Sản phụ ăn trứng ngỗng con sẽ thông minh hơn?
Trứng ngỗng đắt gấp 10 lần trứng gà, nhưng vì tương lai của con nhiều thai phụ khẳng định "đắt mấy cũng ăn".
Trứng là loại thực phẩm dễ được lựa chọn đưa vào thực đơn, vì các lý do như ít đạm hơn thịt và cá, dễ ăn đối với người già và trẻ em. Tuy nhiên, chọn trứng nào tốt cho sức khoẻ và ăn như thế nào lại là cả một vấn đề.
Chị Nguyễn Thị Hương (Thanh Oai, Hà Nội) bắt đầu mang thai, bạn bè đã khuyên nên ăn trứng ngỗng để sau này con thông minh, khoẻ mạnh. Và cứ như vậy, một tuần 2 lần chị ăn trứng ngỗng. Chị Hương chia sẻ, trứng ngỗng cũng chỉ nhiều lòng đỏ hơn trứng vịt, gà một chút nhưng tính giá tiền thì đắt gấp hơn 10 lần. Tuy nhiên, vì tương lai của con thì đắt thế đắt nữa vẫn không tiếc...
Trứng gà còn là vị thuốc
Trong Đông y, lòng đỏ trứng gà là "kê tử hoàng", một vị thuốc có công dụng dưỡng âm, tốt cho tỳ vị, trị mất ngủ do âm hư... Ngày xưa khi đi thăm người mang thai, sinh nở, bao giờ người ta cũng đem theo chục trứng gà làm quà. Nhưng ngày nay, nhiều người có niềm tin ăn trứng ngỗng để con thông minh.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học & Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định phụ nữ mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác.
Mặt khác, về giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng giàu protein hơn trứng gà một chút (13,5% so với 12,5%), nhưng lượng lipit lại cao hơn (13,2% so với 11,6%). Về các vitamin, trứng ngỗng đều có ít hơn trứng gà rất nhiều. Đặc biệt, vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai nhưng hàm lượng ở trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.
Trứng chim cút dành cho trẻ con, không nên dành cho người lớn
Đối với trứng chim cút, nó có chứa hàm lượng vitamin B2 cao gấp 2 lần so với trứng gà. Hàm lượng mỡ phốt pho rất cao trong trứng chim cút có thể kích thích cho quá trình phát triển đại não của trẻ nhỏ, đối với trẻ nhỏ nên chọn trứng chim cút tương ứng 3 - 4 quả một lần ăn. Tuy nhiên, vì hàm lượng cholesterol cao nên nó không thích hợp với người già và mắc các bệnh mạn tính, tiểu đường và tim mạch.
Nếu so sánh giữa trứng vịt và trứng gà thì lượng protein trong trứng vịt cao hơn trứng gà 2,4g, lượng lipit cao hơn 1g, canxi cao hơn 16g, chất sắt cao hơn 0,5mg. Lựa chọn trứng cho khẩu phần ăn của mình sẽ phụ thuộc vào thể trạng cơ thể mỗi người và nhu cầu dinh dưỡng.
Mọi người thường quan tâm đến việc chọn trứng nào bổ dưỡng tuy nhiên lại không chú ý nhiều tới ăn như thế nào. PGS.TS Nguyễn Đức Như, nguyên phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng TPHCM chia sẻ, trong trứng có chứa một lượng cholesterol lớn, vì vậy, những người có cholesterol máu cao, nên dù trứng bổ dưỡng, nhưng vẫn cần hạn chế trứng trong thực đơn hằng ngày.
Ăn trứng luộc tốt hơn cả
Có nhiều phương pháp chế biến trứng như luộc, rán, hấp, muối... Tuy nhiên, trứng luộc khả năng hấp thụ tối đa cho cơ thể. Không nên ăn trứng sống và trứng trần, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể kém, chưa kể tới đun chưa chín ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Khi đun trứng chỉ cần đun nhiệt độ trung bình và để trứng chín tới. Nếu không, sẽ dẫn tới phản ứng sinh hóa giữa sắt và lưu huỳnh trong trứng, tạo nên các chất cặn, làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể hoặc dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Chị Nguyễn Thị Hương (Thanh Oai, Hà Nội) bắt đầu mang thai, bạn bè đã khuyên nên ăn trứng ngỗng để sau này con thông minh, khoẻ mạnh. Và cứ như vậy, một tuần 2 lần chị ăn trứng ngỗng. Chị Hương chia sẻ, trứng ngỗng cũng chỉ nhiều lòng đỏ hơn trứng vịt, gà một chút nhưng tính giá tiền thì đắt gấp hơn 10 lần. Tuy nhiên, vì tương lai của con thì đắt thế đắt nữa vẫn không tiếc...
Trứng gà còn là vị thuốc
Trong Đông y, lòng đỏ trứng gà là "kê tử hoàng", một vị thuốc có công dụng dưỡng âm, tốt cho tỳ vị, trị mất ngủ do âm hư... Ngày xưa khi đi thăm người mang thai, sinh nở, bao giờ người ta cũng đem theo chục trứng gà làm quà. Nhưng ngày nay, nhiều người có niềm tin ăn trứng ngỗng để con thông minh.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học & Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định phụ nữ mang thai nếu ăn trứng ngỗng thì con thông minh hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác.
Nên chọn loại trứng phù hợp với khẩu vị của mỗi người
Mặt khác, về giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng giàu protein hơn trứng gà một chút (13,5% so với 12,5%), nhưng lượng lipit lại cao hơn (13,2% so với 11,6%). Về các vitamin, trứng ngỗng đều có ít hơn trứng gà rất nhiều. Đặc biệt, vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai nhưng hàm lượng ở trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.
Trứng chim cút dành cho trẻ con, không nên dành cho người lớn
Đối với trứng chim cút, nó có chứa hàm lượng vitamin B2 cao gấp 2 lần so với trứng gà. Hàm lượng mỡ phốt pho rất cao trong trứng chim cút có thể kích thích cho quá trình phát triển đại não của trẻ nhỏ, đối với trẻ nhỏ nên chọn trứng chim cút tương ứng 3 - 4 quả một lần ăn. Tuy nhiên, vì hàm lượng cholesterol cao nên nó không thích hợp với người già và mắc các bệnh mạn tính, tiểu đường và tim mạch.
Nếu so sánh giữa trứng vịt và trứng gà thì lượng protein trong trứng vịt cao hơn trứng gà 2,4g, lượng lipit cao hơn 1g, canxi cao hơn 16g, chất sắt cao hơn 0,5mg. Lựa chọn trứng cho khẩu phần ăn của mình sẽ phụ thuộc vào thể trạng cơ thể mỗi người và nhu cầu dinh dưỡng.
Mọi người thường quan tâm đến việc chọn trứng nào bổ dưỡng tuy nhiên lại không chú ý nhiều tới ăn như thế nào. PGS.TS Nguyễn Đức Như, nguyên phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng TPHCM chia sẻ, trong trứng có chứa một lượng cholesterol lớn, vì vậy, những người có cholesterol máu cao, nên dù trứng bổ dưỡng, nhưng vẫn cần hạn chế trứng trong thực đơn hằng ngày.
Ăn trứng luộc tốt hơn cả
Có nhiều phương pháp chế biến trứng như luộc, rán, hấp, muối... Tuy nhiên, trứng luộc khả năng hấp thụ tối đa cho cơ thể. Không nên ăn trứng sống và trứng trần, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể kém, chưa kể tới đun chưa chín ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Khi đun trứng chỉ cần đun nhiệt độ trung bình và để trứng chín tới. Nếu không, sẽ dẫn tới phản ứng sinh hóa giữa sắt và lưu huỳnh trong trứng, tạo nên các chất cặn, làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể hoặc dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Theo Bee.net
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình