Hotline 24/7
08983-08983

Tăng nhãn áp do tiểu đường: Hiểu và phòng ngừa đúng cách

Tăng nhãn áp là chứng bệnh do áp suất trong nhãn cầu mắt gây ra. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các tổn thương về thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mù lòa.

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn người bình thường khoảng 40%. Người bệnh càng lâu năm thì khả năng biến chứng xảy ra càng cao. Nguyên nhân là do thủy dịch trong mắt dẫn lưu kém làm tăng áp lực lên mắt. Áp lực này gây tắc nghẽn các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc và các dây thần kinh thị giác khiến tầm nhìn của người bệnh đái tháo đường giảm dần.

I. Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp là tình trạng áp lực nội nhãn tăng do thủy dịch trong mắt không thoát được ra ngoài hoặc sản xuất quá nhiều, có thể làm hỏng các dây thần kinh thị giác. Thế nên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh tăng nhãn áp có khả năng gây mù vĩnh viễn.

Hầu hết những người mắc bệnh tăng nhãn áp không có triệu chứng sớm, cũng như không cảm thấy đau đớn gì. Bạn cần đi khám bác sĩ nhãn khoa thường xuyên để được chẩn đoán và điều trị bệnh tăng nhãn áp trước khi mất thị lực lâu dài.

II. Nguyên nhân dẫn đến tăng nhãn áp do tiểu đường là gì?

Nguyên nhân là do thủy dịch trong mắt dẫn lưu kém làm tăng áp lực lên mắt. Áp lực này gây tắc nghẽn các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc và các dây thần kinh thị giác khiến tầm nhìn của người bệnh tiểu đường giảm dần.

III. Mắc bệnh tiểu đường sẽ bị tăng nhãn áp?

Chẩn đoán tiểu đường không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh về mắt, bao gồm tăng nhãn áp. Mặc dù những người mắc tiểu đường có nguy cơ cao tiến triển bệnh về mắt nhưng bạn hoàn toàn có thể dự phòng những vấn đề này.

IV. Điều trị tăng nhãn áp do tiểu đường theo phương pháp nào?

Can thiệp bằng thuốc

Bác sĩ có thể sẽ đề nghị thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống để kiểm soát bệnh tăng nhãn áp. Các bác sĩ sẽ can thiệp để giảm áp lực trong mắt. Điều trị mỗi ngày để kiểm soát tình trạng bệnh của mắt. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn bị tác dụng phụ, như nóng rát, châm chích và đỏ mắt.

Phẫu thuật bằng tia laze

Bác sĩ có thể tiến hành một thủ thuật gọi là trabeculoplasty laser để điều trị bệnh tăng nhãn áp góc mở hoặc Laser cắt mống mắt chu biên trong tăng nhãn áp góc hẹp hay đóng. Sẽ gây tê tại bằng thuốc nhỏ mắt và sau đó sử dụng chùm tia laser để tạo ra các lỗ nhỏ trên mống mắt, hoặc vùng bè để giúp thủy dịch chảy ra. Thông thường các bác sĩ điều trị một mắt tại một thời điểm. Phẫu thuật laser có thể làm giảm áp lực trong mắt, nhưng hiệu quả có thể không lâu dài. Đôi khi cần phải phẫu thuật để có kết quả tốt và lâu dài hơn.

Phẫu thuật

Nếu điều trị bằng thuốc và laser không làm giảm áp lực đủ cho mắt, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành một phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tạo một đường hầm giữa mắt và bên ngoài mắt để cho chất lỏng chảy ra nhiều hơn. Khoảng một nửa số người phẫu thuật này không cần dùng thuốc tăng nhãn áp nữa. Tuy nhiên bận vẫn phải kiểm tra định kỳ thường xuyên sau phẫu thuật vì vẫn có thể bị lại.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường gây ra các biến chứng gì ở mắt?

V. Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng tăng nhãn áp do tiểu đường?

Kiểm soát đường huyết: Tăng đường máu và tăng huyết áp có thể tăng nguy cơ bệnh về mắt trong đó có tăng nhãn áp. Mục đích là giữ lượng HbA1c <7% và huyết áp gần ngưỡng bình thường, nhỏ hơn 140/80. Tăng huyết áp có thể gây tổn thương dây thị giác.

Bỏ thuốc lá: Hút thuốc có liên quan đến tăng nguy cơ tiến triển thoái hóa điểm vàng do tuổi già, đục thủy tinh thể, gây tổn thương dây thị giác, đặc biệt là tăng nhãn áp. Tất cả những vấn đề trên nếu không kịp thời điều trị đều có thể dẫn đến mù lòa.

Kiểm tra mắt thường xuyên: Khi có thể, bạn nên gặp bác sĩ có chuyên môn về chăm sóc bệnh nhân tiểu đường. Chăm sóc y khoa bao gồm:

Kiểm tra độ giãn của mắt với những người có nguy cơ cao tăng nhãn áp, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường.

Mục đích là kiểm tra mắt giãn hoàn toàn để chẩn đoán. Nếu không có vấn đề gì, tiếp tục kiểm tra hằng năm hoặc 2 năm 1 lần. Một bài kiểm tra độ giãn mắt hoàn toàn có thể cho thấy nhiều yếu tố nguy cơ.

Ví dụ như tăng áp lực nội nhãn, giác mạc mỏng, giải phẫu thần kinh thị giác bất thường. Phát hiện càng sớm càng điều trị sớm và ngăn ngừa diễn tiến.

Thăm khám bác sĩ nếu mắt gặp vấn đề: Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào về mắt, cần đến thăm khám bác sĩ ngay để phát hiện và điều trị kịp thời.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X