Tầm soát ung thư đường tiêu hóa có đau không? Bác sĩ giải đáp từ A-Z
Ung thư đường tiêu hóa là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả nếu được tầm soát đúng thời điểm. BS.CK1 Huỳnh Lê Ngọc Thi - Phòng khám Bernard chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về tầm soát ung thư, những điều cần lưu ý để nội soi nhẹ nhàng không đau và hạn chế tối đa nguy cơ bỏ sót tổn thương.
1. Ai cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa?
Thưa BS, tầm soát ung thư đường tiêu hóa có ý nghĩa như thế nào? Những ai được khuyến cáo nên tầm soát ung thư đường tiêu hóa và tần suất như thế nào là hợp lý?
BS.CK1 Huỳnh Lê Ngọc Thi - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Bernard trả lời: Tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa rất cần thiết. Chúng tôi có khái niệm “ung thư sớm đường tiêu hóa”, có nghĩa là những tổn thương này mới nằm ở lớp nông của niêm mạc đường tiêu hóa.
Nếu được phát hiện sớm, những tổn thương này có thể được xử trí hoặc can thiệp qua quá trình nội soi. Người bệnh có thể tránh được một cuộc phẫu thuật, giữ nguyên vẹn đường ống tiêu hóa.
Những khách hàng có bệnh lý về đường ống tiêu hóa, chẳng hạn triệu chứng đau bụng lặp lại kéo dài hoặc bị đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, thay đổi tính chất phân so với trước, sụt cân không lý do, thiếu máu không nguyên nhân... cần đi tầm soát tổn thương đường tiêu hóa.
Những khách hàng trên 40 tuổi nên tầm soát đường ống tiêu hóa để phát hiện sớm những tổn thương, đặc biệt là với những người mà gia đình có tiền căn ung thư dạ dày...
2. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa bằng cách nào?
Nhờ BS thông tin thêm, tại Bernard Healthcare đang áp dụng những phương pháp nào để tầm soát các bệnh lý đường tiêu hóa?
BS.CK1 Huỳnh Lê Ngọc Thi trả lời: Ung thư đường tiêu hóa chia thành ung thư đường tiêu hóa trên và ung thư đường tiêu hóa dưới.
Ung thư đường tiêu hóa trên có thể tầm soát thông qua phương pháp nội soi dạ dày tá tràng. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa dưới có thể thực hiện bằng nội soi đại trực tràng.
3. Quy trình tầm soát ung thư đường tiêu hóa tại Bernard Healthcare
BS có thể chia sẻ một hoặc một vài trường hợp phát hiện bệnh lý nguy hiểm từ tầm soát ung thư đường tiêu hóa tại Bernard Healthcare? Việc phát hiện sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện tiên lượng bệnh?
BS.CK1 Huỳnh Lê Ngọc Thi trả lời: Khi đến phòng khám, khách hàng sẽ được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn những phương pháp nào phù hợp nhất. Sau đó khách hàng đến gặp bác sĩ nội soi.
Bác sĩ nội soi sẽ giải thích một lần nữa chu trình thực hiện và các can thiệp có thể được thực hiện trong quá trình nội soi. Nếu chọn phương pháp nội soi không đau hay nội soi tiền mê, khách hàng gặp thêm bác sĩ gây mê để thăm khám nội soi.
Sau nội soi, khách hàng có một thời gian nghỉ ngơi trước khi gặp lại bác sĩ nghe thông báo kết quả, tư vấn thời gian tái khám.

4. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa có đau không?
Câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc, khán giả của AloBacsi quan tâm là “Tầm soát ung thư đường tiêu hóa có đau không?”. Nhờ BS tư vấn, giải thích để cộng đồng yên tâm đi tầm soát ung thư đường tiêu hóa ạ.
BS.CK1 Huỳnh Lê Ngọc Thi trả lời: Tại Bernard Healthcare đang áp dụng 2 phương pháp tầm soát đường tiêu hóa. Phương pháp đầu tiên chỉ thực hiện gây tê, ví dụ khi nội soi dạ dày.
Phương pháp khác là nội soi không đau (tiền mê). Trước khi nội soi, khách hàng được tiêm một lượng thuốc an thần tiền mê nhẹ và trải qua một giấc ngủ ngắn. Trong quá trình đó, bác sĩ khảo sát toàn bộ đường tiêu hóa trong khi người bệnh hoàn toàn không cảm thấy khó chịu.
Khi nội soi kết thúc, khách hàng hồi tỉnh lại trong một thời gian ngắn.
5. Ba vấn đề liên quan đến rủi ro bỏ sót tổn thương khi nội soi tiêu hóa
Vấn đề thứ hai mà bạn đọc thường thắc mắc là “Đường tiêu hóa dài như vậy liệu có khả năng bỏ sót khi tầm soát ung thư?”. Nhờ BS giải thích cho cộng đồng hiểu thêm.
BS.CK1 Huỳnh Lê Ngọc Thi trả lời: Để biết các yếu tố nào sẽ làm tăng nguy cơ bỏ sót tổn thương, chúng ta phải biết rõ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình nội soi, bỏ sót tổn thương.
Khách hàng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào quá trình nội soi. Đối với nội soi dạ dày, cần phải hướng dẫn bệnh nhân nhịn ăn thế nào, nhịn ăn bao lâu. Một số trường hợp đặc biệt, thời gian nhịn ăn có thể kéo dài hơn. Khách hàng nội soi đại tràng cần có quy trình chuẩn bị, làm sạch ruột trước nội soi.
Khi khách hàng đã chuẩn bị chu đáo, đường ống tiêu hóa khá sạch, bác sĩ nội soi có thể quan sát toàn bộ niêm mạc của đường ống tiêu hóa, từ đó giảm thiểu nguy cơ bỏ sót những tổn thương này.
Thứ hai là thời gian nội soi phù hợp. Thời gian nội soi dạ dày được các hiệp hội trên thế giới khuyến cáo tối thiểu là 7 phút, nội soi đại tràng trong 15 - 20 phút.
Khoảng thời gian nội soi đại tràng, kể từ lúc lấy ống nội soi ra ngoài, tối thiểu kéo dài 6 phút. Khoảng thời gian này cho phép bác sĩ quan sát kỹ, rõ ràng các tổn thương, hạn chế nguy cơ bỏ sót tổn thương.
Thứ ba là trang thiết bị, máy móc. Máy nội soi hiện đại có độ phân giải cao giúp việc quan sát của bác sĩ rõ ràng hơn. Nếu phát hiện tổn thương, máy có thể zoom lên với độ phóng đại lớn để bác sĩ có thể quan sát toàn bộ niêm mạc, từ đó dự đoán diễn tiến ác tính của tổn thương này.
Tóm lại, có 3 vấn đề liên quan đến rủi ro bỏ sót tổn thương: sự chuẩn bị phù hợp, thời gian nội soi và thiết bị.

6. Khi được can thiệp qua nội soi, nguy cơ tổn thương đường tiêu hóa diễn tiến thành ác tính gần như không có
BS có thể chia sẻ một hoặc một vài trường hợp phát hiện bệnh lý nguy hiểm từ tầm soát ung thư đường tiêu hóa tại Bernard Healthcare? Việc phát hiện sớm đem lại những tín hiệu tích cực cho kết quả điều trị của bệnh nhân?
BS.CK1 Huỳnh Lê Ngọc Thi trả lời: Gần đây Bernard Healthcare có ghi nhận trường hợp của một bệnh nhân trẻ tuổi, không có triệu chứng lâm sàng. Bệnh nhân muốn tầm soát các bệnh lý ở đường ống tiêu hóa.
Chúng tôi ghi nhận ở đại tràng của bệnh nhân có 1 tổn thương u lan sang bên, dạng tổn thương u phẳng. Trên bề mặt có những đặc điểm nghi ngờ rằng nếu kéo dài sẽ có nguy cơ diễn tiến ác tính. Bác sĩ đã can thiệp xử trí qua nội soi.
Khi được can thiệp qua nội soi, nguy cơ tổn thương diễn tiến thành ác tính gần như không có. Bệnh nhân như chưa từng có tổn thương đường ống tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh cần tiếp tục được theo dõi để xem có những tổn thương nào khác.
Tại Bernard Healthcare có những trường hợp cần theo dõi dài hạn như thế.
>>> Phần 1: Từ thói quen đến bệnh lý: Đâu là nguyên nhân phổ biến gây ung thư tiêu hóa?
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình