Tránh mà vẫn dính bầu?
Nhiều đôi đeo một lúc 2 BCS khi “lâm trận”. Song họ không biết rằng, với 2 bao một lúc, lực ma sát sẽ khiến BCS nhanh chóng bị xé toạc.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản TPHCM cho biết, số vụ nạo phá thai tại các bệnh viện công năm 2010 tại TPHCM là gần 90.000 ca (với 2,29% là dưới 18 tuổi), có giảm so với năm trước.
Trong đó có khoảng 1% nạo phá thai là do không có kiến thức về các biện pháp kế hoạch hóa. Còn lại thì đều áp dụng một biện pháp tránh thai nào đó nhưng hiểu biết chưa đến nơi đến chốn, dẫn đến áp dụng không đúng cách.
Thường xuyên dùng thuốc “khẩn cấp”
Vào khám phụ khoa vì “bỗng dưng vô kinh”, cô bé học sinh cấp 3 không tin khi nghe bác sĩ thông báo: Em đã có thai. N.T.H là học sinh cấp 3 tại quận Bình Tân cho biết: Em sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp Postinor mỗi khi gần gũi bạn trai, loại thuốc ngừa thai khẩn cấp từng được bác sĩ phòng mạch kê toa với cam đoan đạt hiệu quả cao, và từ đó đến nay em vẫn an toàn với nó. Song lần này lại dính...
Theo BS Nguyễn Ngọc Thông, thuốc ngừa thai khẩn cấp được bán và sử dụng phổ biến hiện nay là Postinor của Công ty Gedeo Richter (Hungari), với kết quả hơn 90% đạt hiệu quả cao trong quá trình kiểm định thuốc. Nhưng các bà, các cô cứ thế dùng vô tư mà không nghĩ vẫn có khoảng gần 10% rủi ro khi dùng nó. Vì thế nhiều người vẫn dính bầu vì “cứ tưởng thuốc là an toàn”.
Có cô gái 25 tuổi, cứ mỗi lần quan hệ là dùng Postinor, nào hay thuốc chỉ có hiệu quả khi sử dụng tối đa 2 lần/tháng. Thuốc ngừa thai khẩn cấp phải được dùng đúng theo nghĩa của nó: Chỉ sử dụng cho những lần bị động, nhằm tránh mang thai ngoài ý muốn. Không nên ngộ nhận về độ an toàn cao của loại thuốc tránh thai khẩn cấp, dẫn đến xem nó như một biện pháp tránh thai thông thường và sử dụng thường xuyên.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình