Thiết bị test nhanh thực phẩm không phải là chiếc máy vạn năng
Theo các chuyên gia, máy test nhanh thực phẩm đang bán trên thị trường hiện nay tuy đã được cấp phép lưu hành nhưng không phải là chiếc máy vạn năng.
Trước tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng như hiện nay, không ít bà nội trợ đã chọn những thiết bị test (kiểm tra) nhanh thực phẩm, điển hình trong số đó là thiết bị đo nitrat trong thực phẩm.
Để tìm hiểu về loại thiết bị này, phóng viên đã liên hệ với một số trang mạng chuyên bán sản phẩm này, theo các nhân viên tư vấn, đây là thiết bị đang được bán rất chạy trên thị trường, bởi những tính năng ưu việt mà bằng mắt thường không thể nhận biết được.
Theo đó, chỉ cần có chiếc máy đo này, người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng các loại thực phẩm an toàn, vì nếu thực phẩm không an toàn ở từng mức độ máy sẽ tự động cảnh báo và người tiêu dùng sẽ “cạch mặt” sản phẩm đó ngay. Cùng với những lời giới thiệu có cánh của người bán, được biết, chiếc máy “thần thánh” này có giá 5 triệu đồng/1 sản phẩm.
Vẫn biết, trong thời kỳ thực phẩm bẩn “lên ngôi” như hiện nay, các sản phẩm phát hiện “chất cấm” là cần thiết đối với các bà nội trợ, nhưng tác dụng thật sự của những máy này đến đâu? Điều đó không phải ai cũng biết.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, thiết bị đo Nitrat trong thực phẩm đã được Bộ Y tế cấp chứng nhận lưu hành. Được biết, trước khi Cục ATTP cấp lưu hành cho sản phẩm, Cục đã đề nghị 3 đơn vị là Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia, Trung tâm Questek 1 của Bộ Khoa học Công nghệ và Viện Dinh dưỡng Quốc gia khảo nghiệm lại kết quả của sản phẩm này rồi đưa ra hội đồng tư vấn xem xét. 3 cơ quan này đều khẳng định kết quả của sản phẩm đạt yêu cầu, có sai số trong ngưỡng cho phép.
Trên cơ sở kết luận của Hội đồng mới cho phép lưu hành. Đồng thời, Cục cũng chỉ cấp phép cho thiết bị này để kiểm tra duy nhất chỉ tiêu nitrat và phạm vi ứng dụng cũng chỉ trên một số sản phẩm nhất định.
Theo Ths Đỗ Hữu Tuấn (Cục phó Cục ATTP) cho biết, máy đo Nitrat chỉ là thiết bị kiểm tra nhanh hàm lượng Nitrat trong rau củ quả, thịt. Kết quả của bộ test thử nhanh thực phẩm này chỉ là kết quả ban đầu, mang ý nghĩa sàng lọc.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Thuận - Trưởng phòng Quản lý nông sản (Cục quản lý chất lượng Nông lâm và thủy sản – Bộ NN&PTNT) cho biết, thiết bị đo nitrat trong thực phẩm là một thiết bị kiểm tra nhanh, nó chỉ có ý nghĩa trong công tác kiểm tra, thanh tra và là kết quả xét nghiệm ban đầu mang ý nghĩa sàng lọc định nghĩa cho thử nghiệm tiếp theo trong phòng thí nghiệm, không sử dụng kết quả này để làm cơ sở xử lí vi phạm.
Đồng thời, ông Thuận khuyến cáo, người tiêu dùng nên mua thực phẩm từ những nơi có điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, họ đã có kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm trong việc sử dụng phân bón để đảm bảo rau quả không có tồn dư nitrat.
Để tìm hiểu về loại thiết bị này, phóng viên đã liên hệ với một số trang mạng chuyên bán sản phẩm này, theo các nhân viên tư vấn, đây là thiết bị đang được bán rất chạy trên thị trường, bởi những tính năng ưu việt mà bằng mắt thường không thể nhận biết được.
Theo đó, chỉ cần có chiếc máy đo này, người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng các loại thực phẩm an toàn, vì nếu thực phẩm không an toàn ở từng mức độ máy sẽ tự động cảnh báo và người tiêu dùng sẽ “cạch mặt” sản phẩm đó ngay. Cùng với những lời giới thiệu có cánh của người bán, được biết, chiếc máy “thần thánh” này có giá 5 triệu đồng/1 sản phẩm.
Những chiếc máy này đã được cấp phép lưu hành nhưng không hề rẻ
Còn tại địa chỉ bán hàng khác, giá của loại thiết bị này còn cao hơn nhiều, 6.500.000/1 sản phẩm với công dụng đo bức xạ phóng xạ và Nitrat trong thực phẩm.Vẫn biết, trong thời kỳ thực phẩm bẩn “lên ngôi” như hiện nay, các sản phẩm phát hiện “chất cấm” là cần thiết đối với các bà nội trợ, nhưng tác dụng thật sự của những máy này đến đâu? Điều đó không phải ai cũng biết.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, thiết bị đo Nitrat trong thực phẩm đã được Bộ Y tế cấp chứng nhận lưu hành. Được biết, trước khi Cục ATTP cấp lưu hành cho sản phẩm, Cục đã đề nghị 3 đơn vị là Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia, Trung tâm Questek 1 của Bộ Khoa học Công nghệ và Viện Dinh dưỡng Quốc gia khảo nghiệm lại kết quả của sản phẩm này rồi đưa ra hội đồng tư vấn xem xét. 3 cơ quan này đều khẳng định kết quả của sản phẩm đạt yêu cầu, có sai số trong ngưỡng cho phép.
Trên cơ sở kết luận của Hội đồng mới cho phép lưu hành. Đồng thời, Cục cũng chỉ cấp phép cho thiết bị này để kiểm tra duy nhất chỉ tiêu nitrat và phạm vi ứng dụng cũng chỉ trên một số sản phẩm nhất định.
Theo Ths Đỗ Hữu Tuấn (Cục phó Cục ATTP) cho biết, máy đo Nitrat chỉ là thiết bị kiểm tra nhanh hàm lượng Nitrat trong rau củ quả, thịt. Kết quả của bộ test thử nhanh thực phẩm này chỉ là kết quả ban đầu, mang ý nghĩa sàng lọc.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Thuận - Trưởng phòng Quản lý nông sản (Cục quản lý chất lượng Nông lâm và thủy sản – Bộ NN&PTNT) cho biết, thiết bị đo nitrat trong thực phẩm là một thiết bị kiểm tra nhanh, nó chỉ có ý nghĩa trong công tác kiểm tra, thanh tra và là kết quả xét nghiệm ban đầu mang ý nghĩa sàng lọc định nghĩa cho thử nghiệm tiếp theo trong phòng thí nghiệm, không sử dụng kết quả này để làm cơ sở xử lí vi phạm.
ÔngNguyễn Văn Thuận - Trưởng phòng Quản lý nông sản (Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và thủy sản - Bộ NN&PTNT).
Ông Thuận cho hay, hiện nay chưa có quy định về mức nitrat trong rau củ quả ở Việt Nam. Do đó, người dân có điều kiện thì có thể mua để giúp trong việc lựa chọn sản phẩm vì nitrat cũng là một chỉ tiêu về an toàn thực phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.Đồng thời, ông Thuận khuyến cáo, người tiêu dùng nên mua thực phẩm từ những nơi có điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, họ đã có kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm trong việc sử dụng phân bón để đảm bảo rau quả không có tồn dư nitrat.
Theo Lê Phương - Khám phá
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình