Hotline 24/7
08983-08983

Tầm soát, phát hiện sớm hội chứng ngưng thở khi ngủ giúp phòng ngừa đột tử vào ban đêm

Đây là nhận định của PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc - Người sáng lập, xây dựng đội ngũ chuyên môn chất lượng cao, tận tâm cho Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh - Chủ tịch Hội Hô hấp TPHCM. Theo chuyên gia, hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe của người bệnh và cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị những bệnh lý kèm theo. Vì vậy, việc phát hiện sớm, kịp thời tình trạng ngưng thở khi ngủ không chỉ giúp việc điều trị hiệu quả mà còn giúp phòng ngừa các biến cố của bệnh lý khác.

1. Tỷ lệ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ tại Việt Nam như thế nào?

Trước tiên, nhờ PGS giải thích thêm: Hội chứng ngưng thở là gì, tỷ lệ mắc hội chứng này ở Việt Nam ra sao?

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc trả lời: Ngưng thở khi ngủ là tình trạng ngưng dòng không khí hít vào và thở ra trong quá trình bệnh nhân hô hấp. Nguyên nhân có thể chia thành hai nhóm. Đầu tiên là nhóm ngưng thở khi ngủ trung ương, liên quan đến những bệnh lý về não, thần kinh. Thứ haingưng thở tắc nghẽn, liên quan đến những bệnh lý về đường hô hấp trên, ví dụ như mũi, hầu, họng, vòm khẩu cái.

Khi đường thở bị hẹp, bệnh nhận sẽ có triệu chứng đầu tiên là ngủ ngáy. Trong quá trình ngủ vào ban đêm, sẽ có những lúc bệnh nhân ngưng thở. Những lần ngưng thở trên 10 giây, liên tục lặp đi lặp lại trong suốt một đêm dàilàm cho bệnh nhân thức giấc, đây chính là biểu hiện của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tần suất của hội chứng ngưng thở khi ngủ khá thường gặp, ở các nước châu Âu, đối với nam giới là 4% và đối với nữ giới cũng tương đương như vậy.

Tại Việt Nam, tần suất của hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng ngày một gia tăng do tình trạng dinh dưỡng quá mức gây béo phì và những bệnh lý liên quan đến Tai Mũi Họng, không kém so với các nước châu Mỹ. Đặc biệt là ở nam giới tuổi trung niên, lớn tuổi, béo phì, đây là những nhóm đối tượng rất dễ mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Với một người ngủ ngáy bình thường, khi ngủ trương lực của vùng hầu họng sẽ giảm đi khiến cho đường thở bị hẹp và gây ra tình trạng ngủ ngáy. Nhưng nếu tắc hoàn toàn, sẽ không có không khí lưu thông vào/ra từ đường hô hấp trên xuống đường hô hấp dưới khiến cho đường thở bị tắc nghẽn, tình trạng này được gọi là ngưng thở khi ngủ, có thể từ rất nhẹ đến rất nặng.

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc đã có rất nhiều những đóng góp to lớn trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng như đề xuất nhiều phác đồ chẩn đoán, điều trị trong lĩnh vực nội soi và hô hấp.

2. Những biến chứng có thể xảy ra của hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Hội chứng ngưng thở nguy hiểm như thế nào, các biến chứng có thể xảy ra trên người bệnh gồm những gì ạ?

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc trả lời: Quá trình thông khí là một quá trình sinh tồn rất quan trọng đối với cơ thể của con người. Cơ thể con người lấy oxy từ trong đường hô hấp dưới đi qua phế nang, sau đó khuyếch tán vào trong máu cung cấp oxy để nuôi các cơ quan cũng như hoạt động theo nhu cầu sinh lý của cơ thể.

Nếu đường thở bị tắc nghẽn khi ngưng thở, tình trạng oxy trong máu sẽ giảm, điều này sẽ làm kích hoạt rất nhiều hiện tượng trong cơ thể, ví dụ như oxy hóa; các mạch cơ bị viêm; ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như tim mạch, não, chuyển hóa, nội tiết,… đây là những ảnh hưởng lâu dài của ngưng thở khi ngủ.

Ảnh hưởng đầu tiên là có một số trường hợp ngưng thở nặng, tình trạng oxy sẽ giảm sâu dẫn đến hậu quả khiến cho cơ thể xuất hiện tình trạng ngưng tim do bị rối loạn nhịp, nhồi máu cơ tim. Một số trường hợp khác sẽ bị tai biến mạch máu não do huyết áp tăng vọt, đây là những phản xạ của cơ thể khi tình trạng thiếu oxy và tiết ra adrenaline. Do đó những biến cố, biến chứng trong ngưng thở khi ngủ thường xảy ra về đêm khiến cho bệnh nhân dễ bị đột tử.

Về mặt lâu dài, ví dụ ở bệnh nhân cao huyếp áp sẽ kháng trị với thuốc, đối với bệnh nhân tiểu đường sẽ kháng trị với insulin, điều trị không hiệu quả, rối loạn mỡ máu… tất cả những tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng lâu dài, tác động lên những cơ quan sinh tồn của cơ thể như tim, thận, não, là những cơ quan dễ bị ảnh hưởng bởi hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Hậu quả duy nhất của ngưng thở khi ngủ bắt đầu là tình trạng thiếu oxy ở nhiều mức độ khác nhau, từ đó kích hoạt những rối loạn, bất thường trong cơ thể của người bệnh.

3. Những ai cần thực hiện tầm soát sớm hội chứng ngưng thở khi ngủ?

Những lợi ích mà tầm soát hội chứng ngưng thở khi ngủ mang lại là gì? Ai cần thực hiện tầm soát hội chứng ngưng thở, thưa BS?

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc trả lời: Ngưng thở khi ngủ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe hiện tại cũng như lâu dài của người bệnh và cũng làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị những bệnh lý đi kèm. Vì vậy, vấn đề phát hiện sớm, kịp thời tình trạng ngưng thở khi ngủ sẽ giúp phòng ngừa các bệnh lý khác. Ví dụ có thể phòng một cách rõ rệt những trường hợp đột tử vào ban đêm do rối loạn nhịp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Đặc biệt đối với những người đã có nguy cơ, ví dụ như cao huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim… Những người có sẵn các bệnh nền sẽ rất dễ xảy ra các biến cố bất lợi khi bị ngưng thở khi ngủ.

Về vấn đề tầm soát hội chứng ngưng thở khi ngủ rất quan trọng với một bệnh nhân có những triệu chứng ban ngày liên quan đến vấn đề ngủ ngáy. Khi người bệnh ngủ ngáy và ngưng thở sẽ kích thích não bộ thức giấc nhiều lần trong đêm dẫn đến chất lượng giấc ngủ không tốt. Do đó, vào ban ngày người bệnh sẽ cảm thấy nhức đầu, dễ buồn ngủ khi thức.

Một số trường hợp khi đang đọc báo hoặc xem tivi người bệnh đột ngột ngủ thiếp đi, tình trạng này được gọi là ngủ quá mức. Ngoài ra, tình trạng ngưng thở khi ngủ cũng sẽ rất nguy hiểm khi người bệnh đang lái xe, chỉ cần dừng đèn đỏ trong vài giây là có thể bị ngưng thở khi ngủ và gây ra tai nạn. Do đó, vấn đề về tầm soát và phát hiện sớm là một điều cực kỳ quan trọng đối với người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Những dấu hiệu như ngủ ngáy vào ban đêm chính là một điều bất thường. Nếu vào ban đêm có những lần ngủ ngáy bị gián đoạn và ngưng thở, người nhà có thể quan sát và dễ nhận biết điều này. Tình trạng ngưng thở khi ngủ sẽ để lại hậu quả vào ban ngày, ví dụ như ngủ ngày quá mức, lười biếng, mệt mỏi hay cáu gắt,… đây là những yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ không đầy đủ vào ban đêm của người bệnh.

4. Gói tầm soát hội chứng ngưng thở khi ngủ tại Phòng khám Ngọc Minh gồm những gì?

Tại Phòng khám Ngọc Minh hiện xây dựng nhiều gói khám khác nhau phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Xin nhờ BS chia sẻ thêm, gói khám tầm soát hội chứng ngưng thở khi ngủ tại Phòng khám gồm những gì và những ưu điểm/lợi ích khi khách hàng lựa chọn khám tại Ngọc Minh ạ?

- Quy trình thăm khám tại Ngọc Minh sẽ gồm những bước cụ thể ra sao ạ?

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc trả lời: Trong những nghiên cứu của chúng tôi tại bệnh viện Chợ Rẫy trước đây về vấn đề ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ, thực hiện sàng lọc trên những người ngủ ngáy và tiến hành đo đa ký giấc ngủ, đa ký hô hấp. Kết quả cho thấy khoảng 70-80% trường hợp có ngưng thở trong khi ngủ. Trong đó, hơn phân nửa trường hợp gặp tình trạng ngưng thở ở mức độ nặng.

Vấn đề tầm soát, phát hiện sớm ngưng thở khi ngủ sẽ tùy theo từng lứa tuổi. Ví dụ ở người trẻ tuổi, không có bất kỳ một bệnh lý nào đi kèm hay chỉ có béo phì, ngủ ngáy việc tầm soát sẽ tương đối đơn giản. Bệnh nhân sẽ được chụp hình X-quang ngực, khám Tai Mũi Họng, các bác sĩ sẽ xem xét người bệnh có trào ngược hay có các bệnh lý đi kèm khác không, ví dụ như viêm amidam, những bất thường về răng hàm mặt, có đi kèm theo hen phế quản.

Những triệu chứng đơn giản này sẽ xuất hiện ở trẻ em và cả những người trẻ tuổi. Hiện nay, 2 nhóm đối tượng này mắc bệnh rất nhiều vì gặp phải tình trạng thừa cân béo phì - hiện đang là một hiện tượng xã hội tại Việt Nam, dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ rất thường gặp. Do đó, khi thực hiện tầm soát những đối tượng này sẽ tương đối rất đơn giản.

Nhưng đối với những đối tượng lớn tuổi, ví dụ ở những người 50-60 tuổi trở lên có bệnh lý đi kèm như tiểu đường, mỡ máu, hút thuốc lá và uống rượu… cần được tầm soát trên diện rộng, không chỉ đo đa ký giấc ngủ, đo chức năng hô hấp hay chụp X-quang phổi, còn phải đánh giá toàn diện cho bệnh nhân. Vì hậu quả trước mắt và hậu quả lâu dài của hội chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra như đã đề cập ở trên, cần được phát hiện sớm.

Ví dụ đối với một người có bệnh lý mạch vành, bác sĩ cần chẩn đoán ra được tình trạng bệnh, vì ngưng thở khi ngủ không được chẩn đoán đúng có kèm theo bệnh lý mạch vành sẽ làm kích hoạt tình trạng ngưng thở, bệnh nhân có thể thiếu máu nuôi cơ tim, bị nhồi máu hoặc rối loạn nhịp, suy tim. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp (và huyết áp tăng vọt lên), bệnh nhân tiểu đường sẽ phải thực hiện tầm soát rất nhiều bước do biến chứng của tiểu đường rất nhiều. Do đó những bệnh lý về ngưng thở khi ngủ và hậu quả của nó cũng như những bệnh lý đồng mắc trên những người ngưng thở khi ngủ lớn tuổi, bác sĩ cần thăm khám tỉ mỉ, hỏi kỹ, tư vấn về những lợi ích khi thực hiện những xét nghiệm để bệnh nhân hiểu rõ một cách đầy đủ và toàn diện.

Tại phòng khám Ngọc Minh có đầy đủ đội ngũ chuyên khoa. Hội chứng ngưng thở khi ngủ liên quan đến nhiều chuyên khoa, ví dụ như chuyên khoa Hô hấp, chuyên khoa Tai Mũi Họng, những chuyên khoa về Tim mạch, những bệnh lý được khảo sát kỹ về bệnh mạch vành hay cao huyết áp hoặc mỡ máu, chuyên khoa về Nội thần kinh liên quan đến đột quỵ, tai biến mạch máu não. Vì vậy khi phối hợp những bác sĩ của các chuyên khoa sẽ giúp cho việc tư vấn, chăm sóc cho bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ kỹ hơn.

Phòng khám Ngọc Minh cũng được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại để chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ. Các loại máy đo chức năng ho hấp cũng góp phần vào đánh giá chuyên sâu đối với bệnh lý hô hấp cho bệnh nhân. Ví dụ như những người có tình trạng béo phì quá mức, không thở nổi, đây là trường hợp mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ kèm theo hội chứng hạn chế (hạn chế về hô hấp) gây ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy cần rất nhiều phương tiện cũng như nguồn nhân lực để có thể tầm soát kỹ, không bỏ sót và điều trị đầy đủ cho bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

>>> Phần 2: Vì sao phải kết hợp đo hô hấp ký và đo đa ký giấc ngủ khi tầm soát hội chứng ngưng thở khi ngủ?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X