Hotline 24/7
08983-08983

Biện pháp khắc phục chứng suy sinh dục tại nhà

Suy sinh dục là tình trạng cơ thể sản xuất không đủ hormone giới tính, gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau. Nguyên nhân của suy sinh dục là do không đủ nội tiết tố testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới…

1. Tổng quan về suy tuyến sinh dục

a. Suy sinh dục nam

Suy sinh dục nam, còn được gọi là thiểu năng sinh dục nam do thiếu hụt nội tiết tố testosteron làm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của các hệ cơ quan, có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống nam giới.

Suy sinh dục nam là một hội chứng khá phổ biến, chiếm gần nửa số nam giới tuổi từ 40 - 65. Suy tuyến sinh dục nam khởi phát muộn và thường “bị bỏ quên” trong nhiều năm cũng vì triệu chứng mơ hồ và khác nhau tùy từng người.

Nam giới từ 40 - 55 tuổi có thể sẽ trải qua hiện tượng tương tự với mãn kinh ở phụ nữ, gọi là tắt dục nam hoặc mãn dục nam. Hiện nay, hiện tượng này được gọi bằng các thuật ngữ mới như suy giảm một phần androgen ở nam giới đứng tuổi hay suy tuyến sinh dục nam khởi phát muộn. Suy sinh dục nam có thể là thứ phát bởi một bệnh hệ thống, bởi sự lạm dụng các loại thuốc hoặc bị một bệnh lý ở hệ sinh dục, tiết niệu và nội tiết hoặc chỉ bởi tâm lý, trong đó người đàn ông không thể đạt được sự cương dương, sự xuất tinh hoặc cả hai.

Thông thường, chứng suy sinh dục nam được phân loại như sau:

- Mất ham muốn: Nguyên nhân có thể do thiếu hụt androgen, do rối loạn tâm lý, do dùng hoặc lạm dụng thuốc gây nghiện. Sự thiếu hụt androgen có thể đo lường được bằng lượng testosteron và gonadotrophin/huyết tương trong khi tình trạng giảm năng tuyến sinh dục (hypogonadism) lại đưa đến sự không xuất tinh do giảm tiết tinh dịch từ túi tinh và prostat.

- Rối loạn cương dương: Do giảm testosteron, rất ít gặp nhưng dễ chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, sự giảm đến mức giới hạn của testosteron lại không phải là nguyên nhân của sự không cương dương. Do tăng prolactin máu đưa đến ức chế sản xuất testosteron và gonadotropin, nguyên nhân có thể: khối u ở tuyến yên, do sử dụng các thuốc gây tăng sản xuất prolactin như oestrogen, lạm dụng phenothiazin hay reserpin (2 - 5% trường hợp). Việc sử dụng một số thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng huyết áp, các thuốc an thần, chống lo âu… có tác dụng phụ gây rối loạn cương dương.

- Không xuất tinh: Nam giới rất khó khăn trong việc xuất tinh, thậm chí có trường hợp còn xuất tinh ngược.

- Không có khoái cảm: thường do tâm lý nếu bệnh nhân vẫn có ham muốn và vẫn còn cương dương được.

b. Suy sinh dục nữ

Suy giảm sinh lý nữ là một hội chứng phức tạp, liên quan đến nhiều nội tiết tố sinh dục, trong đó, sự suy giảm estrogen là yếu tố mang tính chất quyết định. Thông thường, hội chứng này xuất hiện rõ nhất vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

Một số yếu tố có thể góp phần vào sự suy giảm tình dục hoặc rối loạn chức năng. Những yếu tố này có xu hướng tương quan với nhau.

- Vật lý: điều kiện thể chất có thể gây ra hoặc góp phần vào vấn đề tình dục bao gồm những khó khăn: viêm khớp, tiết niệu hoặc ruột, phẫu thuật vùng chậu, mệt mỏi, nhức đầu, vấn đề đau khác và các rối loạn thần kinh như bệnh đa xơ cứng. Một số thuốc, bao gồm cả thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, kháng histamin, thuốc hóa trị liệu có thể làm suy giảm tình dục.

- Nội tiết: mức estrogen thấp sau khi mãn kinh có thể dẫn đến những thay đổi trong các mô sinh dục và đáp ứng tình dục. Các nếp gấp của da bao phủ khu vực bộ phận sinh dục (môi lớn) trở nên mỏng hơn, âm vật tiếp xúc nhiều hơn. Điều này đôi khi làm giảm tiếp xúc tăng độ nhạy cảm của âm vật, hoặc có thể gây ngứa ran hoặc cảm giác khó chịu. Ngoài ra, niêm mạc âm đạo trở nên mỏng và kém đàn hồi, đặc biệt nếu không sinh hoạt tình dục. Đồng thời, sự kích thích âm đạo đòi hỏi nhiều hơn để thư giãn và bôi trơn trước khi giao hợp. Những yếu tố này có thể dẫn đến đau khi giao hợp và trải qua cơn cực khoái có thể lâu hơn. Mức độ hoóc-môn của cơ thể cũng thay đổi sau khi sinh và trong thời gian cho con bú, có thể dẫn đến khô âm đạo và có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục.

- Tâm lý và xã hội: nếu không điều trị lo âu hay trầm cảm có thể gây ra hoặc góp phần rối loạn chức năng tình dục, như: có thể căng thẳng lâu dài; những lo lắng khi mang thai và sau khi mới sinh con; xung đột lâu dài với chồng, bạn tình về tình dục hay khía cạnh khác của mối quan hệ có thể làm giảm hứng thú tình dục; các vấn đề văn hóa và tôn giáo và các vấn đề về hình thể.

Xem thêm: Top 6 Bác sĩ Nam khoa giỏi chuyên môn tại TPHCM

2. Các biện pháp khắc phục tình trạng suy sinh dục tại nhà

a. Quản lý cân nặng khắc phục suy sinh dục

Thừa cân, béo phì có thể làm tăng thêm gánh nặng cho chứng thiểu năng sinh dục (suy sinh dục). Ở nam giới, không đủ nội tiết tố nam có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, đột quỵ và các vấn đề về tim. Quản lý cân nặng có thể giúp nam giới giúp khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố và chức năng tình dục.

Suy sinh dục ở phụ nữ, thường gặp nhất ở thời kỳ mãn kinh, có thể gây tăng cân và các vấn đề liên quan. Ngoài ra, loãng xương có liên quan đến cân nặng quá mức, làm tăng khả năng chấn thương. Thay đổi trong chế độ ăn uống và luyện tập có thể giúp để giảm cân.

b. Chế độ ăn

Điều chỉnh chế độ ăn uống không chỉ giúp kiểm soát bệnh béo phì mà còn giúp tăng nồng độ hormone giới tính trong cơ thể.

Chế độ ăn uống nên bao gồm:

- Tránh thực phẩm chế biến, muối và đường…

- Ăn chất béo lành mạnh từ hạt, quả hạch và dầu thực vật...

- Tăng cường hấp thụ protein lành mạnh như cá và thịt gà nạc (ức gà)...

- Đảm bảo trái cây và rau quả tươi mỗi ngày.

- Tránh các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…)

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng chế độ ăn ketogenic có thể tốt cho nam giới bị thiểu năng sinh dục. Đây là chế độ ăn kiêng chú trọng đến chất béo lành mạnh, đảm bảo lượng protein hấp thụ và hạn chế nghiêm ngặt carbohydrate.

c. Tập thể dục

Cùng với chế độ ăn uống, hoạt động thể chất là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát cân nặng, cũng như một số biến chứng liên quan của suy sinh dục. Trên thực tế, tập thể dục, đặc biệt là cử tạ và rèn luyện sức mạnh, có thể giúp tăng lượng testosterone.

Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên giúp thúc đẩy sức mạnh của xương, có thể được khuyến nghị cho những người bị loãng xương do tình trạng này. Do đó cần:

- Hoạt động thường xuyên: Đặt mục tiêu hoạt động vừa phải tối thiểu 150 phút mỗi tuần. Điều này có thể được chia nhỏ theo những cách khác nhau. Chẳng hạn, đi bộ hoặc đạp xe 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần.

- Tăng cường cơ bắp: Ít nhất hai lần một tuần, bạn nên tham gia các bài tập tăng cường cơ bắp như: Nâng tạ, chống đẩy…

Điều quan trọng là tăng dần quy mô thói quen tập thể dục, bắt đầu từ cường độ thấp tới cao.

Cũng như nhiều tình trạng sức khỏe, một số thay đổi lối sống khác có thể giúp kiểm soát chứng thiểu năng sinh dục, bao gồm:

- Bỏ hoặc cắt giảm tiêu thụ rượu

- Ngừng hút thuốc

- Đảm bảo ngủ đủ giấc (8 tiếng một đêm đối với người lớn)…

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X