Tại sao bạn bị rối loạn mỡ máu?
Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn mỡ máu) là bệnh khá phổ biến, đặc biệt khi đời sống ngày càng được nâng cao.
Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn mỡ máu) là bệnh khá phổ biến, đặc biệt khi đời sống ngày càng được nâng cao. Khi bị rối loạn lipid máu, người bệnh dễ có nguy cơ bị vữa xơ động mạch và bệnh mạch vành. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng góp phần làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu, thường được gọi là các
thành phần của mỡ máu hay chính xác hơn là lipid máu. Sau khi ăn chất béo (mỡ), triglycerid và
cholesterol được hấp thu vào tế bào ruột dưới dạng acid béo và cholesterol tự do (chuyển hóa lipid
ngoại sinh).
Trong cơ thể các cholesterol cũng được tổng hợp tại các tế bào gan (chuyển hóa lipid
nội sinh). Vì không tan trong nước, để tuần hoàn được trong huyết tương, các lipid phải được kết
hợp với các protein dưới dạng phức hợp phân tử lớn gọi là lipoprotein.
Có 6 loại lipoprotein khác nhau về tỷ trọng, nhưng có hai loại được quan tâm nhất là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C: Low Density Lipoprotein Cholesterol) là một loại cholesterol có hại và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C: High Density Lipoprotein Cholesterol) là một loại cholesterol có ích.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau: tăng cholesterol trong máu, tăng triglycerid máu, tăng LDL-cholesterol hoặc giảm HDL-cholesterol máu. Hiện tượng này nếu kéo dài gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và là nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mạch.
Theo PGS.TS Trần Minh Đạo - Sức khỏe và Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình