Sử dụng thuốc đái tháo đường đúng cách
Việc hiểu và dùng thuốc đúng cách giúp tăng tác dụng trị bệnh của chúng. Dưới đây là những loại thuốc được dùng để điều trị cho người bị bệnh tiểu đường.
1. Sulfonylurê: Glicazid (Diamic-ron), Glibenclamid (Daonil, Euglucan). Nên uống vào trước bữa ăn, nếu dung nạp đường tiêu hoá tốt. Hạ đường huyết nặng và kéo dài có thể xuất hiện trong trường hợp ăn chế độ giảm calo nhiều, ăn không đúng bữa, hoạt động thể lực nặng và kéo dài, uống rượu.
2. Các chất ức chế alphagluco-sidase: Acarbose (Glucobay) tác dụng ở ruột làm giảm sự phân giải đường đa thành đường đơn, là loại hấp thu được nên phải uống vào đầu bữa ăn.
3. Insulin: Được tiêm 1 lần vào buổi chiều hay tối, trước khi đi ngủ. Thường bắt đầu bằng liều thấp, khoảng 10 đơn vị và sẽ tăng liều dần dựa vào đường huyết đói buổi sáng.
Nếu chế độ uống thuốc và tiêm insulin như trên không kiểm soát được đường huyết hay vì lý do nào đó mà không uống thuốc được như: suy gan, suy thận, nhiễm trùng, thai… bệnh nhân cần tiêm insulin để kiểm soát đường huyết 2 lần sáng chiều, có thể thêm 1 lần vào buổi trưa. Số lần tiêm tuỳ thuộc vào loại insulin nào được chỉ định.
4. Nhóm Acarbose: Tên thương mại: Glucobay, Glucarbose 50 mg, có tác dụng hạ đường huyết sau ăn nhờ làm chậm hấp thu carbohydrate từ đường ruột vào máu.
Cách sử dụng thuốc: Uống 50 mg x 3 lần/ngày vào đầu của mỗi bữa ăn. Để giảm thiểu tác dụng phụ trên đường tiêu hoá, nên bắt đầu bằng liều thấp và tăng liều dần.
5. Nhóm thiazolidinediones: Tên thương mại Pioglithazol: Pioz; Actos; Rosiglithazol ( Avandia), là thuốc thuộc nhóm này nhưng đã không còn được khuyến cáo sử dụng do làm tăng tỷ lệ tử vong trên bệnh nhân có vấn đề tim mạch. Thuốc hạ đường huyết nhờ tác động lên tế bào gan và tế bào mô mỡ làm cho các tế bào tăng nhạy cảm insulin và giúp hạ đường huyết.
Cách sử dụng: Thuốc uống không liên quan đến bữa ăn, có thể uống trước hay sau khi ăn; cần theo dõi chức năng gan thường xuyên khi sử dụng thuốc này; báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu của bệnh gan, trong đó bao gồm buồn nôn, nôn, đau dạ dày, thiếu cảm giác ngon miệng, mệt mỏi, vàng da hoặc nước tiểu sẫm màu.
6. Nhóm Metformin: Tên thương mại Panfor; Glucophage.
Metformin giảm đường huyết nhờ cơ chế làm tăng nhạy cảm của mô đối với insulin, giảm sản xuất đường từ gan; làm giảm Triglyceride và acid béo
Cách uống thuốc: Thuốc được uống ngay sau khi ăn nhằm tránh tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hoá. Nếu quên uống thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra, nhưng nếu gần tới cữ uống thuốc tiếp theo thì uống thuốc cữ tiếp theo bình thường, không được uống cả liều thuốc đã quên và liều thuốc của cữ tiếp theo cùng lúc.
Báo cho bác sĩ khi có các triệu chứng nhiễm acid lactic khi uống metformin: yếu mệt, buồn ngủ, nhịp tim chậm, cảm thấy lạnh, đau cơ, chuột rút, cảm giác nhẹ đầu, đau dạ dày, đau đầu.
7. Nhóm Sulfonylureas: Diamic-ron MR 30 mg; Reclide MR 30 mg; Glitab 80 mg; Amaryl; Amapiride 4 mg… Nhóm thuốc này hạ đường huyết nhờ kích thích tuyến tuỵ sản xuất nhiều insulin.
Cách sử dụng thuốc: Thuốc được uống trước khi ăn từ 15-30 phút. Trong đó, Diamicron MR chỉ uống 1 lần duy nhất vào buổi sáng, vì vậy dù uống 1 viên hay 2-3 viên cũng phải uống 1 lần trước ăn sáng, không chia thành nhiều lần trong ngày.
2. Các chất ức chế alphagluco-sidase: Acarbose (Glucobay) tác dụng ở ruột làm giảm sự phân giải đường đa thành đường đơn, là loại hấp thu được nên phải uống vào đầu bữa ăn.
3. Insulin: Được tiêm 1 lần vào buổi chiều hay tối, trước khi đi ngủ. Thường bắt đầu bằng liều thấp, khoảng 10 đơn vị và sẽ tăng liều dần dựa vào đường huyết đói buổi sáng.
Nếu chế độ uống thuốc và tiêm insulin như trên không kiểm soát được đường huyết hay vì lý do nào đó mà không uống thuốc được như: suy gan, suy thận, nhiễm trùng, thai… bệnh nhân cần tiêm insulin để kiểm soát đường huyết 2 lần sáng chiều, có thể thêm 1 lần vào buổi trưa. Số lần tiêm tuỳ thuộc vào loại insulin nào được chỉ định.
4. Nhóm Acarbose: Tên thương mại: Glucobay, Glucarbose 50 mg, có tác dụng hạ đường huyết sau ăn nhờ làm chậm hấp thu carbohydrate từ đường ruột vào máu.
Cách sử dụng thuốc: Uống 50 mg x 3 lần/ngày vào đầu của mỗi bữa ăn. Để giảm thiểu tác dụng phụ trên đường tiêu hoá, nên bắt đầu bằng liều thấp và tăng liều dần.
5. Nhóm thiazolidinediones: Tên thương mại Pioglithazol: Pioz; Actos; Rosiglithazol ( Avandia), là thuốc thuộc nhóm này nhưng đã không còn được khuyến cáo sử dụng do làm tăng tỷ lệ tử vong trên bệnh nhân có vấn đề tim mạch. Thuốc hạ đường huyết nhờ tác động lên tế bào gan và tế bào mô mỡ làm cho các tế bào tăng nhạy cảm insulin và giúp hạ đường huyết.
Cách sử dụng: Thuốc uống không liên quan đến bữa ăn, có thể uống trước hay sau khi ăn; cần theo dõi chức năng gan thường xuyên khi sử dụng thuốc này; báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu của bệnh gan, trong đó bao gồm buồn nôn, nôn, đau dạ dày, thiếu cảm giác ngon miệng, mệt mỏi, vàng da hoặc nước tiểu sẫm màu.
6. Nhóm Metformin: Tên thương mại Panfor; Glucophage.
Metformin giảm đường huyết nhờ cơ chế làm tăng nhạy cảm của mô đối với insulin, giảm sản xuất đường từ gan; làm giảm Triglyceride và acid béo
Cách uống thuốc: Thuốc được uống ngay sau khi ăn nhằm tránh tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hoá. Nếu quên uống thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra, nhưng nếu gần tới cữ uống thuốc tiếp theo thì uống thuốc cữ tiếp theo bình thường, không được uống cả liều thuốc đã quên và liều thuốc của cữ tiếp theo cùng lúc.
Báo cho bác sĩ khi có các triệu chứng nhiễm acid lactic khi uống metformin: yếu mệt, buồn ngủ, nhịp tim chậm, cảm thấy lạnh, đau cơ, chuột rút, cảm giác nhẹ đầu, đau dạ dày, đau đầu.
7. Nhóm Sulfonylureas: Diamic-ron MR 30 mg; Reclide MR 30 mg; Glitab 80 mg; Amaryl; Amapiride 4 mg… Nhóm thuốc này hạ đường huyết nhờ kích thích tuyến tuỵ sản xuất nhiều insulin.
Cách sử dụng thuốc: Thuốc được uống trước khi ăn từ 15-30 phút. Trong đó, Diamicron MR chỉ uống 1 lần duy nhất vào buổi sáng, vì vậy dù uống 1 viên hay 2-3 viên cũng phải uống 1 lần trước ăn sáng, không chia thành nhiều lần trong ngày.
AloBacsi.vn
Theo DS Trần Viễn Phùng - Cà Mau Online
Theo DS Trần Viễn Phùng - Cà Mau Online
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình