Hotline 24/7
08983-08983

Ăn uống gì, sinh hoạt thế nào để thoát khỏi khó tiêu chức năng?

Tình trạng khó tiêu chức năng dù không nguy hiểm nhưng có thể kéo dài dai dẳng, gây khó chịu cho người bệnh nếu không điều chỉnh thói quen sinh hoạt kịp thời. ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành - Bệnh viện Nhân dân 115 đã có những lời khuyên hữu ích giúp bạn thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

1. Thay đổi thói quen ăn uống để cải thiện khó tiêu chức năng

Các bác sĩ thường dặn dò bệnh nhân thay đổi lối sống để cải thiện bệnh. Vậy, với bệnh lý khó tiêu chức năng, bệnh nhân cần thay đổi những thói quen gì?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành - Phó trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) trả lời: Thay đổi lối sống là một trong những bước đầu tiên trong nguyên tắc trong điều trị khó tiêu chức năng.

Bác sĩ phải kiên nhẫn với người bệnh. Trước hết, cần chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no trong một lần để dạ dày được hồi phục. Dạ dày của người bệnh khó tiêu chức năng thường có sự làm trống chậm hoặc trương lực không giãn kịp, thực hiện theo hướng dẫn trên sẽ giúp dạ dày không bị quá tải, từ từ hồi phục.

Bên cạnh đó, bệnh nhân phải sử dụng một số nhóm thuốc.

Thứ hai, nên giảm bớt sử dụng một số loại thực phẩm để giúp tình trạng khó tiêu dần dần cải thiện và ổn định. Cụ thể:

- Những bệnh nhân khó tiêu được khuyến cáo giảm lượng chất béo nạp vào so với nhu cầu.

- Bệnh nhân nên giảm sử dụng cà phê, rượu bia... là các chất kích có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột, sự làm trống và trương lực của dạ dày.

Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm tươi sống hơn là các thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn nhanh, đồ hộp...

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành cho chiết, tình trạng khó tiêu chức năng dù không nguy hiểm nhưng có thể kéo dài dai dẳng, gây khó chịu cho người bệnh nếu không điều chỉnh thói quen sinh hoạt kịp thời

2. Bị khó tiêu chức năng, sau ăn bao lâu có thể tập thể dục?

Sau ăn bao lâu thì người bệnh khó tiêu chức năng có thể tập thể dục, vận động nhẹ nhàng? Và sau bữa ăn bao lâu thì người bệnh có thể nằm nghỉ ngơi, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Nếu sau khi ăn khoảng 30 phút, người bệnh cảm thấy tình trạng khó tiêu khởi phát, hầu hết đều liên quan đến vùng dạ dày trở lên.

Trường hợp tình trạng đầy bụng, chướng bụng biểu hiện sau nhiều giờ lại liên quan đến đường tiêu hóa dưới, nằm trong bệnh cảnh đầy hơi chướng bụng.

Ở những bệnh nhân có biểu hiện khó tiêu, khuyến cáo ít nhất 1 giờ sau khi ăn mới có thể vận động nặng, tập thể dục.

Vừa ăn xong mà thực hiện các động tác nặng sẽ khiến lưu lượng máu cung cấp cho dạ dày hoạt động, nhào nhuyễn bị giảm đi, thức ăn lưu trong dạ dày nhiều hơn. Từ đó sinh hơi và khiến tình trạng khó tiêu càng nặng hơn.

3. Kê cao đầu giường không hiệu quả với khó tiêu chức năng

Bệnh nhân khó tiêu chức năng có cần phải kê đầu cao khi nằm không? Nếu có thì kê cao bao nhiêu là phù hợp, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Kê cao đầu giường được khuyến cáo cho người bị trào ngược dạ dày nhiều hơn là người bị khó tiêu chức năng.

Trường hợp bị trào ngược, axit trong dạ dày luôn nhiều. Kê cao đầu giường để dịch không trào lên thực quản.

Trong khi đó, trong dạ dày của những người bị khó tiêu thường là khí. Do đó việc kê cao đầu giường không có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng quá khó chịu, có thể nghỉ ngơi ở tư thế nửa nằm nửa ngồi để dễ chịu hơn.

Bệnh nhân khó tiêu chức năng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Trong suốt quá trình công tác, BS nhận thấy những sai lầm nào bệnh nhân nên tránh để có thể cải thiện vấn đề khó tiêu chức năng?

ThS.BS.CK2 Trần Kinh Thành trả lời: Hầu hết các bệnh nhân đáp ứng chậm hoặc phải điều trị kéo dài mà chưa thất cải thiện sẽ liên quan đến nhiều vấn đề:

- Bệnh nhân không làm theo các hướng dẫn thay đổi lối sống;

- Bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc, không uống đủ liều làm quá trình điều trị khó khăn hơn, các triệu chứng kéo dài hơn.

Do đó, tuân thủ dùng thuốc và thay đổi lối sống là những điểm mấu chốt giúp bệnh nhân khó tiêu chức năng mau cải thiện tình trạng bệnh.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X