Suy tim và 8 câu hỏi thường gặp giúp bạn an tâm vui sống
Suy tim là trạm dừng chân cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch. Khi trái tim bị suy yếu, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu và khó có thể sinh hoạt, làm việc như bình thường.
Thế nhưng, bằng việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, rủi ro và cách điều trị, mỗi người bệnh suy tim đều có thể sống vui, sống khỏe hơn. Dưới đây là 8 câu hỏi thường gặp giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh này.
Suy tim là gì? Các nguyên nhân gây suy tim thường gặp
Suy tim (suy tim sung huyết) là tình trạng tim bị suy giảm chức năng, không thể bơm máu đi nuôi cơ thể một cách hiệu quả, khiến máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường.
Nguyên nhân gây suy tim rất đa dạng. Ở người trẻ, đây có thể là hậu quả của các dị tật bẩm sinh, bệnh hẹp hở van tim, bệnh viêm khớp do liên cầu khuẩn... Ở người lớn tuổi hơn, nguyên nhân gây suy tim chủ yếu là do các bệnh lý mãn tính. Ví dụ như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim, tiểu đường (đái tháo đường), cường giáp...
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ suy tim gấp 2 lần
Triệu chứng nhận biết suy tim
Khi bị suy tim, bạn có thể gặp các triệu chứng dưới đây:
- Khó thở: Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Người bệnh suy tim thường bị khó thở từ từ, tăng dần, đặc biệt là khi hoạt động thể lực mạnh như đi bộ, leo cầu thang, mang vật nặng.
- Ho: Khác với các bệnh lý khác, ho do suy tim thường là ho khan, xuất hiện khi người bệnh làm việc gắng sức. Ho nặng lên khi nằm và có thể kèm theo bọt hồng nếu người bệnh bị phù phổi cấp.
- Mệt mỏi, chóng mặt, kiệt sức: Triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh làm việc gắng sức.
- Đau tức, nặng về phía bên phải (hạ sườn phải).
- Phù hai bàn chân, cẳng chân, bụng.
- Nhịp tim nhanh bất thường.
Các triệu chứng này có thể xuất hiện đơn độc hoặc cùng lúc trong bất cứ giai đoạn nào của suy tim. Vì vậy, ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ, bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất có chuyên khoa tim mạch để thăm khám.
Nhận biết sớm các dấu hiệu suy tim sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn
Suy tim được chẩn đoán như thế nào?
Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi bạn về triệu chứng, tiền sử bệnh tật và những thuốc bạn đang dùng. Sau đó, bạn sẽ được thực hiện thêm một số xét nghiệm như: điện tâm đồ ECG, chụp X quang lồng ngực, siêu âm tim, xét nghiệm máu đo BNP, NT-ProBNP hoặc chụp động mạch vành… Dựa vào tất cả những thông tin này, bác sĩ sẽ kết luận bạn có bị suy tim hay không và nếu có thì đang ở mức độ nào.
Bệnh suy tim có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có. Bệnh suy tim, dù là độ 1, 2, 3 hay giai đoạn cuối, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy tim, các bệnh lý kèm theo trong quá trình điều trị. Cấp độ suy tim càng cao, mức độ nguy hiểm càng lớn.
Một số biến chứng suy tim thường gặp bao gồm:
- Phù phổi cấp
- Nhồi máu cơ tim, đột quỵ do cục máu đông (huyết khối).
- Rung thất, nhịp nhanh thất.
- Suy gan, suy thận
- Hỏng van tim, thiếu máu...
Điều trị tốt, người bệnh suy tim sẽ hạn chế được nguy cơ biến chứng
Suy tim có chữa khỏi được không?
Đa số trường hợp suy tim đều rất khó chữa khỏi. Chỉ có khoảng 20% người bệnh bị suy tim cấp nếu được cấp cứu kịp thời mới có cơ hội khỏi bệnh. Tuy nhiên, người bệnh suy tim vẫn có thể giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế nguy cơ biến chứng nếu được điều trị sớm và đúng cách.
Suy tim có mấy cấp độ?
Theo Hội tim mạch New York (NYHA), suy tim sẽ có 4 cấp độ: độ 1 (suy tim tiềm tàng), độ 2 (suy tim nhẹ), độ 3 (suy tim trung bình) và độ 4 (suy tim nặng). Ở mỗi cấp độ, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng với mức độ khác nhau.
Các cấp độ |
Đặc điểm |
Độ 1 |
Người bệnh vẫn có thể vận động một cách bình thường, không bị mệt, khó thở hay hồi hộp. Giai đoạn này thường rất khó phát hiện. |
Độ 2 |
Người bệnh bắt đầu bị mệt, hồi hộp, khó thở, thậm chí đau ngực khi thực hiện một số hoạt động thể lực đặc biệt là khi vận động gắng sức nhiều. Các dấu hiệu này sẽ giảm nhẹ khi nghỉ ngơi. |
Độ 3 |
Các triệu chứng và tình trạng hạn chế vận động thể lực xuất hiện thường xuyên hơn, ngay cả trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Khi nghỉ ngơi, các triệu chứng sẽ thuyên giảm. |
Độ 4 |
Trong giai đoạn này, triệu chứng suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi. |
Ngoài cách chia thành 4 cấp độ, suy tim còn được phân loại dựa theo mức độ tổn thương của cấu trúc tim hoặc chỉ số EF (phân suất tống máu).
Bảng phân loại suy tim theo mức độ tổn thương của cấu trúc tim.
Các giai đoạn |
Đặc điểm |
Giai đoạn A |
Người bệnh chưa có tổn thương cấu trúc tim nhưng có nguy cơ suy tim cao. |
Giai đoạn B |
Người bệnh có nguy cơ cao bị tổn thương cấu trúc tim nhưng chưa có triệu chứng suy tim. |
Giai đoạn C |
Người bệnh có tổn thương cấu trúc tim, có các triệu chứng suy tim nhưng vẫn đáp ứng với thuốc điều trị |
Giai đoạn D |
Người bệnh có tổn thương cấu trúc tim nặng, không đáp ứng với thuốc điều trị phải phẫu thuật cấy ghép các thiết bị hỗ trợ tim hoặc thay tim. |
Bảng phân loại suy tim theo phân suất tống máu.
Phân loại |
Chỉ số EF |
1. Suy tim với EF giảm (suy tim tâm thu) |
≤40% |
2. Suy tim với EF bảo tồn (suy tim tâm trương) |
≥ 50% |
2a. EF bảo tồn giới hạn |
41% - 49% |
2b. EF bảo tồn |
> 40% |
Suy tim độ mấy là nặng nhất? Độ 3 đã nặng hay chưa?
Theo phân loại của Hội tim mạch New York, suy tim độ 4 là nặng nhất, độ 3 là mức độ trung bình. Tuy nhiên, mức độ nặng nhẹ còn phải dựa vào các triệu chứng thực tế mà người bệnh đang gặp phải. Một số ít trường hợp, suy tim ở mức độ nhẹ hơn- độ 2 nhưng có triệu chứng được coi là nặng như suy tim độ 3, độ 4 không có triệu chứng.
Suy tim giai đoạn nào được coi là giai đoạn cuối ?
Suy tim giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của suy tim độ 4. Lúc này, người bệnh sẽ phải nhập viện thường xuyên và có nguy cơ cao gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một số biến chứng bạn có thể gặp trong giai đoạn cuối là:
- Suy thận do lượng máu đến thận giảm khiến thận mất dần khả năng lọc máu và chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
- Cục máu đông gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Rối loạn nhịp tim, hẹp hở van tim do thay đổi cấu trúc cơ tim.
- Phù phổi cấp, suy gan do ứ dịch trong cơ thể.
Những biến chứng suy tim giai đoạn cuối nếu không được điều trị sẽ gây giảm tuổi thọ, thậm chí khiến người bệnh tử vong. Vì vậy trong giai đoạn này, ưu tiên hàng đầu luôn là hạn chế biến chứng cho người bệnh.
Người bệnh suy tim có thể sống được bao lâu?
Rất khó để đưa ra một con số chính xác về tuổi thọ trung bình của người bệnh suy tim. Tuổi thọ sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh, nguyên nhân gây suy tim, các bệnh lý kèm theo và sự tuân thủ điều trị của mỗi người. Thường mức độ bệnh càng nhẹ, càng ít bệnh mắc kèm, càng tuân thủ điều trị tốt, người bệnh càng có tuổi thọ cao hơn.
Điều trị tốt, người bệnh suy tim nặng vẫn có thể sống lâu
Những cách điều trị suy tim hiệu quả
Suy tim không phải là cửa tử. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng, kéo dài tuổi thọ và hạn chế tối đa các biến chứng. Dưới đây là những cách điều trị suy tim hiệu quả đang được áp dụng hiện nay.
Điều trị suy tim bằng chế độ ăn, tập luyện
Về chế độ ăn, người bệnh suy tim nên áp dụng các lời khuyên sau:
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Trừ trường hợp trong đơn thuốc có thuốc chống đông nhóm vitamin K, bạn sẽ cần hạn chế các loại rau màu xanh đậm như đậu Hà Lan, mùi tây, rau diếp, bông cải xanh, cải bó xôi… Bởi chúng có thể làm giảm tác dụng chống đông của thuốc.
- Ăn giảm muối, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối như đồ đóng hộp, dưa muối, giò, chả...
- Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo như thức ăn nhanh, đồ chiên rán...
- Không uống rượu bia.
- Uống nước theo nhu cầu của cơ thể: Không có một quy định chính xác người bệnh suy tim phải uống bao nhiêu nước mỗi ngày. Tốt nhất, bạn nên uống khi cơ thể cảm thấy khát. Trừ trường hợp đang bị phù, bạn cần hỏi bác sĩ về lượng nước mình có thể uống để tránh triệu chứng này nặng thêm.
Về tập luyện, bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga, thái cực quyền. Thời gian tập được khuyến cáo là 20 – 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Khi mới bắt đầu tập luyện, bạn nên thực hiện ở cường độ thấp sau đó tăng dần để cơ thể thích nghi. Nếu thấy mệt mỏi, khó thở, nhịp tim tăng nhanh, đau ngực, hãy ngừng tập, nghỉ ngơi, đồng thời giảm bớt cường độ trong lần tập sau.
Ngoài ra, bạn cần bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, ngủ không đủ giấc. Nếu thừa cân, bạn nên trao đổi với bác sĩ để lên kế hoạch giảm cân phù hợp.
Người bệnh suy tim nên ăn salad rau hoặc rau luộc thay vì rau xào
Điều trị suy tim bằng thuốc và can thiệp, phẫu thuật
- Thuốc điều trị: thường gặp nhất là thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc chẹn beta, lợi tiểu, ức chế thụ thể angiotensin II, đối kháng Aldosterone, Digoxin. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm các thuốc khác như nhóm nitrat (giúp giảm đau ngực), statin (giảm cholesterol máu), thuốc chống đông.
- Can thiệp, phẫu thuật: Ví dụ như sửa chữa/ thay van tim, cấy máy khử rung tim ICD, máy tạo nhịp tim, bắc cầu mạch vành để điều trị nguyên nhân gây suy tim. Phẫu thuật ghép tim chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Bác sĩ là người quyết định bạn sẽ được điều trị bằng phương pháp nào. Thế nhưng việc điều trị hiệu quả đến đâu lại phụ thuộc rất lớn vào chính bản thân bạn. Bạn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn và tạo thói quen ghi lại nhật ký sức khỏe. Sau đó, hãy cung cấp cho bác sĩ các thông tin này trong lần khám định kỳ.
Ích Tâm Khang - giải pháp hỗ trợ tăng cường chức năng tim từ thảo dược
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược cùng với thuốc điều trị đã được chứng minh có thể giúp tăng hiệu quả điều trị suy tim. Trong số các sản phẩm này chắc chắn phải kể đến TPCN Ích Tâm Khang - Tại Việt Nam đây là sản phẩm duy nhất hiện nay đã được chứng minh hiệu quả bằng kiểm chứng lâm sàng.
Kết quả nghiên cứu công bố trên Tạp chí Quốc tế cho thấy, sử dụng TPCN Ích Tâm Khang sẽ giúp giảm hiệu quả các triệu chứng khó thở, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch ở người bệnh tim mạch, suy tim.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn bị suy tim, hãy luôn nhớ rằng bạn không đơn độc. Cùng với những đột phá trong điều trị suy tim và sự đồng hành của những giải pháp hỗ trợ như TPCN Ích Tâm Khang, bạn hoàn toàn có thể sống, cống hiến và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.
BTV Bích Ngọc
Tài Liệu Tham Khảo
[1]. Định nghĩa và Phân loại suy tim - Hội Tim mạch học Việt Nam.
[2]. ACC/AHA/HFSA Focused Update of the 2013 ACCF/AHA Guideline for the Management of Heart Failure: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines and the Heart Failure Society of America.
[3]. Heart Failure: Diagnosis, Management and Utilization
[4]. Heart failure. American College of Cardiology
[5]. Patients' Self-Assessed Functional Status in Heart Failure by New York
Heart Association Class: A Prognostic Predictor of Hospitalizations, Quality of Life and Death.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình