Hotline 24/7
08983-08983

Soi cổ tử cung là gì? Thực hiện như thế nào?

Soi cổ tử cung giúp phát hiện sớm các bệnh lý bất thường ở tử cung phụ nữ, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra phương hướng điều trị thích hợp đối với bệnh nhân.

I. Soi cổ tử cung là gì?

Soi cổ tử cung là một phương pháp giúp kiểm tra cổ tử cung, âm đạo và âm hộ bằng việc sử dụng một thiết bị phóng đại đặc biệt, có đèn chiếu sáng gọi là máy soi cổ tử cung, để đưa vào khu vực cơ quan sinh dục nữ. Từ đó, cho phép bác sĩ nhìn thấy khi vực bên trong và ngoài cổ tử cung của bạn rõ ràng hơn.

Phương pháp này được thực hiện khi kết quả xét nghiệm Pap smear (xét nghiệm sàng lọc được sử dụng để xác định các tế bào cổ tử cung bất thường) có dấu hiệu bất thường.

Trong khi soi cổ tử cung, nếu bác sĩ phát hiện bất kỳ khu vực bất thường nào, bác sĩ sẽ có thể thực hiện sinh thiết để lấy mẫu mô từ bên trong lỗ mở của cổ tử cung của bạn để gửi đến phòng thí nghiệm kiểm tra.

Bạn có thể cảm thấy lo lắng nếu bác sĩ yêu cầu soi cổ tử cung, nhưng nếu hiểu rõ về nó và biết những gì sẽ xảy ra có thể giúp bạn giảm bớt lo lắng. Vì nhìn chung phương pháp này rất nhanh chóng và ít gây khó chịu.

Soi cổ tử cungSoi cổ tử cung giúp quan sát tổn thương rõ nét hơn

II. Tại sao phải soi cổ tử cung?

Bác sĩ có thể đề nghị bạn tiến hành soi cổ tử cung nếu bạn có một số dấu hiệu sau:

  • Kết quả phết tế bào cổ tử cung bất thường
  • Bị chảy máu sau khi giao hợp
  • Có sự phát triển bất thường trên cổ tử cung, âm hộ hoặc âm đạo
  • Soi cổ tử cung có thể được sử dụng để chẩn đoán:
  • Tế bào cổ tử cung bất thường
  • Tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung, âm đạo hay âm hộ
  • Mụn cóc sinh dục
  • Viêm cổ tử cung

III. Cần chuẩn bị gì trước khi soi cổ tử cung?

Thường bạn sẽ không cần chuẩn bị gì trước khi soi cổ tử cung, tuy nhiên có một số điều bạn cần lưu ý như sau:

  • Yêu cầu bác sĩ giải thích chi tiết về phương pháp
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn nghi ngờ mình đang mang thai
  • Lên lịch kiểm tra vào thời điểm bạn không có kinh nguyệt nhiều
  • Không thụt rửa, sử dụng băng vệ sinh hoặc quan hệ tình dục trong vòng 24 đến 48 giờ trước khi khám.
  • Trường hợp bạn cần sinh thiết trong quá trình soi cổ tử cung thì bạn có thể đề nghị bác sĩ cho sử dụng thuốc giảm đau để giảm bớt khó chịu trong quá trình thực hiện.
  • Để thoải mái, hãy làm rỗng bàng quang và ruột của bạn trước khi tiến hành.

IV. Soi cổ tử cung được thực hiện như thế nào? Có đau không?

Soi cổ tử cung thường được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ hoặc bệnh viện, thời gian làm khoảng từ ​​10 - 20 phút và không cần gây mê.

Bạn sẽ được yêu cầu nằm ngửa trên bàn, chân dạng kiềng, giống như khi khám phụ khoa hoặc xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ đặt máy soi cổ tử cung cách âm hộ vài cm và đặt mỏ vịt vào âm đạo. Mỏ vịt giữ thành âm đạo của bạn mở ra để bác sĩ có thể nhìn thấy cổ tử cung của bạn.

Máy soi cổ tử cung không chạm vào bạn, bác sĩ có thể chụp ảnh và sinh thiết lấy mẫu mô bất kỳ khu vực nào nghi ngờ.

có kinh nguyệt không soi cổ tử cungKhông thực hiện soi cổ tử cung trong kỳ kinh nguyệt

V. Soi cổ tử cung có đau không?

Soi cổ tử cung nói chung không đau, nhưng sinh thiết cổ tử cung trong quá trình soi cổ tử cung có thể gây chuột rút, khó chịu, chảy máu và đau ở một số phụ nữ.

Bác sĩ có thể đề nghị bạn uống thuốc giảm đau 30 phút trước khi làm thủ thuật. Ngoài ra, bác sĩ có thể gây tê cổ tử cung trước khi sinh thiết. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ về vấn đề này trước khi thực hiện.

VI. Những rủi ro khi soi cổ tử cung

Các rủi ro sau khi soi cổ tử cung và sinh thiết là hiếm gặp, nhưng vẫn có một số biến chứng bao gồm:

  • Chảy máu rất nhiều hoặc kéo dài hơn 2 tuần
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Nhiễm trùng
  • Tiết dịch nặng, có màu vàng hoặc có mùi hôi từ âm đạo
  • Đau vùng xương chậu
  • Đau âm đạo
  • Chuột rút nhẹ trong 1 đến 2 ngày

Nếu không lấy sinh thiết, bạn có thể tiếp tục hoạt động bình thường ngay lập tức.

Nếu bạn đã làm sinh thiết, tránh sử dụng băng vệ sinh, thụt rửa, kem bôi âm đạo và giao hợp âm đạo trong một tuần.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

VII. Kết quả soi cổ tử cung có ý nghĩa gì?

Kết quả soi cổ tử cung sẽ giúp xác định xem bạn có cần xét nghiệm hoặc điều trị bổ sung hay không.

Nếu kết quả không có bất thường, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm bổ sung để xem lý do tại sao xét nghiệm Pap smear của bạn lại bất thường. Hoặc có thể hẹn bạn tái khám lần sau để kiểm tra lại.

Ngược lại, kết quả sinh thiết có thể giúp chẩn đoán các tế bào cổ tử cung bất thường, tiền ung thư, ung thư và các tình trạng có thể điều trị khác. Bác sĩ sẽ đưa ra khuyến nghị dựa trên kết quả soi cổ tử cung và sinh thiết.

Bất kể kết quả như thế nào, điều quan trọng là bạn phải tiếp tục khám phụ khoa định kỳ và xét nghiệm tế bào cổ tử cung, theo khuyến cáo của bác sĩ.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X