Hotline 24/7
08983-08983

Tăng cường hệ miễn dịch sao cho hiệu quả?

Hiện nay, mọi người đã thay đổi quan điểm ứng phó dịch bệnh từ “Zero COVID-19” sang “sống chung an toàn với COVID-19”. Nếu đang tìm cho mình cách gia cố hàng miễn dịch tốt nhất để ứng phó trong hoàn cảnh này, lời khuyên của BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam sẽ hữu ích cho bạn.

1. Chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ là như thế nào?

Thưa BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, chúng ta rất nhiều phươg pháp như giữ 5K, tiêm ngừa vắc xin, vận động phù hợp, cũng như chú trọng đến dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ. Vậy một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ là như thế nào, cũng như làm sao để chúng ta có đầy đủ nhiên liệu để gia cố hệ miễn dịch của mình ạ?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Nếu chúng ta muốn tăng cường hệ thống miễn dịch của mình thì chắc chắn phải phối hợp đồng bộ các giải pháp, bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng.
  • Thực hành lối sống tích cực.
  • Vận động.
  • Tiêm phòng.
  • Giữ và làm theo những hướng dẫn của cơ quan y tế trong những tình huống cụ thể.

Theo đó, một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng nghĩa là cần phải bổ sung đầy đủ năng lượng phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân. Đồng thời, chúng ta phải ăn đầy đủ các nhóm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả.

Cụ thể, chúng ta sẽ cần các nhóm chất dinh dưỡng sau:

  • Nhóm chất đạm, chất bột đường, chất béo: Đây là 3 nhóm chất sinh ra năng lượng.
  • Các vitamin, chất khoáng.
  • Probiotics – vi khuẩn có lợi: Đây là các chất giúp cơ thể nâng cao được chất đề kháng.

Ngoài ra, khi nhắc đến khái niệm “cân bằng”, chúng ta cần phải đảm bảo những yếu tố sau:

  • Cân bằng giữa năng lượng và các chất dinh dưỡng với nhu cầu của cơ thể.
  • Cân bằng giữa thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
  • Cân bằng trong việc chọn lựa nhóm thực phẩm khác nhau, bao gồm: 
    • Gạo và ngũ cốc.
    • Thịt, cá, các loại thuỷ - hải sản.
    • Đậu, đỗ.
    • Rau.
    • Trái cây.
    • Sữa và các sản phẩm từ sữa.
    • Dầu mỡ và các loại hạt có dầu.
    • Các loại hạt trong thành phần có nhiều chất xơ hoà tan để hỗ trợ các probiotic trong cơ thể tăng trưởng và duy trì được sức khoẻ.

Theo đó, chúng ta sẽ cần phải bổ sung nhiều rau xanh (400g/ngày) và trái cây (100-200g/ngày). Hơn nữa, để nâng cao được sức đề kháng, rõ ràng chúng ta không thể bỏ qua vấn đề lựa chọn các loại rau, gia vị.

Mặt khác, chúng ta cũng có thể sử dụng trà và các sản phẩm từ trà để nâng cao sức đề kháng của mình thông qua việc tận dụng các polyphenol vốn dĩ có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam và MC Hiền Thục

2. Sợi dây liên kết giữa hệ vi sinh vật trong việc duy trì hệ miễn dịch là gì?

BS có thể nói rõ hơn về sợi dây liên kết giữa hệ vi sinh vật trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh của con người?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Trong cơ thể của chúng ta luôn luôn tồn tại rất nhiều vi sinh vật tạo thành hệ vi sinh vật.

Hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng bởi nó sẽ giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, kể cả các bệnh lý không nhiễm trùng. Hệ miễn dịch rất phức tạp và không nằm một chỗ mà rải rác khắp cơ thể.

Các kháng thể sẽ được sản xuất ra hàng này. Dựa trên những kết quả tính toán, người ta thấy được có đến 2/3 lượng kháng thể tạo ra trong cơ thể của chúng ta được sản xuất ở ruột. Cụ thể, các tế bào lympho B nằm trong thành ruột sẽ sản xuất ra các kháng thể có tên là IgA (đảm nhiệm vai trò miễn dịch tại chỗ, là tuyến phòng thủ đầu tiên trong khả năng chống nhiễm trùng, thông qua việc ức chế sự bám dính của vi khuẩn và virus vào các tế bào biểu mô và bằng cách trung hòa độc tố vi khuẩn và virus, cả ngoại bào và nội bào). Các kháng thể IgA trong cơ thể chủ yếu được sản xuất ở niêm mạc ruột, một số được sản xuất ở niêm mạc đường hô hấp.

Trong đường ruột của chúng ta có một hệ vi sinh vật luôn cần được giữ ở thể cân bằng để đảm bảo sức khoẻ tốt, đặc biệt là sức khoẻ miễn dịch.

Trong cơ thể luôn có những vi khuẩn có lợi (gọi tắt là các probiotics) và các vi khuẩn không có lợi hầu hết nằm trong đường ruột. Theo đó, nếu sức khoẻ của chúng ta tốt thì hệ vi sinh vật sẽ cân bằng bởi các vi khuẩn có lợi lấn át các vi khuẩn không có lợi. Nhưng nếu sức khoẻ của chúng ta không tốt khiến cho lượng các vi khuẩn có lợi ở trong đường ruột bị yếu đi, lúc này các vi khuẩn không có lợi sẽ trỗi dậy và dễ dàng tấn công cơ thể.

Điều này cho thấy, sức khoẻ của đường ruột rất quan trọng, nếu các vi khuẩn ở trong đường ruột được giữ được thế cân bằng thì hệ miễn dịch hoạt động cũng sẽ hoạt động tốt giúp tạo được nhiều kháng thể bảo vệ sức khoẻ.

3. Chủng lợi khuẩn nào mang lại nhiều lợi ích cho hệ miễn dịch nhất?

Trong đó chủng lợi khuẩn nào có vai trò và mang lợi ích cho hệ miễn dịch nhất và vì sao, thưa BS?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Cơ thể chúng ta có rất nhiều vi khuẩn có lợi, trong đó lợi khuẩn lactobacillus thường được chú ý đến bởi đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Chẳng hạn như:

  • Hỗ trợ cho cơ thể, đặc biệt là niêm mạc ruột sản xuất ra nhiều kháng thể IgA, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
  • Tham gia vào việc điều hoà hấp thu và chuyển hoá chất béo.
  • Tham gia sản xuất đường glucose từ gan nên sẽ điều hoà được đường huyết, đặc biệt là đường huyết sau khi ăn.
  • Tham gia vào quá trình kháng viêm, bảo vệ niêm mạc của tế bào, đặc biệt là hàng rào niêm mạc giữa ruột và mạch máu. Nhờvậy, các vi khuẩn không có lợi sẽ khó xâm nhập qua hàng rào ở ruột để xuyên vào trong máu gây ra các bệnh lý nhiễm trùng.
  • Điều hoà sản xuất insulin.
  • Điều hoà quá trình chuyển hoá và hấp thu, hỗ trợ cho việc tổng hợp các axit béo tốt ở trong đại tràng.
  • Hỗ trợ cho việc tiêu hoá, phòng ngừa các tình trạng rối loạn tiêu hoá như: tiêu chảy, táo bón.

Để bổ sung nhiều lactobacillus, chúng ta phải duy trì một chế độ ăn cân bằng và hợp lýnhư đã nêu ở phần trên. Đồng thời, lựa chọn các thực phẩm trong thành phần chứa nhiều lactobacillus.

Bên cạnh việc bổ sung lactobacillus từ bên ngoài, chúng ta cần phải chú ý đến những điều kiện thuận lợi để cho lactobacillus có thể đi xuyên qua một hàng rào khá dày dặn là dạ dày. Trong dạ dày vốn dĩ có độ pH rất thấp, điều này sẽ khiến cho các loại vi khuẩn mau chết. Chính vì thế, chúng ta cần phải chọn lựa thực phẩm có chứa lactobacillus có thể đi qua một quãng đường rất dài là dạ dày – tá tràng – ruột non - đại tràng.

Vậy thưa BS, làm sao chúng ta có thể biết được thực phẩm có chứa nhiều lactobacillus?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Chúng ta có thể bổ sung lactobacillus qua các thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm sản xuất công nghiệp.

Lactobacillus có nhiều trong thực phẩm quen thuộc với chúng ta mà chắc chắn ai cũng từng ăn qua một lần, đó là: sữa chua, dưa muối hoặc trà lên men…

Chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn những thực phẩm có chứa lactobacillus như đã kể trên để sử dụng. Những sản phẩm này chỉ khác biệt nhau ở số lượng lợi khuẩn nhiều hay ít.

4. Công dụng của thức uống lên men Kombucha

Hiện nay, thức uống lên men Kombucha trở thành thức uống ưa chuộng trên thế giới. Xin BS chia sẻ cụ thể hơn, Kombucha mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Nếu chúng ta nghe đến cái tên Kombucha thì sẽ cảm thấy mới lạ, tuy nhiên đây thực chất là trà lên men - một thức uống đã quen thuộc ở Việt Nam từ nhiều năm trước. Kombucha là một loại trà được lên men có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc.

Có nhiều cách để lên men trà, song Kombucha có một công thức lên men riêng biệt. Theo đó, chúng ta có thể hiểu nôm na quá trình sản xuất Kombucha như sau: trà đen và trà xanh sẽ được ủ bởi vi sinh vậtcùngvi nấm với một hàm lượng nhất định, quá trình ủ có thể kéo dài khoảng 7 ngày, thậm chí có thể tới 30 ngày. Khi ủ như thế này, trà sẽ được bao phủ bởi một lớp trông như nấm do lên men, người ta còn gọi là trà nấm.

Việc sử dụng chủng vi khuẩn có lợi và vi nấm để tổng hợp giúp quá trình ủ lên men trà diễn ra được gọi là Scoby - thuật ngữ đề cập đến vi khuẩn nấm cộng sinh.

Lúc này, quá trình ủ sẽ sinh ra nhiều probiotics. Nếu bình thườngtrà chứa các chất như cafein, polyphenol, EGCG,… thì giờ đây trong trà sẽ có thêm một số vitamin và probiotics.

Như vậy, quá trình ủ này sẽ giúp cho trà có thêm những hoạt chất có lợi cho sức khoẻ. Mặt khác, quá trình ủ này cũng sẽ sinh ra được một lượng nhất định cồn và axit axetic, khá giống với giấm. Chính vì lý do này mà đôi khi chúng ta uống trà Kombucha sẽ cảm thấy có vị chua chua do nó có chứa axit axetic trong quá trình lên men.

Có thể thấy, Kombucha có giá trị dinh dưỡng cao hơn và chứa nhiều hoạt chất sinh học hơn nên chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng.

5. Sử dụng Kombucha sao cho đúng?

Kombucha là thức uống lên men, chúng ta nên sử dụng sao cho đúng thưa BS? Trẻ nhỏ, người lớn tuổi có được sử dụng? Nên uống trước hay sau ăn sẽ tốt hơn?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Kombucha cũng như những thức uống bình thường nên hầu hết chúng ta đều sử dụng được, trừ những trường phải hạn chế sử dụng trà, bao gồm:

  • Những người có tình trạng khó ngủ.
  • Trẻ em quá nhỏ.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người đang gặp các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ.

Hầu hết người có thể sử dụng trà đều có thể sử dụng trà Kombucha. Một nguyên tắc chung khi uống trà là thường chúng ta sẽ uống vào thời điểm ban ngày, hạn chế tối đa sử dụng trà vào ban đêm vì sẽ khiến chúng ta khó ngủ. Mặc dù trong Kombucha có một số chất có lợi nhưng nền tảng của nó vẫn là trànên sẽ cafein sẽ kích thích thần kinh trung ương.Đây cũng chính là lý do tại sao bạn nên uống vào ban ngày để dễ chịu và sảng khoái hơn.

Ngoài ra, chúng ta có thể uống trà trước, trong hoặc sau bữa ăn. Tuy nhiên, trong khi ăn, chúng ta nên hạn chế uống nước.Bởi khi bạn ăn, bạn cần tiêu thụ thức ăn và nước có trong các loại thực phẩm để hỗ trợ trong việc hấp thu, chuyển hoá các chất dinh dưỡng được tốt nhất. Do đó, chúng ta không nên uống các loại nước trong lúc ăn bởi nó có thể làm pha loãng dịch vị, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

6. Ưu, nhược điểm của trà Kombucha “nhà làm” là gì?

Thưa BS, được biết trà Kombucha có thể làm ở nhà, vậy với một sản phẩm làm tại nhà với việc chúng ta mua những sản phẩm được bày bán ở trên thị trường thì ưu, nhược điểm của nó như thế nào ạ?

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp trả lời: Thực ra chúng ta hoàn toàn có thể làm trà Kombucha tại nhà được nhưng cần phải cân nhắc về chất lượng, cũng như thành phần lựa chọn là sản phẩm làm tại nhà hay sản phẩm chế biến công nghiệp.

Ưu điểm của việc tự ủ trà tại nhà là chúng ta có thể quan sát được quá trình lên men, vừa có thêm kiến thức, vừa nhìn thấy được thành quả do chính mình tạo ra. Tuy nhiên, ủ trà tại nhà cũng sẽ đem lại một vài khó khăn như:

  • Con giống
  • Nguyên liệu
  • Các điều kiện liên quan đến môi trường
  • Quá trình kiểm soát chuyển cảnh.

Việc sử dụng sản phẩm công nghiệp được sản xuất tốt thì sẽ có điểm thuận lợi là kiểm tra được tất cả những công đoạn của quá trình ủ trà, từ nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, công cụ để chứa đựng,…Do đó, bạn sẽ  kiểm soát được chất lượng tốt hơn.

Mặt khác, khi ủ trà tại nhà, nếu chúng ta không nắm rõ về công nghệ và không kiểm soát tốt thìtrà khi ủ lên sẽ có lượng cồn khá cao.Lúc này,trà lên men tự làm sẽ không còn là thức uống tốt nữa mà được xem như một thức uống có cồn, không phải ai cũng có thể sử dụng.

Một số khảo sát khi tự làm trà Kombucha tại nhà cho thấy, nồng độ cồn trong sản phẩm có thể lên đến 3%, tỷ lệ này gần như là nồng độ của bia. Trong khi đó, nếu sản phẩm công nghệ tốt thì lượng cồn ở trong sản phẩm gần như không có hoặc nếu có thì phải dưới 5%. Đồng thời, lượng axit axetictrong quá trình tự làm đôi khi cũng quá cao, lúc này sản phẩm sẽ bị pH axit hoá nên không còn có lợi với một số trường hợp, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi hoặc những người có bệnh lý đường tiêu hoá. Vì vậy, chúng ta hãy cân đối giữa mục tiêu sử dụng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X