Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc nào dùng điều trị suy sinh dục?

Suy tuyến sinh dục là tình trạng cơ thể sản xuất không đủ hormone giới tính, gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau. Nguyên nhân của suy sinh dục là do không đủ nội tiết tố testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới.

I. Tổng quan về suy tuyến sinh dục 

Suy tuyến sinh dục là tình trạng cơ thể sản xuất không đủ hormone giới tính, testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới.

Ở thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì, tình trạng này có liên quan đến chậm phát triển. Ở phụ nữ trưởng thành bị gián đoạn hoặc thay đổi kinh nguyệt, bốc hỏa. Khi nồng độ testosterone thấp, nam giới có thể bị giảm ham muốn tình dục, giảm khối lượng cơ bắp, rối loạn cương dương và mệt mỏi…

Do đó, các biện pháp giúp khôi phục hormone giới tính là cách tiếp cận tiêu chuẩn vàng cho vấn đề này.

II. Nguyên nhân dẫn đến Suy sinh dục

Chứng suy sinh dục ở nam giới thường liên quan đến việc giảm một hoặc cả hai chức năng chính của tinh hoàn: sản xuất tinh trùng và sản xuất testosterone. Điều này có thể bởi một số lý do như sau:

- Nam giới bị chứng suy sinh dục nguyên phát, tức là bị rối loạn chức năng tình dục bẩm sinh hoặc phát triển sau khi dậy thì. Lúc này, tinh hoàn không có đủ điều kiện và cơ sở để đáp ứng sản xuất hormone sinh lý. Điều này cũng có thể là điều trị bức xạ, hóa trị, quai bị, khối u hoặc chấn thương tinh hoàn.

- Là do chứng suy sinh dục thứ phát, là do xuất hiện sự can thiệp vào vùng dưới đồi hoặc tuyến yên - tuyến chính giải phóng hormone để kích thích tinh hoàn sản xuất testosterone.

- Bên cạnh hai nguyên nhân trên, chứng suy sinh dục còn liên quan đến một số vấn đề khác như: Chứng suy dinh dưỡng; bệnh hệ thống; căng thẳng, áp lực thường xuyên; tác dụng phụ của thuốc glucocorticoid (steroid), opioid hoặc thuốc chống loạn thần; xơ gan; nhiễm độc tố (rượu và kim loại nặng); bệnh béo phì; tiểu đường type 2; suy thận; bệnh HIV; cao huyết áp; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Ở nữ giới, mức estrogen thấp sau khi mãn kinh có thể dẫn đến những thay đổi trong các mô sinh dục và đáp ứng tình dục. Các nếp gấp của da bao phủ khu vực bộ phận sinh dục (môi lớn) trở nên mỏng hơn, âm vật tiếp xúc nhiều hơn. Điều này đôi khi làm giảm tiếp xúc tăng độ nhạy cảm của âm vật, hoặc có thể gây ngứa ran hoặc cảm giác khó chịu.

Ngoài ra, niêm mạc âm đạo trở nên mỏng và kém đàn hồi, đặc biệt nếu không sinh hoạt tình dục. Đồng thời, sự kích thích âm đạo đòi hỏi nhiều hơn để thư giãn và bôi trơn trước khi giao hợp. Những yếu tố này có thể dẫn đến đau khi giao hợp và trải qua cơn cực khoái có thể lâu hơn. Mức độ hormone của cơ thể cũng thay đổi sau khi sinh và trong thời gian cho con bú, có thể dẫn đến khô âm đạo và có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục.

Xem thêm: Hệ luỵ suy tuyến sinh dục nam giới

III. Các liệu pháp và thuốc điều trị suy tuyến sinh dục

1. Liệu pháp không kê toa (OTC)

Không có nhiều cách tiếp cận OTC đối với suy sinh dục, nhưng một số chất bổ sung và thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Đối với phụ nữ, việc bổ sung một số loại vitamin có thể giúp ích, bao gồm: Vitamin D, canxi, magie…

Một loạt các chất bổ sung thảo dược không kê đơn cũng được cho là có tác dụng làm tăng mức testosterone, mặc dù vẫn cần nhiều bằng chứng hơn về vấn đề này. Bổ sung kẽm cũng cho những hứa hẹn, vì sự thiếu hụt kẽm có liên quan đến một số triệu chứng của suy sinh dục.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung bất kỳ thảo dược hoặc chất bổ sung nào để tránh nguy cơ quá liều gây hại. Ví dụ, quá nhiều canxi hoặc vitamin D có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe thận...

2. Thuốc kê đơn trị suy sinh dục

Nguyên nhân của suy sinh dục là sự thiếu hụt testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới. Do đó quản lý y tế tập trung vào việc thay thế hormone này (còn gọi là liệu pháp thay thế hormone -HRT) và thúc đẩy sản xuất chúng.

a. Bổ sung testosterone trị suy sinh dục

Phục hồi nồng độ testosterone về phạm vi lành mạnh là mấu chốt của điều trị thiểu năng sinh dục ở nam giới và có thể được chỉ định cho phụ nữ.

Có nhiều cách khác nhau để dùng loại hormone này, bao gồm:

- Tiêm bắp: Hai chế phẩm testosterone là delatestryl (ananthate) và depotestosterone (cypionate), có sẵn dưới dạng thuốc tiêm. Dạng tác dụng kéo dài của như testosterone undecanoate cũng có thể được sử dụng.

- Gel xuyên da: Một loạt các công thức testosterone có thể được áp dụng ở dạng gel, bao gồm androgel, testim và axiron…

- Miếng dán da: Testosterone cũng có sẵn dưới dạng miếng dán da như androderm.

- Dùng đường mũi/miệng: Có thể uống dưới dạng thuốc viên nén (andriol), thuốc xịt mũi (natesto), hoặc miếng ngậm dưới (striant SR)…

- Cấy ghép: Thuốc viên được cấy dưới da (testopel), có thể cung cấp liều lượng testosterone phù hợp. Có thể cấy vào mông, bụng dưới hoặc đùi, có tác dụng kéo dài từ ba đến sáu tháng.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra cảnh báo về tác hại đối với tim mạch của testosterone. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng một số bằng chứng cho thấy liều lượng cao làm tăng nguy cơ:

- Suy tim

- Đau tim

- Đột quỵ

- Thay đổi tâm trạng (trầm cảm, hung hăng, cáu kỉnh)

Liệu pháp này cũng giống như “con dao hai lưỡi”, cần được sử dụng đúng và có sự theo dõi cẩn thận.

b. Bổ sung progesterone và estrogen

Suy sinh dục (thiểu năng sinh dục) thường thấy ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi nồng độ hormone giới tính được khôi phục về mức khỏe mạnh.

Liệu pháp hormone có hai loại:

- Liệu pháp estrogen: Hormone này đóng một vai trò quan trọng với sức khỏe kinh nguyệt và hỗ trợ cấu trúc xương, điều chỉnh cách cơ thể sử dụng canxi. Liệu pháp này có nhiều dạng: Thuốc viên, thuốc xịt mũi, miếng dán da, kem bôi âm đạo và dụng cụ tử cung… Tuy nhiên, estrogen có thể làm tăng nguy cơ ung thư tử cung. Nguy cơ này sẽ giảm đi khi dùng cùng với progesteron.

- Liệu pháp progesteron kết hợp với estrogen (EPT): Progesteron là một hormon thiết yếu, chuẩn bị cho tử cung sẵn sàng mang thai, đồng thời ảnh hưởng đến huyết áp, tâm trạng và chất lượng giấc ngủ. Progesterone và các loại thuốc hoạt động tương tự được gọi chung là progestin có sẵn ở nhiều dạng: Viên nén, miếng dán, kem bôi âm đạo hoặc thuốc đạn hoặc dưới dạng dụng cụ tử cung. Sự hiện diện của progestin làm giảm nguy cơ ung thư tử cung so với chỉ dùng estrogen (trừ khi đã cắt bỏ tử cung).

Mặc dù hiệu quả, nhưng liệu pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm kinh nguyệt không đều, đầy hơi, đau ngực, nhức đầu, thay đổi tâm trạng và buồn nôn…

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X