. Đối với các loại thuốc này nếu sử dụng không đúng quy định về độ tuổi để điều trị sôt mũi có thể gây ra tác dụng phụ, thậm chí là ngộ độc.

• Bên cạnh sổ mũi, ho là triệu chứng phổ biến khi trẻ bị cảm lạnh. Việc sử dụng thuốc ho là cần thiết khi tình trạng này khiến trẻ khó chịu, biếng ăn, khó ngủ. Song, nhiều bậc phụ huynh lại có thói quen dùng thuốc trị ho của người lớn chia 4, chia 5, tự ước lượng theo tình trạng của chính mình mà không biết rằng thuốc không chỉ phụ thuộc vào cân nặng mà còn liên quan đến lứa tuổi. Có nhiều loại thuốc ho rất tốt cho người lớn nhưng chứa các hoạt chất có thể khiến trẻ bị ngộ độc và gây tử vong. Vì vậy, khi sử dụng thuốc ho cho trẻ, cần lưu ý lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn, được chứng minh bằng các nghiên cứu trong và ngoài nước, phù hợp với độ tuổi.

Nói tóm lại, trong việc sử dụng thuốc các bậc phụ huynh cần lưu ý sử dụng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc làm bệnh nặng hơn.

Dịch COVID-19 phức tạp, khi trẻ bị ho hay cảm lạnh làm các bậc phụ huynh lo lắng nhiều hơn, nhiều người e ngại đến bệnh viện, đặc biệt là với trẻ em - có hệ miễn dịch yếu. Xin hỏi, dấu hiệu nào ở trẻ bị cảm lạnh cho thấy cần đến bệnh viện ngay thưa BS?

TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 trả lời:

Hiện tại chúng ta đang trong giai đoạn chuyển mùa. Trong nhiều thập kỷ qua, cứ đến các tháng mùa mưa (tháng 8 - 10) là thời gian cao điểm của các bệnh lý về đường hô hấp. Để tránh diễn tiến nặng khi mắc bệnh đòi hỏi trẻ phải được điều trị đúng, chăm sóc tốt nhất.

Song hiện nay chúng ta đang đối mặt với dịch bệnh COVID-19 phức tạp. Bộ Y tế khuyến cáo không nên đến cơ sở y tế khi không thật sự cần thiết, Vì vậy, chúng ta phải linh hoạt để làm sao vừa đảm bảo an toàn cho gia đình trong mùa dịch, đồng thời cũng cần lưu ý tránh tình trạng chủ quan, do dự đến bệnh viện khiến bệnh tình đã quá nặng.

Trong thời điểm này, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số dấu hiệu cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay:

• Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nguy hiểm như ngủ li bì, không thể lay gọi, đánh thức được; trẻ bệnh đến mức không thể uống nước được, uống bao nhiêu ói bấy nhiêu, lặp lại nhiều lần; các bé bị co giật, nặng hơn là bị tím tái,

• Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi còn có dấu hiệu bỏ bú: trẻ bị mệt đến mức không bú được hoặc bú không bằng 1/2 lượng sữa bình thường là dấu hiệu nguy hiểm.

• Trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ C trong 2-3 ngày không giảm

• Trẻ bị ho ra máu, ho khạc đờm màu vàng hoặc xanh có mùi hôi thối hoặc mủ.

• Trẻ bị ho kéo dài không có chiều hướng thuyên giảm sau 1 tuần dù đã được điều trị thích hợp.

• Khó thở: Nếu thấy trẻ thở co lõm lồng ngực (khi hít vào vào phần dưới lồng ngực của em bé bị lõm và hóp vô) thì cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.

• Thở nhanh, đây là dấu hiệu đầu tiên của viêm phổi. Các bậc phụ huynh dùng đồng hồ có kim dây hoặc điện thoại di động có bộ đếm giờ đều có thể đếm được nhịp thở của trẻ.

Tốt nhất các bậc phụ huynh nên xem nhịp thở lúc bé nằm yên, không khóc, không bú. Chúng ta nhìn vào phần bụng của trẻ, mỗi lần ngực bụng nhấp nhô là một nhịp. Chúng ta đếm trong vòng 60 giây xem bao nhiêu lần nhấp nhô thì sẽ biết được một phút các bé thở bao nhiêu nhịp. Sau đó, đối chiếu với ngưỡng thở nhanh. Tuổi càng nhỏ thì thở càng nhanh.

Đối với em bé dưới 2 tháng tuổi, ngưỡng thở nhanh là 60 lần/ phút, hay nói cách khác nếu một em bé dưới 2 tháng tuổi mà đếm được trong 1 phút từ 60 nhịp trở lên là thở nhanh. Nếu em bé từ 2 tháng đến 1 tuổi thì trong 1 phút nếu nhịp thở đếm được từ 50 lần trở lên là thở nhanh. Đối với em bé trên 1 tuổi, nếu 1 phút đếm được 40 lần trở lên là thở nhanh.

Trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ C trong 2-3 ngày không giảm cần đưa đến bệnh viện để tìm nguyên nhân (Ảnh minh họa)

Thưa BS, bé nhà em bị cảm lạnh, thấy sổ mũi, ho có đờm và thường nặng hơn khi về đêm. Điều này làm em lo lắng quá ạ. Liệu việc ho thường xuyên này có gây tổn thương phổi của bé không thưa BS? Có cách nào giúp bé giảm bớt các triệu chứng này ạ?

TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 trả lời:

Ho là một phản xạ bảo vệ có lợi cho cơ thể trẻ. Nhờ có phản xạ ho mà cơ thể có thể tống xuất đờm ra ngoài, làm đường thở thông thoáng, dễ thở hơn. Ngoài ra, việc ho còn giúp tống xuất mầm bệnh ra ngoài.

Trong một số trường hợp nếu trẻ ho quá nhiều sẽ gây ra những tác hại mang tính cơ học. Ví dụ ho nhiều khiến trẻ bị nôn ói, đau họng, ăn uống khó khăn, tức ngực, khó ngủ, khó sinh hoạt hoặc nghiêm trọng hơn là chảy máu mắt. Nhưng không có trường hợp ho nhiều gây tổn thương phổi.

Để giúp trẻ giảm bớt triệu chứng ho có nhiều cách. Thứ nhất, nếu ho nhiều các bậc phụ huynh nên cho trẻ sử dụng các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược, an toàn, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ví dụ các loại thuốc từ lá thường xuân rất có lợi và phù hợp cho trẻ.

Thứ hai, các bậc phụ huynh cũng cần giữ ấm cho trẻ, sử dụng các phương tiện giải nhiệt hợp lý. Ngoài ra, cần thường xuyên làm thông thoáng mũi cho trẻ, đặc biệt là trước khi ngủ. Vì tình trạng chảy nước mũi khi trẻ nằm ngủ sẽ khiến mũi bị tắc, rất khó chịu. Mặt khác nước mũi có xu hướng chảy từ tầng sau họng xuống họng làm trẻ ho nhiều vào ban đêm. Bên cạnh đó, bạn cần tránh cho trẻ ăn uống quá no vào ban đêm vì có thể làm cho trẻ ho nhiều hơn.

Con em 3 tuổi, bé có ho đờm 2 hôm nay kèm sổ mũi nữa. Ho có đờm đặc, màu trắng đục. Xin hỏi BS màu sắc đờm này có bất thường không ạ? Em được các chị mách dùng nước sả gừng, súc miệng mỗi ngày giúp tan đờm hiệu quả, cách này có dùng được cho bé nhà em không ạ? Bé sụt sịt, ho đờm ngày lẫn đêm khiến em lo lắng quá, nếu có cách nào nhanh hết tình trạng này, nhờ BS hướng dẫn thêm giúp em với ạ. Em cảm ơn.

TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 trả lời:

Trường hợp bé 3 tuổi ho có đờm kèm sổ mũi rất thường gặp. Đờm màu trắng đục không có ý nghĩa bệnh lý, cũng không phải bằng chứng cho việc nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn. Như vậy trường hợp bé nhà bạn là không có gì bất thường.

Vấn đề dùng nước sả gừng mỗi ngày có thể tốt cho trẻ lớn hoặc người lớn. Tuy nhiên, em bé 3 tuổi phải súc miệng bằng nước sả gừng có vị cay, nồng thì e rằng không khả thi.

Để giúp trẻ nhanh hết tình trạng này, bạn cần lưu ý đến nhiều biện pháp khác nhau. Thứ nhất là dùng thuốc ho có nguồn gốc thảo dược chẳng hạn như lá thường xuân đã được chứng minh hiệu quả, an toàn giúp trẻ tránh được sự khó chịu do ho nhiều.

Bạn cũng cần lưu ý giữ ấm cho trẻ, sử dụng các phương tiện giải nhiệt hợp lý, làm thông thoáng mũi thường xuyên cho trẻ, không cho trẻ ăn uống hoặc bú no vào ban đêm, trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, nếu bạn đã chăm sóc tốt cho trẻ nhưng sau 7 ngày, tình trạng vẫn không có chiều hướng suy giảm thì cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.

BS Tuấn ơi, trẻ bị cảm lạnh không chữa có thể đưa đến những biến chứng nào ạ? Bé nhà em bị ho, sốt, sổ mũi cả ngày hôm nay. Mà dịch này em không dám đưa con đi bệnh viện khám. Trong trường hợp cần thiết phải đưa đi viện, cần trang bị cho trẻ những gì để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm COVID-19 ạ?

TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 trả lời:

Cảm lạnh do Rhinovirus gây ra. Nếu được chăm sóc tốt, trẻ sẽ khỏi trong vòng 10-14 ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp cảm lạnh vẫn có thể dẫn đến các biến chứng.

Biến chứng thường gặp là viêm tai giữa, chảy mủ tai, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng rắc rối hơn ở nội sọ. Thứ hai là biến chứng viêm mũi xoang.

Biến chứng quan trọng hơn nữa là khi tình trạng viêm lan xuống vùng dưới, gây ra viêm phế quản, viêm phổi. Khoảng 20-25% trẻ bị cảm lạnh thông thường có khả năng diễn tiến thành viêm phổi. Các bậc phụ huynh cần cảnh giác đến vấn đề này.

Bên cạnh đó, nếu cảm lạnh xảy ra trên một bệnh nhi hen suyễn, điều này có thể khởi phát cơn hen cho trẻ. Khoảng 80% trường hợp trẻ em lên cơn hen có nhiễm virus cảm lạnh.

Trong thời điểm dịch COVID-19, việc đưa trẻ đến bệnh viện, các phòng khám là mối e ngại của nhiều người. Đặc biệt là trong thời điểm này Bộ Y tế cũng khuyến cáo không nên đến bệnh viện khi không cần thiết. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần cần lưu ý đến các dấu hiệu nguy hiểm để có thể đưa trẻ đến bệnh viện đúng lúc, kịp thời.

Đưa trẻ đi khám mùa dịch COVID-19 cần trang bị khẩu trang, nước sát khuẩn nhanh… (Ảnh minh họa)

TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 trả lời:

Trong trường hợp cần đến bệnh viện, các bạn lưu ý đăng kí dịch vụ khám bệnh từ xa để được tư vấn, đặt giờ đến khám bệnh. Đưa trẻ đế khám đúng giờ và không phải chờ lâu góp phần hạn chế tối đa thời gian ở lại bệnh viện.

Khi đi khám bệnh, cần cho trẻ mặc trang phục đủ ấm để không bị gió. Trong thời điểm này, khi đến bệnh viện các bạn cũng cần tuân thủ 5K, quy tắc này không chỉ có lợi trong việc phòng chống COVID-19 mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh hô hấp khác.

Lưu ý, cả phụ huynh và trẻ phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian ở bệnh viện. Trừ trường hợp trẻ bị khó thở không thể đeo khẩu trang thì báo ngay với nhân viên y tế để can thiệp và giải quyết ngay tình trạng khó thở cho trẻ.

Tiếp theo chúng ta cần vệ sinh tay đúng cách. Hiện nay các bệnh viện và phòng khám đều có trang bị các phương tiện sát khuẩn tay đầy đủ. Trước, trong và sau khi khám xong đều nên vệ sinh tay sạch sẽ.

Đồng thời, chúng ta cần giữ khoảng cách ít nhất là 2 mét, không tụ tập đông người khi ở bệnh viện, tránh việc trao đổi nói chuyện, bắt tay. Trong thời gian khám bệnh không để trẻ vui đùa như bò ra sàn nhà, những khu vui chơi dành cho trẻ em. Không cho trẻ đến nơi không cần thiết, đặc biệt những khu vực có giăng dây, để bảng, khu hạn chế đi lại hoặc khu cách ly.

Khi khám xong cần đưa trẻ về ngay để hạn chế tối đa thời gian lưu lại bệnh viện. Các bậc phụ huynh cũng cần thực hiện khai báo y tế để biết được bản thân có nguy cơ nhiễm COVID-19 không, cần tuân thủ việc phân luồng khám bệnh của các bệnh viện, phòng khám.

Theo quy định của Bộ Y tế hiện nay, những trẻ có triệu chứng ho do cảm lạnh sẽ được phân luồng khám ở các phòng khám chuyên về hô hấp. Các bạn cần làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế để được khám đúng nơi quy định. Như vậy sẽ có lợi cho trẻ hơn.

Ngoài ra, trong suốt quá trình ở bệnh viện, các bạn cũng nên chú ý tuân thủ đến các nguyên tắc vệ sinh khác như che miệng mũi khi ho, hắt hơi; tốt nhất nên sử dụng các loại khăn giấy dùng 1 lần. Khi đã ho, hắt hơi vào giấy, cần bỏ đúng nơi quy định. Không khạc nhổ và nhắc nhở các cháu không nên đưa tay lên mắt mũi miệng vì vi khuẩn có thể ở tay và xâm nhập vào cơ thể.

Sau khi về từ bệnh viện, phòng khám, chúng ta cũng cần rửa tay ngay và bỏ khẩu trang đúng nơi quy định. Các bạn nên thay cho trẻ một bộ quần áo khác, bộ quần áo cũ cần được giặt sạch và phơi nắng.

Mấy nay trời mưa nắng thất thường, mà dịp nào đến đợt này bé nhà em cũng bị cảm lạnh hết. Mong BS cho em lời khuyên làm sao để phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ? Tiêm ngừa cúm có giúp phòng ngừa cảm lạnh không thưa BS? Em cảm ơn ạ.

TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 trả lời:

Để phòng ngừa cảm lạnh trong thời gian này, chúng ta cần áp dụng đúng quy tắc 5K, đeo khẩu trang và rửa tay để phòng chống cảm lạnh. Tránh tiếp xúc gần gũi, giữ khoảng cách với người khác, đặc biệt khi người đó có các triệu chứng về hô hấp.

Ở thời điểm giao mùa cần giữ ấm cho trẻ một cách linh hoạt. Khi trời mưa, gió cần mặc các trang phục phù hợp tránh gió lùa, khi trời nắng nóng cần sử dụng các phương tiện giải nhiệt như quạt máy, máy lạnh cho phù hợp để trẻ dễ chịu, không gây hại sức khỏe.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt trong mùa này cần cho trẻ ăn các loại hoa quả bổ sung vitamin giúp tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

Cúm do một loại virus khác gây ra, vì vậy việc tiêm ngừa cúm có lợi trong phòng ngừa cúm nhưng không thể phòng ngừa cảm lạnh. Virus cảm lạnh có hơn 100 type khác nhau, trên thế giới hiệm nay chưa sản xuất được vắc xin phòng chống bệnh cảm lạnh thông thường này.

Cozz Ivy dùng có hết ho do cảm lạnh không thưa BS? Dùng bao lâu thì dừng ạ? Cozz Ivy có tương tác với các thuốc khác không ạ? Chẳng hạn như thuốc có thành phần paracetamol, vì có lúc sốt thì em vẫn cần cho con uống thuốc hạ sốt ạ. Mong BS cho em lời khuyên.

TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 trả lời:

Cảm lạnh do Rhinovirus gây ra, hiện nay trên thế giới chưa có loại thuốc nào chữa hết cảm lạnh, kể cả các loại vitamin. Việc sử dụng thuốc ho giúp làm suy giảm triệu chứng khi trẻ ho nhiều gây ra khó chịu.

Cozz Ivy có thành phần chính là lá thường xuân đã được chứng minh về hiệu quả và an toàn. Tùy theo mức độ đáp ứng, mức độ nặng lâm sàng của trẻ mà sử dụng các loại thuốc ho phù hợp.

Chúng ta thường cho trẻ sử dụng thuốc ho đến khi triệu chứng được cải thiện (khoảng 1 tuần). Trường hợp trẻ hết triệu chứng, vẫn nên cho trẻ dùng thêm 2-3 ngày nữa để đảm bảo khỏi hẳn bệnh.

Theo kinh nghiệm sử dụng và xuất phát từ nhiều nghiên cứu, nhận thấy Cozz Ivy không có sự tương tác thuốc đối với thuốc thông thường như Paracetamol và các loại thuốc khác sử dụng trong trường hợp trẻ bị ho có đờm.

Cozz Ivy có thành phần chính là lá thường xuân, được chứng minh an toàn và hiệu quả giúp giảm ho, tiêu đờm

Em xem các chương trình tư vấn của bác sĩ, bác có đề cập đến việc dùng thảo dược có lá thường xuân giúp hỗ trợ trị ho đờm tốt. Nhưng mà trên thị trường nhiều sản phẩm có lá thường xuân quá, vậy em nên lựa chọn sản phẩm thế nào để đảm bảo “hàng thật, hàng chất lượng” cho con ạ?

TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 trả lời:

Theo xu hướng hội nhập, chúng ta có cơ hội du nhập kinh nghiệm lâu đời của phương Tây về vấn đề điều trị ho, trong đó có việc sử dụng lá thường xuân. Thảo dược này đã được rất nhiều các nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả và an toàn.

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam các loại thuốc ho từ lá thường xuân rất phổ biến. Vì vậy, chúng ta cần tinh tế trong việc lựa chọn sản phẩm. Bạn nên lựa chọn sản phẩm của công ty dược Việt Nam có bề dày về truyền thống, kinh nghiệm và uy tín. Với kinh nghiệm lâu đời, họ sẽ thiết lập hệ thống dây chuyền hiện đại để đảm bảo chất lượng sản xuất tốt.

Mặt khác, doanh nghiệp Dược uy tín cũng sẽ có dây chuyền về kiểm soát chất lượng sản phẩm. Như vậy chúng ta sẽ an tâm hơn khi cho trẻ sử dụng. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến giá cả của các loại thuốc phù hợp với điều kiện kinh tế.

Sau cơn ho, bé nhà em thường nôn ra nhiều chất nhầy, đây có phải do bé nhiều đờm trong cổ họng không ạ, làm sao để hết tình trạng ho đờm này? Gần đây, thời tiết nóng bức quá, ngày có khi bé nhà em đòi tắm 2-3 lần, rồi còn nằm điều hòa cả ngày nữa. Mong BS tư vấn giúp em cách vệ sinh cơ thể, vệ sinh họng cho trẻ ho có đờm, cảm lạnh tốt nhất ạ.

TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1 trả lời:

Quan niệm trẻ ho ra chất nhầy do có nhiều đờm trong cổ họng là không chính xác. Thực tế, những chất trẻ nôn ra khi ho xuất phát từ đường tiêu hóa chứ không phải từ đường hô hấp. Chúng ta cần biết rằng, khi thức ăn vào đường tiêu hóa sẽ trở thành những chất dạng nhớt, vì vậy chất nôn ói của trẻ đa phần sẽ nhớt và không phải do có đờm trong cổ họng.

Có rất nhiều cách để giải quyết tình trạng ho có đờm. Thứ nhất, bạn cho trẻ uống nhiều nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Uống nhiều nước sẽ làm dịu họng và giảm ho cho trẻ. Đồng thời, uống nhiều nước giúp đờm loãng, tống xuất đờm dễ dàng hơn. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, việc cho trẻ uống nhiều nước có hiệu quả tương đương với thuốc long đờm.

Thứ hai, bạn có thể cho bé sử dụng thuốc long đờm phù hợp với trẻ nhỏ, chẳng hạn như thuốc ho từ lá thường xuân, đã được chứng minh hiệu quả và an toàn. Đặc biệt, khi trẻ bị ho nhiều, không nên để trẻ bị nhiễm lạnh. Nếu sử dụng máy điều hòa, không nên bật nhiệt độ thấp hơn 27 độ C và không cho trẻ trong môi trường này quá 3 tiếng. Không cho trẻ ăn, bú no trước khi ngủ vì dễ gây trào ngược thực quản.

Khi trẻ đang bệnh, phụ huynh cần lưu ý vệ sinh thân thể, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Bình thường, chúng ta tắm cho trẻ một lần một ngày, nếu trẻ bị ho, cha mẹ có thể dùng khăn để lau, sẽ có lợi hơn việc tắm thường xuyên. Khi tắm, nên chọn thời điểm ấm nhất trong ngày, tránh nơi có gió lùa và mặc quần áo ngay sau khi tắm để tránh bị nhiễm lạnh.

Đồng thời, nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày, điều này cũng mang lại hiệu quả nhất định trong trường hợp ho có đờm.

Phần 1: Cha mẹ nên lưu ý gì khi chăm trẻ bị ho do cảm lạnh tại nhà?

Tìm hiểu thêm về Bệnh ho ở trẻ em TẠI ĐÂY

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X